Đề bài: Người ấy sống mãi trong lòng tôi: viết về người mẹ kính yêu. Ba mẹ tôi có tất cả ba người con và tôi là con gái đầu lòng. Tôi không giống ba, cũng không giống cả mẹ nhưng tôi được thừa hưởng tính cách cố chấp từ ba và nhẫn nại từ mẹ. Tôi được sinh ra trong hoàn cảnh khá chật vật. Gia đình bên ngoại thì nghèo khó nhưng là một gia đình có tiếng về gia giáo. Bên nội tuy khá giả nhưng có quan niệm cho con tự lập sớm.Thuở mới lấy nhau, ba mẹ tôi chưa có của ăn của để như bây giờ. Cuộc sống khá vất vả. Bố tôi cả ngày đi làm, về tới nhà là đã mệt nhoài. Mẹ tôi cũng chẳng hơn. Vừa đi làm vừa phải làm dâu, cuộc sống khó khăn trăm bề. Bên nội tôi gốc Hoa nên có những quy định khắt khe mà những ai làm dâu người Hoa mới hiểu hết. Lúc ấy,cả một đại gia đình con, dâu đều ở chung một nhà. Lúc ấy tôi còn nhỏ nhưng cũng phần nào hiểu được những nhọc nhằn khổ cực mà mẹ tôi đã trải qua. Hàng ngày, mẹ tôi đến hãng từ năm giờ sáng và làm suốt đến bốn giờ chiều. Về đến nhà lại tiếp tục quần quật với công việc gia đình. Mặc dù ông bà tôi có nhiều nàng dâu, mỗi người luân phiên làm việc nhà nhưng cũng không tránh khỏi những đụng chạm hằng ngày. Gia đình tôi có thói quen ăn cơm chiều vào lúc năm giờ, cũng là lúc mọi người vừa đi làm về. Mẹ tôi có bệnh đau dạ dày nên hồi chưa lập gia đình, mẹ ở nhà thường dùng cơm sớm lúc bốn giờ chiều. Nhưng khi về nhà chồng, theo hủ tục của người Hoa con dâu không được ăn chung với mọi người. Mẹ tôi phải đứng bên cạnh ông bà để chờ bới cơm, rót nước, lấy tăm… Đến khi mẹ tôi cầm được chén cơm thì thân thể đã mệt mỏi rã rời. Nhiều lúc mẹ cầm chén cơm mà lặng lẽ khóc thầm. Đã vậy còn phải gánh chịu những lời nặng nhẹ của các cô em chồng. Thế mà mẹ tôi vẫn không than vãn một lời với bố tôi. Vì mẹ biết rằng bố tôi cũng đã vất vả nhiều. Đến khi mang thai tôi thì mẹ tôi lại càng cực nhọc hơn. Mặc dù thai nghén nhưng mẹ vẫn phải tuân thủ theo quy định giờ giấc bên chồng, vẫn phải làm việc nhà không ngơi nghỉ. Cho nên mẹ tôi ngày càng trở nên gầy gò, xanh xao. Có những lúc mẹ bị cơn đau dạ dày hành hạ ,chịu không nổi, mẹ phải lén qua nhà ngoại ăn nhờ. Nhiều khi tủi thân mà mẹ chẳng biết than khóc với ai!“ Xuất giá tòng phu" mà, biết làm sao được. Tôi cất tiếng khóc chào đời với tất cả niềm hi vọng của mẹ. Mẹ sẵng sàng chịu nhục vì những lời xúc xiểm, nặng nhẹ của bên chồng chỉ vì ba tôi và tôi. Mẹ tôi là thế đấy. Chỉ gánh vác một mình, chẳng bao giờ hé một lời than với ai. Rồi tôi được mấy tháng tuổi, người tôi rất yếu. Năm ấy, tôi suýt chết vì một trận bệnh. Ông bà nội tôi kiên quyết không cho đem vào bệnh viện. Tôi được đưa đến bác sĩ tư nhưng vẫn không hết. Nhìn tôi nằm thiêm thiếp mà mẹ tôi ứa nước mắt. Sau cùng, vì quá thương ***** tôi bất chấp tất tả đưa tôi vào bệnh viện. Tôi nằm trong phòng hồi sức năm ngày là năm ngày mẹ tôi sống trong thấp thỏm, lo âu. Rồi tôi hồi phục, mẹ tôi càng trở nên xanh xao hơn... Tôi lớn lên trong nhọc nhằn tủi nhục của mẹ, nỗi vất vả của ba. Và rồi sự chịu khó của ba tôi cũng được đền đáp. Ba tôi đã thành công trong ngành giấy. Ông bắt đầu dọn ra riêng. Tưởng rằng mẹ tôi sẽ có những ngày thư thả. Nhưng, ba tôi càng thành công bao nhiêu, mẹ tôi lại càng vất vả bấy nhiêu. Việc nội trợ vừa lo xong thì chuyển sang phụ giải quyết việc của công ty… Trong khi mẹ vất vả như thế, các chú tôi lại bắt đầu sanh tật, ham chơi cờ bạc,rượu chè, rồi thiếu nợ, phải vay mượn, cầm cố đồ đạc. Ba tôi phải gánh vác, trả thay cho em. Thấy vậy, nhiều lần mẹ tôi cất tiếng khuyên can, chẳng những không nghe, họ còn lớn tiếng nhục mạ và tỏ thái độ coi thường mẹ. Nhiều lần tôi hỏi mẹ tôi : “ Mẹ có ghét bên nội con không ?”