Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Diệp Nhi

tưởng tượng 20 năm nữa, em về thăm quê trong dịp thanh minh. kể lại với bạn về lần thăm quê đó

Thanh Dat Nguyen
9 tháng 10 2018 lúc 18:19

CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. – Người ta có thể dẫn lại lời nói hay ý nghĩ (lời nói bên trong) của một người. Dẫn lời cũng như dẫn ý đều có hai cách: trực tiếp và gián tiếp. Dẫn trực tiếp hay dẫn gián tiếp là tuỳ vào tình huống sử dụng.

– Cách dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ:

Một tiếng đồng hồ sau, cô nói: “Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”.

(O Hen-ri)

– Cách dẫn gián tiếp: là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ: Thầy giáo dặn chúng tôi ngày mai đến sớm 15 phút.

2. Trong giao tiếp, khi kể chuyện bằng lời nói, cách dẫn gián tiếp được dùng thường xuyên hơn. Còn lời các nhân vật trong truyện nói với nhau thường được dẫn trực tiếp, gọi là lời thoại và được đánh dấu bằng cách gạch đầu dòng ở đầu lời thoại.

3. – Về mặt vị trí, lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng sau hoặc đúng cả phía trước và phía sau lời người dẫn.

– Lời dẫn gián tiếp tuy không bắt buộí đúng từng từ nhưng phải đảm bảo đúng ý. Khi dẫn gián tiếp, có thể dùng rằng hoặc là đặt phía trước lời dẫn (sau động từ trong câu).

– Khi chuyển đổi lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp, cần:

+ Bỏ dấu ngoặc kép;

+ Thay đổi từ xưng hô cho thích hợp;

+ Lược bỏ các tình thái từ;

+ Có thể thêm các từ rằng hoặc là trước lời dẫn.

Ví dụ: – Trước khi đi, mẹ tôi dặn: “Con nhớ nhắc em học bài nhé!”. (dẫn trực tiếp)

– Trước khi đi, mẹ tôi dặn là tôi nhớ nhắc em học bài. (dẫn gián tiếp)

chả biết j cả tham thảo nha

Thanh Dat Nguyen
13 tháng 10 2018 lúc 16:13

"Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh ".

Từ lâu lắm Nguyễn Du đã viết như thế về phong tục tảo mộ ngày thanh minh,và tôi chờ đợi ngày ấy để được đi thăm mộ bà với biết bao nỗi niềm, cảm xúc.

Trời đất vạn vật choàng tỉnh sau giấc ngủ đông,khoác tấm áo mùa xuân tươi tắn.Những giọt nắng đầu tiên trải trên nẻo đường làng nâu sậm thành từng vùng ấm dịu.Những bông lau bên đường khẽ đưa mình trong gió,gợn sóng mềm mại.Hương mùa xuân thoảng nhẹ đâu đây.... Đường làng đẹp đến lạ lùng !

Tôi và gia đình bước vào khu yên nghỉ của những người đã khuất.Gió ở đây lạnh, heo hút và hoang vắng.Những nấm mộ trắng nằm lặng yên tưởng chừng như không gian ở đây ngưng lại trong sự vĩnh hằng.Mẹ tôi đã chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết trong chiếc làn nặng trĩu:nào nhang,hoa và cả đồ lễ nữa.Bà tôi nằm ở đây.Mẹ và chị tôi sửa sang phần mộ bà chu đáo,cẩn thận.Đưa mấy nén nhang đã đốt sẵn,mẹ bảo chị tôi đi thắp nhang cho các ngôi mộ xung quanh.Mẹ bày đồ lễ,tôi đứng lặng trước mộ bà,trong hương trầm nghi ngút,những kỷ niệm ngày xưa tràn về ...Tất cả chỉ như vừa mới hôm qua thôi.Tôi nhớ những ngày bà bế tôi rong chơi khắp làng.Nhớ hơi ấm đặc biệt của bà,hình bóng bà mỗi sớm tinh sương,thổi bếp rạ,nướng củ khoai thơm phức.Tôi thường theo bà dậy sớm,thích ngồi cuộn lại trong lòng bà như một con mèo nhỏ,với tay đun bếp cùng bà.Hơi lửa làm nóng bừng hai má ,tôi vừa thổi vừa ăn miếng khoai nướng ngọt đến mềm môi...Thuở bé thơ, hai chị em tôi thường dành nhau chải tóc cho bà.Tóc bà dài, lốm đốm sợi bạc,thoảng mùi sả thơm...Tôi nhớ khôn nguôi mùi hương ấm nồng làm cay sống mũi ấy.Lúc nhỏ,tôi là đứa trẻ hậu đậu,vụng về nhưng bà chẳng bao giờ mắng tôi. Bà dạy tôi mọi thứ,cẩn trọng,rõ ràng như người ta truyền cho nhau kinh nghiệm đã được chắt chiu cả một đời.Thuở ấy,mỗi lúc đông về,bà thường nhắc tôi mặc áo cho thật ấm,vậy mà giờ đây bà nằm một mình trong lòng đất lạnh,trống trải và cô đơn...Tôi yêu bà,gắn bó bên bà cả một thời thơ bé.Tâm hồn tôi trong trẻo hơn,trái tim hiểu thế nào là nhân ái từ sự dạy dỗ của bà,từ những câu chuỵên cổ tích mà bà đã kể.Bây giờ tôi đã lớn khôn.Đông về biết tự mặc áo ấm,làm việc nhà không còn hậu đậu vụng về,bà tôi lại chẳng còn có dịp nhìn thấy thành quả của mình được nữa.

