Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi
“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn tạo ra sự sống.”
(Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh)
1. Đoạn trích trên nêu những tác dụng nào của văn chương? Em hiểu thế nào về công dụng ấy?
2. Giải nghĩa từ “hình dung” trong đoạn trích. Từ “hình dung” thuộc từ loại nào?
3. Chuyển câu “Chẳng những thế, văn chương còn tạo ra sự sống.” thành câu bị động. Có nên chuyển như vậy không? Vì sao?
3. Điền vào bảng sau để làm sáng tỏ nhận định của Hoài Thanh
Tác phẩm
|
Sự sống được phản ánh
|
Sự sống được sáng tạo
|
Cảnh khuya
(Hồ Chí Minh)
|
|
|
Một thứ quà của lúa non: Cốm
(Thạch Lam)
|
|
|
Cuộc chia tay của những con búp bê
(Khánh Hoài)
|
|
|
Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi hơn đến trăm nghìn lần.”
(Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh)
1. Câu văn trên nêu tác dụng nào của văn chương với đời sống con người? Em hiểu thế nào về công dụng ấy.
2. Ngoài công dụng được nêu trong câu văn trên, văn chương còn có ý nghĩa gì với cuộc sống? Công dụng ấy được nêu lên trong câu văn nào?
3. Hãy lấy thêm 1 ví dụ về:
- Tình cảm sẵn có mà văn chương đã bồi đắp thêm trong em (nêu rõ tên tác giả, tác phẩm)
- Tình cảm chưa có mà văn chương đã tạo nên trong em (nêu rõ tên tác giả, tác phẩm)
4. Từ công dụng của văn chương đã gợi cho em tình cảm gì đối với các tác phảm văn chương, những nhà văn, nhà thơ? Em có thể làm gì để thể hiện tình cảm đó.
Bài 3: Từ hiểu biết về các văn bản đã học và thực tế cuộc sống, em hãy chứng minh văn chương làm tình yêu thương con người của mỗi chúng ta thêm sâu sắc.