. Mẹ tôi ngậm ngùi :” Tủi lắm con à. Nhưng nào có ai hiểu cho mình”... Năm tôi tám tuổi, em thứ hai tôi chào đời, sự nghiệp của ba tôi càng phát triển, mẹ tôi có phần nhẹ nhàng hơn. Đứa em tôi được xem như châu báu. Tôi bắt đầu có những ý nghĩ ganh ghét em mình. Tôi trở nên lười học, ham chơi nên từ hạng nhất tôi rớt xuống hạng tư. Rồi lần đầu tiên trong đời tôi dám đánh bạn mình. Cứ nghĩ mẹ tôi sẽ trừng phạt vì những gì tôi gây ra. Nhưng không, mẹ tôi chỉ lặng lẽ nhìn tôi, rồi mẹ kể cho tôi nghe về cuộc đời mẹ : “ ... Mẹ gian khổ nhiều chỉ muốn con cái hạnh phúc. Không mong gì con trả ơn chỉ mong con có thể tự làm chính bản thân con hạnh phúc là mẹ cũng hạnh phúc rồi”. Thật ra, lúc ấy tôi chẳng hiểu hết những điều mẹ nói, nhưng nhìn những giọt nước mắt của mẹ, tôi đã tự nhủ thầm không để mẹ phải buồn khổ vì mình. Và tôi đã thay đổi nhiều từ dạo đó. Đức em út tôi ra đời trong niềm vui của cả gia đình, một bé trai thật bụ bẫm. Với vai trò chị cả, tôi phải gánh vác trách nhiệm làm gương. Nhiều lúc tôi cảm thấy buồn vì ba mẹ tôi dần xa tôi để lo công việc kinh doanh và chăm sóc hai đứa em nhiều hơn. Những xung đột giữa ba và mẹ xảy ra thường xuyên hơn...Tôi trở nên lặng lẽ và xa cách mẹ. Khỏang cách ấy ngày càng xa hơn, rộng hơn. Tôi không còn muốn tâm sự với mẹ, đi học về là tôi rút vào phòng nghe nhạc, học bài. Cho đến một ngày... một ngày tôi chợt nhận ra tóc mẹ tôi đã có quá nhiều sợi bạc. Mẹ tôi già đi nhiều quá! Trời ơi, tôi mới thảng thốt chợt nhớ rằng chỉ còn ba tháng nữa là mình không còn ở bên mẹ nữa, không còn được mẹ tận tay chăm sóc như ngày nào, không được ăn những món ăn quen thuộc do mẹ nấu. Tôi phải bắt đầu cuộc sống tự lập nơi đất nước Anh xa xôi, cô độc không một người thân. Lúc này tôi mới nhận ra rằng mẹ tôi đã hy sinh cho tôi quá nhiều, và tôi cảm thấy mình có lỗi với mẹ . Tôi tự trách mình tại sao từ trước đến giờ tôi không nói một lời xin lỗi mẹ, dù chỉ một lần? Mẹ tôi có nói : “ Nếu con đi mẹ sẽ không khóc" nhưng tôi biết rằng khi tôi đi rồi thì những dòng nước mắt của mẹ lại tuôn rơi như ngày nào còn làm dâu ở nhà nội … Mẹ tôi là thế đấy. Nếu có ai hỏi về mẹ, tôi sẽ hãnh diện trả lời rằng : Mẹ … …là người bạn đầu tiên của tôi …là người cho tôi tình yêu trọn vẹn và tinh khiết mà tôi sẽ không bao giờ nhận được từ ai khác …là người thầy đầu tiên của con …là người nhất quyết bảo rằng con đẹp biết bao dẫu rằng con chẳng bằng ai …là người dẫn dắt tôi nhìn ra thế giới. …là người luôn yêu thương tôi và yêu vô điều kiện …là mẫu người tuyệt vời nhất trong cuộc đời tôi …là người sẵn sàng hy sinh và thứ tha tất cả …là người không bao giờ đói khi tôi chưa no …là người không bao giờ ấm khi tôi đang lạnh …là người không ai có thế thay thế được …là người … Và bây giờ tôi chỉ muốn nói với mẹ tôi rằng : “Nhớ năm nào con cũng tặng mẹ một món quà nhân ngày 8-3 nhưng năm nay con không có gì tặng mẹ cả vì con biết rằng những món quà mà con đem tặng ấy không phải do chính con tạo ra, con biết rằng chính con mới là món quà quý nhất của mẹ. Đề bài: Người ấy sống mãi trong lòng tôi: viết về ngoại. Hẳn trong tất cả chúng ta, ai ai cũng giữ cho mình những hình ảnh những kỉ niệm đẹp của 1 người nào đó trong sâu thẳm trái tim. Và tôi cũng vậy, dành tất cả trái tim mình, tôi khắc sâu hình ảnh đáng kính người mà tôi yêu thương nhất trong đại gia đình thân yêu của tôi- ông ngoại. Ngoại tôi giờ đã đi thật xa, những sâu thẳm trong trái tim tôi, hình ảnh ông không bao giờ phai nhạt. 1 người đàn ông đẹp lão với vóc dáng thanh mảnh và đôi mắt sâu, cái cửa sổ tâm hồn đượm buồn nhưng tràn đầy sức sống. Đằng sau đôi mắt đó là bao nỗi nhọc nhằn, lo toan mà những vết nhăn chứng minh đã hằn sâu bên khóe mắt. Nhìn vào gương mặt với làn da ngăm ngăm của ông, có lẽ điều nổi bật nhất chính là đôi môi rộng và hàm răng trắng đều tuy tuổi đã cao. Bằng chính đôi môi này ông đã dành cho lũ cháu trẻ chúng tôi những nụ hôn ấm áp, và cũng chính bởi bàn tay chai sận, khô ráp này đã từng nhiều đêm vỗ về cho tôi ngủ, nhiều đêm nhọc nhằn chăm sóc tôi khi ốm mà không có ba mẹ bên cạnh. Ngoại tôi vóc dáng không cao lớn, vạm vỡ như những người đàn ông khác bởi bao lo toan, vất vả không còn làm ông tôi còn cường tráng như thời còn trai trẻ. Cho dù đã già nhưng ngoại tôi không có thậm chí đến một sợi tóc bạc nào ,mái tóc cứ đen như thế mãi. Ngoại giản dị