Tiếng mẹ gọi hoá vàng,tro tiền giấy bay kéo tôi ra khỏi thế giới tuổi thơ tràn ngập hình bóng của bà.Tôi trở về nhà trên con đường cũ nhưng sao thấy không gian như ảm đạm hơn.Dường như tôi đang mong chờ một điều kỳ diệu vẫn thường xảy ra trong các câu chuyện cổ tích để không gian buồn trên con đường về nhạt bớt đi chăng?

Có thể bà đã đi xa mãi nhưng bà vẫn sống trong lòng tôi và tất cả mọi người trong gia đình.Tôi tin bà đang dõi theo từng bước đường đời của đứa cháu yêu và nhất định sẽ để bà được mỉm cười về tôi nơi chín suối.

Bài mẫu số 2: Bài văn về buổi đi thăm mộ người thân

Một trong những truyền thống tốt đẹp luôn được lưu truyền và phát huy đến ngày nay của dân tộc ta đó là truyền thống: "Uống nước nhớ nguồn". Một trong những biểu hiện rất tiêu biểu trong đời sống hiện nay cho truyền thống ấy đó chính là lễ tảo mộ vào dịp lễ tết. Đó là thời gian để con cháu, người thân, nhớ đến những người đã khuất và chăm sóc phần mộ của tổ tiên để thể hiện sự tưởng nhớ. Vào dịp tết năm nay, tôi đã thấm đẫm tinh thần ấy khi theo ba mẹ về quê thăm mộ.

Đó là một buổi sáng mùa xuân ấm áp với gió và nắng vờn mây trên bầu trời cao và xanh. Con đường làng rải đầy vị tết dẫn chúng tôi đến với khu nghĩa trang làng. Vì là gia đình có truyền thống lâu đời ở làng nên nhà tôi có hẳn một khu riêng ở nơi đây dành cho tổ tiên dòng họ. Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi được nhìn ngắm tất cả những ngôi mộ của cha ông mình gần gũi đến thế. Ba bảo tôi cúi xuống cùng nhổ đi những đám cỏ rêu phong mọc dưới chân mộ, lau đi những lớp bụi đậu trên thành mộ, tôi làm theo và thấy hình ảnh của ông bà tôi như đang cười với tôi thâm mật, hiền từ như ngày còn sống. Mẹ bày hoa và đồ cúng lên những ngôi mộ to, có lẽ đó là mộ của những người quan trọng, ngôi mộ nhỏ hơn, mẹ cũng cắm những đóa hoa cúc cho thêm phần tươi sắc. Xong xuôi phần chuẩn bị, ba mẹ đều đốt những thẻ hương, mẹ đưa cho tôi một thẻ, cắm vào mỗi ngôi mộ lớn nhỏ ba thẻ rồi bắt đầu khấn. Trước đây vì đã theo mẹ nhiều lần đi chùa nên tôi cũng biết mình cần làm gì trong trường hợp này. Tôi hướng về ngôi mộ chính, lúc đầu những muốn cầu nguyện cho thành tích học tập được tốt nhưng vừa định cầu nguyện, tôi lại thay đối suy nghĩ, tôi cầu cho gia đình mình được khỏe mạnh, những vong linh họ hàng được siêu thoát. Cầu nguyện xong, tôi đưa nhang cho mẹ, để mẹ đặt vào bát hương trên mộ. Hương khói bay nghi ngút mang theo những lời cầu nguyện lên làm thơm không khí xuân ngào ngạt. Tôi chợt cảm thấy không gian mình có chút huyền ảo nhưng đậm chất thiêng liêng. Nhìn xung quanh, tôi thấy cũng có nhiều người giống gia đình tôi, đi thăm ngôi mộ của ông bà, cha mẹ để tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với những người thân đã khuất. Quả thực điều ấy khiến trong lòng tôi có một chút lâng lâng xúc động mơ hồ, và tôi chợt nhớ đến câu thơ của Nguyễn Du:

"Thanh minh trong tiết tháng Ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh"

Thật là những câu thơ hay và ý nghĩa như là một lời khẳng định về truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Tôi nhìn sang ba mẹ mình, thấy hai người nhìn tấm ảnh của ông bà mà đôi mắt như sắp khóc, tôi cũng thấy sống mũi mình cay cay, tôi nhớ những ngày ông bà còn sống, đã yêu thương, chiều chuộng tôi hết mực và tôi lúc nào cũng yêu thương và kính trọng ông bà. Trời hơi trưa, tôi cũng ba mẹ ra về, không quên chắp tay khấn trước mộ tổ tiên thêm một lần để tỏ lòng thành kính của mình. Khi đi ra khỏi cổng nghĩa trang, tôi còn quay đầu lại nhìn mãi như cố ghi dấu một trong những kỉ niệm đẹp nhất của mình về quê cha đất tổ.

