Bài 30. Tổng kết

Vo Thi Minh Dao

Tự luận

1/Hãy trình bày chính sách ngoại giao của Quang Trung Hoàng đế ? Từ đó em rút ra được bài học gì về cách ngoại giao trong hoàn cảnh nước ta hiện nay ?

2/Giáo dục thời Nguyễn so với thời Tây Sơn có điểm gì giống và khác nhau ?

3/ Theo em các chúa và vua nhà Nguyễn đã có những đóng góp lớn nào đối với đất nước ta ?

4/Vì sao cuối thế kỉ 18 nửa đầu thế kỉ 19 nền văn học nước ta lại phát triển hết sức rực rỡ với nhiều tác phẩm và tác giả lớn ?

❤Cô nàng ngốc ❤
17 tháng 4 2018 lúc 13:12

Câu 1:

- chính sách ngoại giao, ngoại thương dưới thời Quang Trung là:

+ Mềm dẻo, khéo léo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.

+ Buộc nhà Thanh phải công nhận nước ta là 1 quốc gia độc lập có chủ quyền.

- Nhận xét chính sách đối ngoại của nước ta hiện nay :

+ Chính sách đối ngoại của nước ta theo chủ trương "chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”.

+ Giữ vững được môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển, đưa các mối quan hệ đối ngoại quan trọng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả.

+ Công tác đối ngoại đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và góp phần quan trọng vào nhiệm vụ giữ vững chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, bảo vệ an ninh Tổ quốc.

+ Nâng cao vị thế quốc tế của đất nước thông qua việc nâng tầm đối ngoại đa phương từ “tham gia tích cực” lên “chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi chung”, bảo vệ và thúc đẩy hiệu quả các lợi ích chiến lược về an ninh, phát triển của Việt Nam, đồng thời thể hiện tinh thần “thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.

Câu 2:

Giáo dục khoa cử thời Tây Sơn :

Chữ Nôm là chữ được xây dựng trên cơ sở chữ Hán từ nhiều thế kỷ trước và trở thành thứ văn tự riêng ghi lại chân thực tiếng nói của người Việt. Từ cuối thời Trần, Hồ Quý Lyđã đưa chữ Nôm lên vị trí quan trọng, nhưng chỉ dừng lại ở việc dịch các tác phẩm chữ Hán ra chữ Nôm. Đến thời Tây Sơn, chữ Nôm được đưa vào văn bản chính thức của nhà nước, tại các bài hịch, thư từ, mệnh lệnh...

Sau chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789), Quang Trung đã gạt bỏ tư tưởng độc tôn chữ Hán trong giáo dục và khoa cử của các triều đại phong kiến khác.

Để tăng cường phổ biến chữ Nôm, Quang Trung cho lập ra Viện Sùng chính vào cuối năm 1791, do Nguyễn Thiếp làm viện trưởng. Viện được đặt ở Vĩnh Dinh, trên núi Nam Hoa (Nghệ An), nơi Nguyễn Thiếp từng ở ẩn. Quang Trung đã giao cho Nguyễn Thiếp việc tuyển các nhà nho làm thầy và khuyên dân học chữ. Ngoài ra, Quang Trung còn giao cho Nguyễn Thiếp việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để phổ biến rộng rãi.

Tham gia công việc dịch sách ngoài Nguyễn Thiếp có các danh nho như Nguyễn Công, Nguyễn Thiện, Phan Tố Định, Bùi Dương Lịch. Đến tháng 5 năm 1792, các sách Tiểu học như Dương tiết, Minh tâm, Thuyết ước… và Tứ Thư gồm Đại Học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử được dịch xong, đóng thành 32 quyển và gửi vào Phú Xuân cho Quang Trung. Quang Trung khen ngợi và lệnh cho quan bản trấn (Nghệ An) cấp thêm cho Nguyễn Thiếp hơn 20 viên văn thuộc, từ lại giúp cho việc biên lục của Viện Sùng chính để dịch tiếp Kinh Thư, Kinh Dịch.