lắm, 1 bữa cơm đạm bạc với vài ba món, cũng chỉ diện bộ quần áo kaki màu xám đã cũ và vẫn đôi dép quai hậu màu đen mà bà ngoại tôi đã kể rằng nó đã theo ông từ thời còn kháng chiến. Ngoại tôi tính tình hiền lành, nhân hậu. Cái đức tính chăm chỉ làm lụng ấy không lúc nào làm ông có thể nghỉ tay. Bà ngoại tôi luôn nói rằng: "Ông là người chồng tốt nhất nhưng hơi độc đoán!" Có lẽ bà ngoại tôi nói đúng, nhưng tôi tin chắc rằng chính bởi sự độc đoán của mình, ông tôi đã nuôi nấng 10 đứa con nên người, ai ai cũng ngoan ngoãn, cũng học hành đến nơi đến chốn. Tuy vậy, ông ngoại chưa bao giờ dành sự độc đoán của mình cho lũ cháu chung tôi. Ông luôn dành cho chúng tôi sự yêu thương vô bờ bến trong từng cử chỉ dịu dàng, từng lời nói tràn ngập tiếng cười nhưng đằng sau là cả những bài học bổ ích Với ông tôi có nhiều kỉ niệm mà có lẽ rằng suốt cuộc đời này, không bao giờ tôi có thể quên được. Biết bao nhiêu kỉ niệm từ thời ấu thơ được ông bồng bế, yêu chiều, được ông hát ru, được ngồi trên những chiếc xe đẩy ông làm,... Tất cả tuy giờ đã vào trong dĩ vãng. Có 1 kỉ niệm mà tôi nhớ như in, không hề quên dù chỉ là 1 giây phút bé nhỏ về ngày hôm đó. 1 buổi sáng, ông đã đạp chiếc xe quen thuộc của mình để lên nhà đón tôi, 1 buổi sớm mai thật vui và tràn ngập tiếng cười. Cả tối đêm trước, ông đã ngồi hì hục, làm không ngơi tay cho xong chiếc ghế nhỏ trên xe đạp cho tôi. Lúc ông lên nhà, tôi vẫn đang còn ngủ, nhưng không bởi vì thế mà ông đánh thức tôi dậy, ông ngồi ngắm tôi ngủ và còn hát ru tôi ngủ nữa. Nghe tiếng hát của ông, tôi vội choàng mình tỉnh dậy. - Cháu gái cưng của ông không ngủ nữa à? - Giọng ông dịu dàng - Dạ không. Để Đen dậy rồi ông ngoại chở Đen đi chơi nha! Ông khẽ gật đầu. Ông đã tự mình cầm chiếc bàn chải để đánh răng cho tôi, lau mặt cho tôi. Ông vẫn đèo tôi bằng chiếc xe đạp cũ nhưng vs chỗ ngồi mới hơn. Và tôi tin chắc rằng, tôi sẽ được chơi 1 món đồ chơi mới do ông mới tìm ra. Và quả thật vậy, với cả những anh chị họ của tôi nữa. Chơi cả ngày tôi cũng thấm mệt, sau khi được ông cho ăn, tôi ngã lăn vào giấc ngủ. Ông còn mắng các anh chị vì làm ồn không cho tôi ngủ. Tối mẹ xuống đưa tôi về nhà nhưng tôi vẫn muốn ở lại bên ông. Mẹ mắng tôi một trận. Không hiểu sao 2 hàng nước mắt cứ lăn dài ra mãi trên gương mặt của 1 đưa trẻ khi ấy như tôi. Tôi ôm chầm lấy ông vì tôi biết thế nào ông cũng sẽ bênh vực tôi. Ông bế xốc tôi lên và nói vs mẹ: - Tối nay con để cháu ở lại ngủ với ông. Và thế là mẹ về nhà. Tôi sung sướng vô cùng. Từng ngày lớn lên bên ông, cả tuổi thơ của tôi như ngập tràn trong hạnh phúc. Vậy mà.... Ngày hôm đó, cả thế giới quanh tôi như sụp đổ khi ba trở về, báo tin ngoại mất. Tôi sững sờ, ngồi sụp xuống đất như 1 con búp bê vô hồn. Ông luôn là người thương yêu tôi nhất trên đời, là người luôn che chở, cưng chiều tôi. Vậy mà ông mãi ra đi, để lại trong tôi sự cô đơn và đau khổ. Tưởng chừng như khi ấy, tôi đã phải khóc cạn cả nước mắt, xung quanh như không còn một ai bên cạnh. Tôi không thể tin và cũng không bao giờ muốn tin kể từ nay tôi không được nghe ông kể chuyện, không được nghe tiếng ông vỗ về, k được ông chở trên chiếc xe đạp cũ, không cib2 ai đi giữa mưa chỉ để mang cho tôi chiếc áo khoác khi để quên áo mưa ở nhà và cũng không còn được ông ôm vào lòng ru ngủ nữa,... Hôm nay đã sắp đến ngày giỗ ngoại, thế mà 10 năm đã trôi qua. Từ sau ngày ngoại mất, tôi chẳng thể nào ngủ được, đêm nào nhớ đến ngoại, những hạt pha lê mỏng manh cứ thế vỡ òa trên mí mắt. Nhưng thật sự, dẫu có như thế nào, tôi vẫn phải đứng dậy như lời dặn của ngoại: "Dù sau này ngoại không bao giờ còn bên cháu gái cưng của ngoại nữa thì mỗi khi vấp ngã phải biết tự mình đứng dậy, phải trở thành 1 con người tốt, lúc nào cũng phải vui vẻ, mỉm cười trước c/s" Tôi sẽ mãi nhớ lời dạy của ngoại và không bao giờ quên được hình ảnh đáng kính của nggoại tôi, người luôn yêu thương và che chở, cưng chiều tôi trong suốt cuộc đời. "Con sẽ luôn nhớ những lời dạy đầy ý nghĩa của ngoại, nhớ mãi những câu chuyện