Đề cương ôn tập văn 8 học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
lê bảo ngọc

Từ câu nói của ông vua Cafe Trung Nguyên " Khi con người ta nuôi khát vọng ước mơ lớn lao, cháy bỏng thì sẽ có cơ hội làm nên thành công lớn". Em hãy viết bài văn nghị luận về câu nói trên

Khanh Tay Mon
6 tháng 5 2019 lúc 21:03

Trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị và tư vấn nguồn nhân lực, TS Trần Hữu Đức từng nắm giữ các vị trí giám đốc nhân sự, giám đốc kinh doanh, giám đốc điều hành... tại các công ty và tập đoàn lớn như PepsiCo Việt Nam, UNZA, RIM Technologies, Ulysses, Dược PHANO…

Là người nổi tiếng trong giới tâm lý học, TS Đức xuất hiện trong nhiều chương trình tư vấn trên sóng truyền hinh như: Chuyện đêm muộn, Sống có chất, Hồ sơ trinh thám, Cuộc sống quanh ta, Đồng tiền thông minh... Ngoài ra, ông cũng từng là cố vấn tâm lý cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015, 2017; hỗ trợ, huấn luyện tâm lý Á hậu Lệ Hằng, Miss Nguyễn Loan, H'Hen Niê - ba đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu Hoàn vũ thế giới năm 2016, 2017, 2018.

Có duyên làm việc, nghỉ rồi quay lại Trung Nguyên đến nay đã hơn 10 năm, TS Đức là một trong những người hiểu sâu sắc về khát vọng theo ông là rất lớn lao m Cách đây hơn 10 năm, lần đầu tiên tôi gặp Đặng Lê Nguyên Vũ là khi ông phỏng vấn tuyển dụng tôi cho vị trí Giám đốc nhân sự. Lúc đó, kỳ vọng lớn nhất của ông Vũ là muốn nhờ một chuyên gia tâm lý, có bề dày kinh nghiệm cũng như học vấn thay đổi suy nghĩ của tất cả anh chị em trong công ty. Ông hỏi tôi: "Liệu anh có làm được không". Câu hỏi ấy khiến tôi bật cười.

Thực tế, thay đổi suy nghĩ là một việc chống chỉ định trong lĩnh vực quản lý. Các "sếp" chỉ có thể can thiệp hành vi mà không thể can thiệp suy nghĩ, thái độ của nhân viên.

Ông Vũ nghe tôi nói vậy liền gạt đi. Ông bảo: "Cái anh nói chắc là kiến thức bên Tây dạy cho anh. Anh là người Việt, sống và làm việc ở Việt Nam mà chỉ áp dụng kiến thức của nước ngoài thì không ổn. Cứ cho là anh học theo Tây, anh là người xuất sắc nhất, áp dụng thành công nhất phương pháp của họ thì anh cũng chỉ có thể giỏi bằng Tây chứ chẳng thể nào thắng nổi họ".

à nhiều người cho là "vĩ cuồng" của Đặng Lê Nguyên Vũ...

Điều mà ông Vũ muốn thay đổi ở nhân viên chính là suy nghĩ dám làm điều khác biệt, tận tụy, trách nhiệm với công việc vì một mục đích sâu xa hơn là cống hiến cho dân tộc, cho đất nước.

Trong quan điểm của ông Vũ, một doanh nghiệp nhỏ thì doanh nghiệp ấy có thể là tài sản của cá nhân nhưng khi doanh nghiệp lớn lên thì tài sản ấy lại là của chung người lao động, của xã hội và của cả đất nước. Người chủ doanh nghiệp cuối cùng, bản chất cũng chỉ là kẻ được xã hội, nhà nước tín nhiệm trao cho nhiều trọng trách lớn lao trong vấn đề phụng sự đất nước. Tại sao lại nói vậy bởi doanh nghiệp không chỉ đóng thuế, tạo nên thương hiệu Việt, đưa biên giới Việt Nam vượt xa trong lĩnh vực kinh tế mà còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, kiến tạo khát vọng cho thanh niên, xây dựng triết lý sống, tư tưởng mới...

Nếu mỗi nhân viên đều hiểu rằng, để giúp đất nước cạnh tranh với các cường quốc năm châu thì chúng ta không chỉ cần học giỏi, tích lũy kinh nghiệm thực tế mà còn phải sống trong tâm thế thích nghi với hoàn cảnh mới, quên đi những dĩ vãng vàng son từng có để bắt tay làm cái mới ở vạch mốc số 0.. thì chắc chắn, quốc gia ấy chỉ có con đường tiến bộ chứ không thể nào lạc hậu, đi sau được.

Tất nhiên, thay đổi suy nghĩ của một người đã không dễ, thay đổi suy nghĩ của hàng trăm, hàng nghìn người lại càng khó hơn. Đối với tôi, đó quả là một thách thức to lớn trong đời. Nhưng tôi nghĩ, không chỉ riêng mình mà nhiều nhân viên khác cũng đều được ông Vũ tạm ứng niềm tin như thế. "Vua cafe" thường khuyến khích chúng tôi quên đi những thành tích cũ, kiến thức cũ, loại bỏ suy nghĩ cũ để liên tục bắt đầu làm lại từ đầu, dám thách thức thất bại để từ đó chinh phục thử thách.

Trở lại với Hành trình Từ Trái Tim năm nay, tôi phải bỏ dở một dự án mở công ty riêng. Trong suốt thời gian làm việc cùng ông Vũ, đặc biệt là khi đồng hành cùng Hành trình Từ Trái tim, tôi đã nghe thấy nhiều người nói ông là kẻ không bình thường, mang khát vọng vĩ cuồng... Cá nhân tôi tin ông và cũng tin, bất cứ ai từng tiếp xúc, làm việc với Đặng Lê Nguyên Vũ đều tin và muốn đồng hành cùng ông làm nên điều không tưởng.

Theo tôi, bản chất của việc đi khắp nơi tặng sách, thắp lên ngọn đèn của ánh sáng tri thức mà Hành trình Từ Trái Tim đang làm chính là xuất phát từ khát vọng đánh thức chàng Thánh Gióng bên trong mỗi người thanh niên Việt.

Câu chuyện về Thánh Gióng chắc chúng ta đều đã biết. Từ một cậu bé được nuôi bằng cơm ăn, áo mặc của dân làng, Thánh Gióng vươn mình trỗi dậy thành người khổng lồ, một mình cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt đánh tan quân giặc.

Tặng 5 cuốn sách Nghĩ giàu làm giàu, Không bao giờ thất bại tất cả là thử thách, Quốc gia khởi nghiệp, Khuyến học, Đắc nhân tâm, Đặng Lê Nguyên Vũ muốn truyền cho các bạn trẻ đang sống và hưởng nền độc lập, tự do mà cha ông dùng xương máu đổi lại phải biết nuôi khát vọng vươn lên, cống hiến sức mình cho quê hương, đất nước.

Thực tế trong cuộc đời này, tất cả mọi người đều xuất phát như nhau. Tuy nhiên, có người thành công, có người không thành công. Điều đó khác nhau ở quá trình nỗ lực và cách nhìn nhận về sự kết quả. Tuy nhiên, nhiều người dường như đã quên mất điều đó. Khi gặp vận may, họ lười nhác bỏ qua, lúc gặp vận xấu, họ đổ lỗi cho số phận.

Khai sáng tri thức thông qua việc tặng sách mà Hành trình Từ Trái Tim đang làm chính là lời tuyên chiến với chủ nghĩa số phận đang xâm lấn và làm nhụt chí khí không ít người trẻ Việt. Đặng Lê Nguyên Vũ không chỉ tặng sách mà còn muốn truyền đam mê, nghị lực vươn lên bởi ông tin, khi con người ta nuôi khát vọng lớn lao, cháy bỏng thì sẽ có cơ hội làm nên thành công lớn

. Tiếp xúc và trò chuyện với Đặng Lê Nguyên Vũ, tôi cũng nhận ra ông là người có quan niệm khác biệt về sự giàu có. Theo ông, nói giàu có mà chỉ đề cập tới tiền bạc thì quả là sai lầm. Mục tiêu của tất cả mọi người là sống và nỗ lực đạt được điều mình muốn chứ không phải hoàn toàn vì vật chất.

Với ông Vũ, để thoát khỏi nghèo khó, thoát khỏi cuộc sống chăn bò thuê, ông khát khao làm giàu từ cây cafe. Tuy nhiên, có người học ĐH, trau dồi tri thức để trở thành nhà nghiên cứu, làm nghệ thuật hoặc đơn giản là thành một nhân viên xuất sắc, uy tín nhất lĩnh vực họ đang làm. Giống như ông Vũ thường nói, ai thành công trong lĩnh vực mình muốn làm chính là người giàu có và đã không làm thì thôi nhưng bắt tay làm việc gì thì phải làm xuất sắc nhất việc ấy.