Cùng việc lập Viện Sùng chính, Quang Trung cho tu sửa Văn Miếu và Học Cung cũ của chúa Nguyễn ở xã Long Hồ, đặc biệt là mở rộng hệ thống trường học tới cấp xã mà các triều đại trước chưa làm được. Trong tờ Chiếu lập học quy định, các xã đều phải lập nhà xã học; những con nhà nho có học và có hạnh kiểm tốt được lựa chọn làm người dạy chữ trong xã, gọi là "Xã giảng dụ". Các "Xã giảng dụ" do xã lựa chọn và được triều đình cấp bằng công nhận

Do chưa kịp xây dựng đủ cơ sở vật chất như chủ trương, Quang Trung lệnh cho các địa phương được sử dụng một số đền chùa vào làm trường học phủ. Các thầy dạy trong các trường học phủ phải là chức huấn đạo do triều đình bổ nhiệm, được cử đến đảm trách

Nội dung học tập được chấn chỉnh lại cho phù hợp với tình hình mới, vì qua một thời gian dài, việc học tập thời Lê mạt tỏ ra bất cập vì cách học sáo rỗng, từ chương, cầu lợi của kẻ sĩ không hợp với đòi hỏi của xã hội mới. Điều đó được Nguyễn Thiếp chỉ ra trong thư gửi Quang Trung cuối năm 1791. Theo đề nghị của Nguyễn Thiếp, Quang Trung thống nhất quan điểm dạy và học là

"Phép dạy, nhất định theo Chu Tử" Phép học thì trước học Tiểu học để bồi bổ lấy gốc; tuần tự tiến lên, rồi đến Tứ thư, Ngũ Kinh, Chu sử. Học cho rộng rồi ước lược gọn, theo điều học biết mà làm.

Bản thân Quang Trung, xuất thân là một võ tướng, khi trở thành hoàng đế cũng cố gắng học Tứ Thư, Ngũ Kinh, Binh Thư... Mỗi tháng 6 lần, một viên quan Bí thư, có nhiệm vụ vào chầu để giảng giải cho hoàng đế Quang Trung về kinh sách.

Giáo dục khoa cử thời Nguyễn:

Trường học thời nhà Nguyễn là nơi học sinh đến để học chữ Nho và Nho giáo. Ở nông thôn cũng như thành thị trước khi khoa cử bị bãi bỏ vào đầu thế kỷ 20 thì có những thầy đồ mở trường tư tại gia dạy học. Thầy đồ đa số là những vị quan về hưu hoặc những người chỉ đỗ tú tài tự ý mở lớp chứ không có sự giám sát của chính quyền. Một người thầy hay chữ có thể có đến hàng nghìn học sinh theo học. Với số đông như vậy thầy giáo thường chọn lấy một người học trò giỏi giang hơn cả mà giao phó trách nhiệm làm trưởng tràng, giúp thầy trông coi các môn đệ. Ngoài ra lại có cán trànggiám tràng hiệp lực.

Trần Quý Cáp, đậu tiến sĩ khoa Giáp Thìn 1904 có mở trường dạy học ở thôn Thái Lai, làng Bất Nhị, Quảng Nam, có tiếng là hay chữ nên học trò theo học đông lắm. Nhà văn Phan Khôi từng theo học Trần Quý Cáp 10 năm từ năm 9 tuổi đến 19 tuổi sau ghi lại trường học thời đó như sau:

Cái nhà ba gian, hai chái, sườn bằng gỗ, rộng lòng căn. Trong nhà trừ ba gian bàn thờ và một cái buồng ở góc, còn thì liệt ván cả. Một bộ ván cao ở giữa là chỗ thầy ngồi; còn bao nhiêu ván thấp, cho học trò... Sách giảng hàng ngày là kinh, truyện, sử, mà cứ ngày chẵn ngày lẻ đổi khác nhau. Như ngày chẵn: Kinh Thi, truyện Luận Ngữ, sử Hán, thì ngày lẻ: Kinh Dịch, truyện Mạnh Tử, sử Đường. Rồi theo đó cứ luân lưu mà giảng tiếp. Thầy ngồi yên rồi dưới này một trò nào chẳng hạn chiếu theo ngày mà mở ba cuốn sách nhằm chỗ tiếp với hôm trước, theo thứ tự đè chồng lên nhau và đem đặt lên ghế xuân ý trước mặt thầy.