và cả kho ca dao tục ngữ chẳng bao giờ vơi cạn của ngoại con và sẽ luôn làm theo lời ngoại dạy. Ngoại ơi! Đứa cháu gái ngoan hiền của ngoại yêu ngoại nhiều lắm!" Nếu giờ đây có riêng cho mình 1 điều ước tôi sẽ ước mình có thời gian bên ngoại để nói câu nói ấy, để hôn lên gương mặt ngoại, để xáo tan bao nỗi nhọc nhằn trong c/s mà ngoại tôi- người đàn ông tôi yêu thương nhất đã phải trải qua. Đề bài. Người ấy sống mãi trong lòng tôi: viết về bạn thân. Trong trái tim mỗi chúng ta luôn có chỗ cho tất cả những người ta yêu thương quý mến: ông bà, bố mẹ, thầy cô, anh chị, bạn bè... Dẫu vậy, vẫn có một góc riêng đặc biệt để chúng ta lưu giữ những kỉ niệm thầm kín, thiêng liêng về một người ta không thể quên. Trong trái tim tôi cũng có một người sống mãi như vậy, một người bạn thuở ấu thơ mà đã lâu lắm rồi tôi không được gặp. Bạn có một cái tên rất lạ - nghe như tên con trai: Việt Anh. Lần đầu nghe tên bạn, tôi bật cười thích thú và ấn tượng ngay với cô bạn gầy gầy, nhỏ nhỏ trông như cái kẹo. Việt Anh thấp hơn tôi, tóc cắt ngắn rất tươi tắn. Nhưng ngoài cái tên giống con trai ra bạn còn một điều ngộ nghĩnh nữa: bạn có một chiếc răng nanh bị sâu. Nó bị thủng một lỗ đen. Điều đó khiến cái cười của bạn trở nên ngộ hết sức. Tôi chủ động đến nói chuyện với bạn vì những ấn tượng rất vui vẻ ấy. Càng nói chuyện càng thấy hợp nhau, hai đứa tôi kết thành đôi bạn thân thiết. Dù ở cùng xóm nhưng đến tận lúc ấy - hai đứa quen nhau ở lớp 1 trường làng, chúng tôi mới biết nhà nhau. Nhà Việt Anh hai tầng khang trang. Trong làng tôi khi ấy, đa phần là nhà ngói, hiếm hoi lắm mới có ngôi nhà mái bằng, nhà tầng - đó là những giàu. Trong khi những người lớn (trong đó có bố mẹ tôi) suốt ngày phải đi làm đồng thì tôi thấy mẹ Việt Anh chỉ ở nhà nấu nướng dọn dẹp. Tôi thấy Việt Anh kể bố bạn là thầy giáo ở trường quân đội to lắm. Nhưng bác đi làm suốt, tôi chẳng gặp bao giờ. Sau lần đầu tiên đến nhà bạn, tôi trở nên dè dặt, nghĩ rằng mình nên ít chơi với Việt Anh hơn... Nhà tôi nghèo hơn nhà bạn nhiều lắm. Nhà tôi lụp xụp mái ngói cứ mùa mưa là hứng nước trong nhà, tát nước ngoài sân. Trong khi nhà bạn nhìn đâu cũng thấy đồ điện thì tôi vẫn phải học bằng đèn dầu. Vì thế, đã mấy lần Việt Anh giục về nhà tôi chơi nhưng tôi vẫn chần chừ, lần lữa. Bạn sẽ khinh tôi mất! Tôi cứ lảng tránh dần những câu chuyện với bạn trên lớp, những lời rủ về nhà chơi của bạn... Thế rồi một hôm... Tôi đang chuẩn bị đi kiếm củi. Thay bộ đồng phục, tôi mặc bộ quần áo đã rách vá mấy miếng. Đang tìm cái tải để vơ lá, cắt mấy cái dây chuối để bó củi, bất chợt tồi nghe tiếng goi quen thuộc: Nhung ơi! Nhung! Trời ơi, Việt Anh. Tôi chạy ra sân. Làm sao bạn tìm được nhà tớ? Tớ hỏi mọi người đấy. Tớ mang búp bê sang nhà cậu chơi. Việt Anh vui vẻ bước vào nhà tôi. Không để ý đến cái sân trơn trượt rêu mốc, cả bức tường đã loang lổ những mảng vữa lở. Bạn vô tư ngồi xuống chiếc giường duy nhất trong nhà bày búp bê biết mở mắt nhắm mắt ra. ơ... tớ phải đi kiếm củi bây giờ... - Kiếm củi á? Về nhà tớ lấy đi. Nhà tớ nhiều lắm! Nói rồi bạn để lại đồ chơi hăm hở kéo tôi về nhà mình. Vậy là chúng tôi lại xích lại gần nhau hơn nữa, ngày càng thân thiết hơn. Con búp bê đẹp đẽ được đặt tên Nguyệt Hằng và được chúng tôi may cho những bộ quần áo xinh xắn. Vườn chuối nhà tôi đã mấy lần hai đứa bói quả bằng cách lấy dao chém ngang thân cây (trong khi mẹ tôi bảo chi chặt nhẹ hai ba lần áo ngoài thôi!). Và biết bao bờ rào, rặng cây trong xã in dấu chân hai con bé kiếm củi, nhặt lá... Thời gian êm đềm trôi qua. Đã hết năm lớp 1, hai đứa đã cùng học cùng chơi và đều là học sinh giỏi. Bố Việt Anh thưởng cho bạn một chuyến đi chơi. Lúc trở về bạn mang cho tôi bao nhiêu là quà: bánh kẹo, đồ chơi,... Tôi còn đang tần ngần, băn khoăn, trước những món quà cùa Việt Anh thì bạn nhìn tôi vẻ bí mật: Này, chúng mình kết nghĩa chị em nhé! Tôi ngẩng lên nhìn Việt Anh sửng sốt. Kết nghĩa? Kết nghĩa là sao? Là không phải chị em ruột nhưng coi nhau là chị em ruột. Không chờ tôi hỏi tiếp, bạn kể cho tôi nghe bạn xem phim người ta làm lễ kết nghĩa ăn thề như thế nào, sống chết vì nhau ra sao. Cắt một tí tóc thì được (chắc mẹ tớ không biết đâu). Nhưng cắt tay lấy máu thì eo ôi đau lắm! Không, bọn mình không cắn tay lấy máu. Lấy cái gì màu dỏ đỏ là được mà. Thế là chúng tôi kết nghĩa chị em. Lén cắt một ít tóc vàng hoe, chúng tôi trộn tóc hai đứa vào nhau rồi chia ra hai phần bằng nhau mỗi đứa giữ một nửa. Việt Anh còn viết hai tờ “Giấy kết nghĩa” giống hệt nhau với những câu “sống chết có nhau”, “sướng khổ có nhau”... khiến tôi khá căng thẳng. Sau đó nó mắm môi vẩy rõ mạnh cho mực trong cái bút bi đỏ trào ra rồi “hướng dẫn” tôi xoa ngón tay trỏ vào mực, điểm chỉ vào hai tờ “Giấy kết nghĩa”. Nó tự nhận làm em và gọi tôi là chị vì tôi cao hơn. Để cho thân mật, tên Việt Anh chuyển thành Vịt, còn tôi được gọi là Mập vì người tôi béo tròn. Tôi đã trở thành chị của Vịt như thế. Tuổi thơ êm đềm trôi qua được bốn năm. Thế rồi một ngày, Vịt tức tưỏi khóc và chạy sang nhà tôi. Tôi sửng sốt cả người: chưa bao giờ tôi thấy Vịt khóc. Thế mà nay, trước mắt tôi, em khóc nức nở, người nấc lên từng nhịp. Vịt kể bố mẹ Vịt chia tay, bố không được làm giáo viên nữa.. Nghĩa là từ đó, Vịt sống với mình mẹ, bố Vịt về quê ở tận Hà Tĩnh. Mẹ Vịt lại làm ruộng như bao nhiêu người khác. Đồ đạc trong nhà dần dần phải đem bán đi.. Tội nghiệp nhất là Vịt đang từ một cô công chúa được chiều chuộng nâng niu giờ em lấm lem bùn đất. Đi học về, Vịt rù tôi nhặt củi ven đường để nấu cơm, đun nước. Cuộc sống khó khăn dần. Một hôm tôi giật mình nghe cô giáo nhắc tên Việt Anh trong danh sách những người đóng tiền học muộn (thực ra danh sách ấy chỉ có tên một người). Tôi lặng người đưa mắt thầm nhìn đứa bạn thân. Mặt bạn đờ đẫn tội nghiệp. Ngay buổi học hôm ấy, tôi hăm hở rủ Vịt chạy khắp các phòng học trong trường để nhặt giấy vụn bán lấy tiền đóng học. Nhưng tiền học hàng tháng, rồi tiền tham quan, tiền quỹ lớp,... Cả lớp tôi lo lắng. Chúng tôi gom góp một chút tiền gửi tặng bạn nhưng dĩ nhiên bạn từ chối. Dần dần tôi lại phát hiện ra một sự thật khủng khiếp: đã cả tháng nay Vịt không được ăn cơm. Nhà hết gạo đã lâu, bạn chỉ ăn khoai và củ. Dù còn non nớt nhưng một đứa bé lớp 4 như tôi thừa hiểu không có cơm ăn nghĩa là thế nào. Mẹ Vịt không nuôi cho Vịt ăn học được nữa... Và chuyện gì đến sẽ phải đến. Mùa hè lớp 4, tôi khóc ròng khi Vịt báo tin vào Nghệ An sống với bố. Trước hôm Vịt đi, chúng tôi nước mắt ngắn dài viết thêm vào “Giấy kết nghĩa” hẹn mười năm sau sẽ gặp lại. Vịt bảo lúc ấy cả hai đứa đã học đại học, đã đi làm thêm được, đã có tiền và có thể đi xa để thăm nhau. Tôi như đứa mất hồn những ngày sau đó. Tôi chẳng muốn chơi với ai nữa. Nhưng việc học hành vẫn phải chú tâm vì tôi sợ nếu không vào được đại học sẽ không gặp được em Vịt của tôi. Và hơn thế, tôi cũng không muốn học kém hơn đứa em kết nghĩa của mình. Suốt những năm qua, Vịt viết thư cho tôi luôn. Nhiều lắm. Vịt kể vào đó, Vịt có rất nhiều bạn, mọi người rất quý Vịt nhưng Vịt không bao giờ quên tôi. Tôi tin điều đó, niềm tin của tôi nơi Vịt không bao giờ thay đỗi. Tôi chỉ sợ một điều thay đổi là chính bản thân tôi thôi. Tôi nhận ra điều đó khi vào ngày hè khắc nghiệt, tôi xem trên tivi thấy cảnh một vùng đất bị lũ lụt tràn về. Bao nhiêu trâu bò, bao nhiêu mái nhà, bao nhiêu đồ đạc,… bị cuốn phăng đi... Tôi giật mình khi nghe tên vùng bị nạn: Đức Thọ, Hà Tĩnh trời ơi, là quê của Việt Anh đó! Vậy là bạn đã phải chịu bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu mất mát,... nhưng chưa bao giờ bạn than thở với tôi. Không, đúng hơn là chưa bao giờ tôi hỏi thăm bạn. Tôi nhớ đến những lời hỏi thăm rất vội, những lời chúc rất sáo,... mình gửi cho bạn. Và nghẹn lòng nhớ đến những lá thư tới rất kịp thời vào dịp sinh nhật, Tết hay Noel,... của bạn. Vâng, dù tôi có thế nào, tình cảm yêu thương mà Việt Anh dành cho tôi vẫn không hề thay đổi, điều đó giống với tên cuốn sách mà bạn gửi tặng tôi vào dịp sinh nhật vừa rồi: "Mãi