Buổi đi thăm mộ ấy đã để lại trong lòng tôi những ấn tượng sâu sắc, tôi không chỉ hiểu hơn truyền thống của dân tộc mình mà còn thấy yêu quê hương hơn, yêu đất nước hơn.

Bài mẫu số 3: Bài văn về buổi đi thăm mộ người thân

Tết là dịp để gia đình đoàn viên, người đi xa quê cũng trở về để đón Tết cùng gia đình và bạn bè. Cũng chính là dịp tưởng nhớ về ông bà đã mất, những người đã khuất. Như thường lệ năm nào gia đình tôi cũng đi viếng mộ của ông nội tôi, làm cho tôi nhớ lại những lúc ông nội còn sống.

Cái lạnh của không khí tết thấm vào người tôi, hôm nay là ngày 30 Tết ngày đón ông bà về ăn tết, thời khắc giao thừa, tôi đứng quanh mộ nội tôi, cỏ mọc xung quanh mộ nhưng chỉ để lót đường đi. Nội rất thích hoa hướng dưong nên xung quanh mộ nội rất nhiều hoa hướng dương. Nén nhang được cha đốt rồi chia cho từng người, từ lớn đến bé từng người đốt và cắm vào, khói nghi ngút bay, tôi bất giác nhìn thấy giọt nước mắt của bà nội âm thầm rơi xuống, bà quay đầu đi không muốn ai nhìn thấy, ai cũng rươm rớm nước mắt, nội tôi mất được 5 năm, lúc trước nội rất thương yêu tôi, chiều chuộng tôi, vườn của nội quanh năm cây trái vẫn sum xuê, được cha mẹ và tôi chăm sóc, cố gắng không để cây nào chết. Gia đình chúng tôi bắt đầu trãi chiếu, ngồi kề bên mộ nội, giống như đang cùng với nội trò chuyện. Cảm xúc thật khó tả, thiêng liêng lắm, vì đây là dịp để gia đình đầy đủ quây quần, có bà nội, cha mẹ, cô dượng, chú thiếm, đầy đủ không vắng mặt ai. Những món ăn ngày trước ông nội tôi thường thích đều được mang lên viếng nội tôi, tôi cảm nhận được ông nội vẫn ở đây, sau khi nhang tàn thì gia đình chúng tôi ăn cơm tại đây, gió Tết hiu hiu thổi, thoang thoảng mùi hương hoa hướng dương lòng tôi bồi hồi xao xuyến.

Lúc còn sống nội thường dạy tôi cách tỉa hoa hướng dương tôi lấy kéo, tỉa hai nhánh bông hướng dương đặt lên mộ nội. Con đã trưởng thành rồi, không còn cô bé nhõng nhẽo năm nào nửa. Nội dạy đạo làm người, dạy cách ứng xử và dạy cách duy trì lối sống. Tôi vẫn nhớ như in những lời dạy ấy, mộc mạc nhưng thấm tình thương. Dù nội đã mất nhưng tâm tôi vẫn tin nội luôn dõi theo tôi, dõi theo gia đình tôi. Rồi như thế trôi qua, gia đình ngồi quay quần ăn uống trò chuyện cũng đã xế chiều. Mọi người bắt đầu làm nốt công việc còn lại, lao chùi, nhổ cỏ, cắt tỉa hoa lá, làm lại một lần nữa cho tươm tất, sạch sẽ hơn. Buổi cơm chiều được dâng lên mộ nội, truyền thống phong tục vẫn thế, cúng kiến xong mọi người gom dọn đồ đạc trở vào nhà chuẩn bị cho buổi giao thừa. Nhang sắp tàn, khói cũng bắt đầu tan hết, tôi cùng gia đình lặng lẽ đi vào nhà, cha tôi từng dạy tôi, người đã khuất con không được phép quên đi mà hãy luôn luôn âm thầm tưởng nhớ. Trân trọng những người còn ở cạnh, thời tiết ngày càng lạnh, lá cây bay xuống đường, tôi vẫn còn rất nhớ ông nội tôi, nhớ nụ cười và con người ấy, giờ chỉ còn người nằm im nơi mặt đất lạnh lẽo này.

Buổi thăm mộ hết sức ý nghĩa đối với tôi, tôi giờ đã khôn lớn, đủ hiểu được ý nghĩa của tình thân gia đình. Trân trọng những người còn ở lại, và vẫn nhớ về người đã mất và nội tôi, tôi nhớ ông rất nhiều.


Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
Duyên
Xem chi tiết
Phong Nguyệt
Xem chi tiết
ThuuAnhh---
Xem chi tiết
Nguyễn Cao Bảo Hà
Xem chi tiết
Taehyung Kim
Xem chi tiết
Hong Ha Nguyen
Xem chi tiết
Đặng Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Đặng Ngọc Đăng Thy
Xem chi tiết