-Đọc đi! Thầy truyền... Rồi một người tốt giọng bắt đầu đọc. Đọc chậm rãi mà ngân ngợi. Được vài ba tờ, tới chỗ thầy bảo dứt thì dứt. Đến phiên thầy cắt nghĩa...

Trường của Trần Quý Cáp hàng ngày có 150-200 học trò đến "nghe sách". Ngoài ra có những người không đến nghe giảng nhưng khi thầy ra đầu bài thì cũng làm bài nộp vào để thầy chấm, con số lên đến non 100.

Trẻ con muốn nhập học thì thường mang xôi, gà đến biếu thầy và làm lễ khai tâm, cúng Khổng Tử để xin làm đệ tử.

Ở những làng giàu có thì một phần công điền gọi là "học điền" có thể được dùng để lấy tiền gạo nuôi thầy đồ trong làng[4]còn ở những làng không có phương tiện thì chỉ nhà giàu mới có tiền cho con theo học mà thôi.

Mỗi năm vào hai ngày tết (Tết Đoan dương và Tết Nguyên đán) thì học trò đem tiền vật đến biếu thầy

Ngoài ra còn có một số cơ sở giáo dục thuộc nhà chùa, tuy không với mục đích dạy học trò để thi đỗ nhưng cũng góp phần vào việc đào tạo một số người.

Triều đình thì ở cấp huyện trở lên mới tham gia trong việc giáo dục. Thấp nhất là trường huyện có quan huấn đạo (hàng thất phẩm) dạy. Lên tới phủ thì quan giáo thụ (hàng lục phẩm) rồi đốc học (hàng tứ phẩm) ở trường tỉnh trông coi. Học trò ở huyện do quan huấn đạo hay phủ do quan giáo thụ dạy có thể lên tỉnh nhận bài của quan đốc học rồi nộp lại cho quan chấm. Đến kỳ bình văn thì lên lãnh bài và xem điểm.

Kể từ năm 1803 thì ở Huế mở trường Quốc Tử Giám để các con quan và những người trúng tuyển ở các tỉnh vào thụ giáo các quan tế tửu va tư nghiệp.

Vào năm 1908 con số ước đoán là trong hai xứ Bắc và Trung Kỳ thuộc quyền cai trị của nhà Nguyễn có 15.000 trường học và khoảng 200.000 học sinh.

Việc học chủ yếu là để đi thi để ra làm quan.

Câu 3:

-Lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê

-Xóa bỏ ranh giới chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài

-Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh

-Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Câu 4;'

Sự phát triển rực rỡ của văn hoá Nôm cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX đã nói lên sự phát triển ngày càng phong phú và hoàn thiện của chữ Nôm - chữ Quốc âm. Khẳng định sự tự chủ trong văn học dân tộc.

- Văn hóa dân tộc phát triển đến đỉnh cao với nhiều tác phẩm, tác giả nổi tiếng, chứng tỏ cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX văn học chữ Nôm hơn hẳn văn học chữ Hán về số lượng và chất lượng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Đặng Trúc Phúc
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Đào Ngọc Bích
Xem chi tiết
Nguyễn Ngân Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Kim
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Thiên Lan
Xem chi tiết
nguyễn đức dũng
Xem chi tiết
Bảo Bảnh Bao
Xem chi tiết
Mỹ Hà Lục
Xem chi tiết