mãi là yêu thương". Tôi ấp ủ trong mình những ước mơ lớn trong tương lai và ước mơ mười năm cũng sẽ không bao giờ tắt. Hình ảnh ngưởi bạn thuở ấu thơ sẽ chẳng bao giờ phai nhoà trong tôi bởi vẫn còn nguyên vẹn đó những yêu thương trong lòng mà hai chúng tôi thắp lên cho nhau trong nhau suốt những ngày thơ ấu. Đề bài: Người ấy sống mãi trong tôi (Ngữ văn 8) “Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ” (Bernard shaw). Thật vậy, bởi ai ai sinh ra cũng được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, được chìm vào giấc ngủ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Đó là hạnh phúc không gì sánh nổi. Trong trái tim em, mẹ là sự sống, là suối nguồn nuôi em khôn lớn và cũng là người mà em yêu thương nhất trên đời này. Mẹ rất đảm đang và hết lòng vì gia đình, mẹ không quản ngại chuyện thức khuya dậy sớm chăm lo cho từng bữa ăn, giấc ngủ của em và của cả gia đình. Em vẫn nhớ như in tuổi thơ của mình với mẹ, những ngày đầu chập chững tập đi, mỗi lần em ngã mẹ lại ôm em vào lòng. Như một chú chim non tập bay, mẹ khích lệ em: “Con giỏi lắm, cố lên thiên thần bé nhỏ của mẹ”. Thế rồi cứ vậy theo lời mẹ mà em biết đi, biết chạy nhảy, nô đùa và lớn lên. Khi em đến tuổi học mẫu giáo, mẹ cho em tới lớp học cùng các bạn. Em đã quen có mẹ nên em khóc rất nhiều vì phải xa mẹ. Những lúc ấy mẹ thường núp sau cánh cửa để dõi theo em, mẹ ứa trào nước mắt cùng em, nhưng mẹ vẫn kiên quyết mong em đi học để khôn lớn thành tài. Thời gian dần trôi, em đã là cô bé học lớp 1, nhưng mẹ vẫn luôn sát cánh bên em không rời. Dù ngày mưa hay ngày nắng, mẹ vẫn là người dìu dắt đưa em đến trường. Cả ngày làm việc vất vả nhưng mẹ luôn tranh thủ những buổi chiều giúp em luyện chữ và dạy em học. Để giúp em ghi nhớ các con chữ đầu tiên, mẹ dạy em bằng những vần thơ: “O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội nón, Ơ thì mang râu”. Cách học của mẹ đã giúp em thuộc bài đến giờ em vẫn khắc ghi không thể nào quên. Mặc dù được cưng chiều nhưng mẹ vẫn rèn cho em nếp sống tự giác, gọn gàng, ngăn nắp. Mẹ dạy em biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Lời mẹ dạy em luôn ghi nhớ và không bao giờ quên. Mẹ còn là người dạy em rất nhiều việc: rửa bát, quét nhà, nấu cơm… Và đối với gia đình em, mẹ là một đầu bếp thiên tài. Những món ăn mẹ làm không chỉ ngon đơn thuần mà nó còn chứa đựng những tình cảm mà mẹ đã dành cho em và cho gia đình. Tuy mẹ là người rất giỏi trong chuyên môn và công việc. Nhưng tất cả vì gia đình, tất cả vì em mà mẹ chịu hi sinh mọi đam mê để dành toàn thời gian ở nhà lo cho em và gia đình, dạy dỗ em lên người. Em xúc động và thầm cảm ơn mẹ rất nhiều. Bấy nhiêu thật sự là chưa đủ đối với em khi viết về mẹ. Đặc biệt trong những ngày ốm đau, mệt mỏi thì tình yêu thương của mẹ càng tỏa sáng rạng ngời. Một buổi chiều em đi học về, mưa ào ào đổ xuống làm người em ướt hết. Tối hôm đó em đã bị sốt, người em nóng bừng bừng nhưng chân tay thì lạnh run. Em nói với mẹ: “Mẹ ơi con lạnh lắm”. Mẹ sờ trán em và bảo: “Không sao đâu, con bị sốt nhẹ thôi”. Rồi mẹ lấy chiếc khăn thấm nước mát đắp lên trán em. Mẹ ghé ly nước vào miệng và cho em uống thuốc bằng những lời ân cần: “Ngày mai con sẽ khỏi ngay ấy mà”. Ngày hôm sau, em thấy mẹ vẫn ngồi cạnh và nắm chặt lấy tay em, em thấy yêu thương mẹ vô cùng. Bố em vẫn thường bảo mẹ em không đẹp nhưng mẹ hơn những phụ nữ khác ở tâm hồn và tình cảm. Đúng vậy, mẹ em nhẹ nhàng, dịu dàng và luôn dành tất cả tình yêu thương cho em. Mỗi khi ở bên mẹ, được xà vào lòng mẹ, được bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc em, em cảm nhận thấy dường như tình yêu thương mãnh liệt của mẹ truyền vào sâu trái tim em, qua bàn tay mẹ, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. Em rất yêu quý mẹ, em xin hứa sẽ học thật tốt để làm mẹ vui và không phụ lòng của mẹ. “Mẹ kính yêu ơi! Con rất cảm ơn mẹ vì đã sinh ra con và nuôi nấng con thành người. Con sẽ luôn kính trọng mẹ, yêu thương mẹ. Mẹ là người sống mãi trong lòng con”.
