a. Vì sao nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi”?
b. Xác định câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài.
c. Những câu thơ được dẫn đóng vai trò gì trong bài viết?
d. Câu cuối cùng của bài viết có mối quan hệ như thế nào với những câu mở đầu?
Những bằng chứng để làm rõ vấn đề.
1. Chọn hai trong số các chủ đề sau để định hướng cho việc đọc sách: Tôi và các bạn, Gõ cửa trái tim, Yêu thương và chia sẻ, Quê hương yêu dấu, Những nẻo đường xứ sở, Chuyện kể về những người anh hùng, Thế giới cổ tích, Khác biệt và gần gũi, Trái Đất - ngôi nhà chung.
2. Với mỗi chủ đề đã chọn, tìm một cuốn sách có nội dung liên quan, cùng đọc và viết lời giới thiệu ngắn về cuốn sách đó bằng pô-xtơ (hoặc phiếu đọc tự thiết kế), với các yêu cầu sau:
a. Nêu rõ tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản hoặc tái bản;
b. Tóm tắt nội dung: đề tài, chủ đề, bố cục, nhân vật, sự kiện, chỉ tiết;
c. Liệt kê những câu văn, đoạn văn yêu thích được trích dẫn từ cuốn sách hoặc những câu nhận định về cuốn sách,
Chọn một cuốn sách yêu thích, có thể là sách văn học hoặc sách khoa học, đọc và ghi chép những điều thu hoạch được vào nhật kí đọc sách theo các nội dung gợi ý sau:
1. Nhan đề: Vì sao cuốn sách có nhan đề như vậy?
2. Mở đầu: Phần mở đầu của cuốn sách có điều gì đáng chú ý? Vì sao?
3. Thế giới từ trang sách: Em đã gặp những ai và đến nơi đâu qua trang sách đã đọc?
4. Bài học từ trang sách: Những gì còn đọng trong tâm trí em? Vì sao em thích cuốn sách này?
Chia sẻ những điều thú vị nhất mà em cảm nhận được từ cuốn sách mới đọc.
Cùng thiết kế một góc đọc sách nhỏ trong lớp học. Hãy mang đến lớp một vài cuốn sách mà em muốn cùng đọc với các bạn.
Kể tên một cuốn sách mà em cho là cần đọc trong tuần này và thuyết phục các bạn cùng đọc.