Ba mẹ tôi có tất cả ba người con và tôi là con gái đầu lòng. Tôi không giống ba, cũng không giống cả mẹ nhưng tôi được thừa hưởng tính cách cố chấp từ ba và nhẫn nại từ mẹ.
Tôi được sinh ra trong hoàn cảnh khá chật vật. Gia đình bên ngoại thì nghèo khó nhưng là một gia đình có tiếng về gia giáo. Bên nội tuy khá giả nhưng có quan niệm cho con tự lập sớm.Thuở mới lấy nhau, ba mẹ tôi chưa có của ăn của để như bây giờ. Cuộc sống khá vất vả. Bố tôi cả ngày đi làm, về tới nhà là đã mệt nhoài. Mẹ tôi cũng chẳng hơn. Vừa đi làm vừa phải làm dâu, cuộc sống khó khăn trăm bề. Bên nội tôi gốc Hoa nên có những quy định khắt khe mà những ai làm dâu người Hoa mới hiểu hết. Lúc ấy,cả một đại gia đình con, dâu đều ở chung một nhà. Lúc ấy tôi còn nhỏ nhưng cũng phần nào hiểu được những nhọc nhằn khổ cực mà mẹ tôi đã trải qua.
nguoi-thay-vanlop8
người thầy – văn mẫu lớp 8
Hàng ngày, mẹ tôi đến hãng từ năm giờ sáng và làm suốt đến bốn giờ chiều. Về đến nhà lại tiếp tục quần quật với công việc gia đình. Mặc dù ông bà tôi có nhiều nàng dâu, mỗi người luân phiên làm việc nhà nhưng cũng không tránh khỏi những đụng chạm hằng ngày. Gia đình tôi có thói quen ăn cơm chiều vào lúc năm giờ, cũng là lúc mọi người vừa đi làm về. Mẹ tôi có bệnh đau dạ dày nên hồi chưa lập gia đình, mẹ ở nhà thường dùng cơm sớm lúc bốn giờ chiều. Nhưng khi về nhà chồng, theo hủ tục của người Hoa con dâu không được ăn chung với mọi người. Mẹ tôi phải đứng bên cạnh ông bà để chờ bới cơm, rót nước, lấy tăm… Đến khi mẹ tôi cầm được chén cơm thì thân thể đã mệt mỏi rã rời. Nhiều lúc mẹ cầm chén cơm mà lặng lẽ khóc thầm. Đã vậy còn phải gánh chịu những lời nặng nhẹ của các cô em chồng. Thế mà mẹ tôi vẫn không than vãn một lời với bố tôi. Vì mẹ biết rằng bố tôi cũng đã vất vả nhiều.
Đến khi mang thai tôi thì mẹ tôi lại càng cực nhọc hơn. Mặc dù thai nghén nhưng mẹ vẫn phải tuân thủ theo quy định giờ giấc bên chồng, vẫn phải làm việc nhà không ngơi nghỉ. Cho nên mẹ tôi ngày càng trở nên gầy gò, xanh xao. Có những lúc mẹ bị cơn đau dạ dày hành hạ ,chịu không nổi, mẹ phải lén qua nhà ngoại ăn nhờ. Nhiều khi tủi thân mà mẹ chẳng biết than khóc với ai!“ Xuất giá tòng phu” mà, biết làm sao được.
Tôi cất tiếng khóc chào đời với tất cả niềm hi vọng của mẹ. Mẹ sẵng sàng chịu nhục vì những lời xúc xiểm, nặng nhẹ của bên chồng chỉ vì ba tôi và tôi. Mẹ tôi là thế đấy. Chỉ gánh vác một mình, chẳng bao giờ hé một lời than với ai.
Rồi tôi được mấy tháng tuổi, người tôi rất yếu. Năm ấy, tôi suýt chết vì một trận bệnh. Ông bà nội tôi kiên quyết không cho đem vào bệnh viện. Tôi được đưa đến bác sĩ tư nhưng vẫn không hết. Nhìn tôi nằm thiêm thiếp mà mẹ tôi ứa nước mắt. Sau cùng, vì quá thương ***** tôi bất chấp tất tả đưa tôi vào bệnh viện. Tôi nằm trong phòng hồi sức năm ngày là năm ngày mẹ tôi sống trong thấp thỏm, lo âu. Rồi tôi hồi phục, mẹ tôi càng trở nên xanh xao hơn…
Tôi lớn lên trong nhọc nhằn tủi nhục của mẹ, nỗi vất vả của ba. Và rồi sự chịu khó của ba tôi cũng được đền đáp. Ba tôi đã thành công trong ngành giấy. Ông bắt đầu dọn ra riêng. Tưởng rằng mẹ tôi sẽ có những ngày thư thả. Nhưng, ba tôi càng thành công bao nhiêu, mẹ tôi lại càng vất vả bấy nhiêu. Việc nội trợ vừa lo xong thì chuyển sang phụ giải quyết việc của công ty… Trong khi mẹ vất vả như thế, các chú tôi lại bắt đầu sanh tật, ham chơi cờ bạc,rượu chè, rồi thiếu nợ, phải vay mượn, cầm cố đồ đạc. Ba tôi phải gánh vác, trả thay cho em. Thấy vậy, nhiều lần mẹ tôi cất tiếng khuyên can, chẳng những không nghe, họ còn lớn tiếng nhục mạ và tỏ thái độ coi thường mẹ. Nhiều lần tôi hỏi mẹ tôi : “ Mẹ có ghét bên nội con không ?”. Mẹ tôi ngậm ngùi :” Tủi lắm con à. Nhưng nào có ai hiểu cho mình”…
Năm tôi tám tuổi, em thứ hai tôi chào đời, sự nghiệp của ba tôi càng phát triển, mẹ tôi có phần nhẹ nhàng hơn. Đứa em tôi được xem như châu báu. Tôi bắt đầu có những ý nghĩ ganh ghét em mình. Tôi trở nên lười học, ham chơi nên từ hạng nhất tôi rớt xuống hạng tư. Rồi lần đầu tiên trong đời tôi dám đánh bạn mình. Cứ nghĩ mẹ tôi sẽ trừng phạt vì những gì tôi gây ra. Nhưng không, mẹ tôi chỉ lặng lẽ nhìn tôi, rồi mẹ kể cho tôi nghe về cuộc đời mẹ : “ … Mẹ gian khổ nhiều chỉ muốn con cái hạnh phúc. Không mong gì con trả ơn chỉ mong con có thể tự làm chính bản thân con hạnh phúc là mẹ cũng hạnh phúc rồi”. Thật ra, lúc ấy tôi chẳng hiểu hết những điều mẹ nói, nhưng nhìn những giọt nước mắt của mẹ, tôi đã tự nhủ thầm không để mẹ phải buồn khổ vì mình. Và tôi đã thay đổi nhiều từ dạo đó.
Đức em út tôi ra đời trong niềm vui của cả gia đình, một bé trai thật bụ bẫm. Với vai trò chị cả, tôi phải gánh vác trách nhiệm làm gương. Nhiều lúc tôi cảm thấy buồn vì ba mẹ tôi dần xa tôi để lo công việc kinh doanh và chăm sóc hai đứa em nhiều hơn. Những xung đột giữa ba và mẹ xảy ra thường xuyên hơn…Tôi trở nên lặng lẽ và xa cách mẹ. Khỏang cách ấy ngày càng xa hơn, rộng hơn. Tôi không còn muốn tâm sự với mẹ, đi học về là tôi rút vào phòng nghe nhạc, học bài. Cho đến một ngày… một ngày tôi chợt nhận ra tóc mẹ tôi đã có quá nhiều sợi bạc. Mẹ tôi già đi nhiều quá! Trời ơi, tôi mới thảng thốt chợt nhớ rằng chỉ còn ba tháng nữa là mình không còn ở bên mẹ nữa, không còn được mẹ tận tay chăm sóc như ngày nào, không được ăn những món ăn quen thuộc do mẹ nấu. Tôi phải bắt đầu cuộc sống tự lập nơi đất nước Anh xa xôi, cô độc không một người thân. Lúc này tôi mới nhận ra rằng mẹ tôi đã hy sinh cho tôi quá nhiều, và tôi cảm thấy mình có lỗi với mẹ . Tôi tự trách mình tại sao từ trước đến giờ tôi không nói một lời xin lỗi mẹ, dù chỉ một lần? Mẹ tôi có nói : “ Nếu con đi mẹ sẽ không khóc” nhưng tôi biết rằng khi tôi đi rồi thì những dòng nước mắt của mẹ lại tuôn rơi như ngày nào còn làm dâu ở nhà nội …
Mẹ tôi là thế đấy. Nếu có ai hỏi về mẹ, tôi sẽ hãnh diện trả lời rằng : Mẹ …
…là người bạn đầu tiên của tôi
…là người cho tôi tình yêu trọn vẹn và tinh khiết mà tôi sẽ không bao giờ nhận được từ ai khác
…là người thầy đầu tiên của con
…là người nhất quyết bảo rằng con đẹp biết bao dẫu rằng con chẳng bằng ai
…là người dẫn dắt tôi nhìn ra thế giới.
…là người luôn yêu thương tôi và yêu vô điều kiện
…là mẫu người tuyệt vời nhất trong cuộc đời tôi
…là người sẵn sàng hy sinh và thứ tha tất cả
…là người không bao giờ đói khi tôi chưa no
…là người không bao giờ ấm khi tôi đang lạnh
…là người không ai có thế thay thế được
…là người …
Và bây giờ tôi chỉ muốn nói với mẹ tôi rằng :
“Nhớ năm nào con cũng tặng mẹ một món quà nhân ngày 8-3 nhưng năm nay con không có gì tặng mẹ cả vì con biết rằng những món quà mà con đem tặng ấy không phải do chính con tạo ra, con biết rằng chính con mới là món quà quý nhất của mẹ.