Sự khác nhau giữa tiền bạc và tri thức chính là ở chỗ tiền bạc, tài sản thì có thể chia cho người khác còn tri thức thì không thể. Người khác chỉ có thể trao cho bạn thông tin, cơ hội để có được tri thức nhưng tự bạn phải trau dồi, phải đọc, học và vận dụng sáng tạo thì thông tin, kiến thức mới có thể biến thành tri thức.

Xã hội nào đặt tiền bạc lên vị trí cao nhất thì không thể mong đợi sự phát triển lành mạnh, trong sạch. Đó chính là lý do vì sao Hành trình Từ Trái Tim chuyên chở thông điệp: "Một dân tộc vĩ đại là một dân tộc biết tôn thờ và thượng tôn tri thức". Đó cũng chính là lý do vì sao ông Vũ muốn thắp lên ngọn đèn của ánh sáng tri thức trên tất cả chiều dài, chiều rộng đất nước, từ thành phố đến vùng biên giới, hải đảo xa xôi.

Tuy nhiên, đến cuối cùng, Hành trình Từ Trái Tim cũng chỉ là một trong những việc ông Vũ muốn làm vì khát vọng phụng sự cho đất nước. Đáng tiếc, khi ông Vũ làm, nhiều người chẳng những không ủng hộ mà còn xúm vào ném đá. Họ nói: "Trung Nguyên không thể đủ nhân lực, vật lực để thực hiện dự án khổng lồ như thế với số tiền dự kiến lên tới 5 tỷ đô", "Tặng 5 cuốn sách đó làm gì khi chúng không có giá trị thực tiễn, nặng về lý thuyết"...

Mỗi lần nghe thấy những lời chỉ trích ấy, tôi thoáng buồn. Tôi nghĩ, đó cũng chính là lý do vì sao đất nước mình vẫn còn nghèo. Bởi vì chúng ta quen với việc phá Một hành trình dù ý nghĩa, nhân văn cách mấy mà chỉ có một người làm thì tất nhiên, khả năng thành công sẽ thấp hơn là khi có sự chung tay của toàn xã hội. Tại sao những người đang phê phán ông Vũ, họ không thể đặt mình vào hoàn cảnh của người trong cuộc để thấu hiểu hoặc tự họ cũng tham gia như một phần của Hành trình Từ Trái Tim? 5 tỷ đô nghe to đấy nhưng nếu chia đều thì mỗi người dân Việt Nam chỉ cần đóng góp 200 USD là xong rồi.

Đi cùng Trung Nguyên đã lâu, tôi hiểu rằng những gì ông Đặng Lê Nguyên Vũ đang làm mới chỉ là khởi đầu. Điều ông Vũ muốn hướng tới là xây dựng một quỹ phi lợi nhuận, dần dần tách ra khỏi Trung Nguyên để cả xã hội cùng hợp lực vì mục tiêu phát triển đất nước, sâu xa hơn là giúp đỡ các dân tộc khác, đất nước khác trên toàn thế giới.

Khát vọng này với nhiều người là "vĩ cuồng", "viển vông" còn với Đặng Lê Nguyên Vũ và những ai đang đồng hành cùng ông c n xét hơn là hành độnghỉ là một thử thách. Với lòng tin ấy, cá nhân tôi dù đã bỏ qua một cơ hội mở doanh nghiệp riêng, dù biết phía trước còn nhiều gian nan, vất vả vẫn quyết không hối hận và tin rằng, ngày nào đó, khát vọng của ông Vũ sẽ được hiện thực hóa thông qua những hành động đầy nhân văn mà Hành trình Từ Trái Tim đã và đang làm..

TS Trần Hữu Đức nói về khát vọng bị coi là vĩ cuồng của Đặng Lê Nguyên Vũ: Những gì ông Vũ đang làm mới chỉ là khởi đầu! - Ảnh 8.


Các câu hỏi tương tự
H T T
Xem chi tiết
lê bảo ngọc
Xem chi tiết
anh hoang
Xem chi tiết
DinhViet Hieu
Xem chi tiết
Pi Kasuwua
Xem chi tiết
HarryVN
Xem chi tiết
Van Doan Dao
Xem chi tiết
Long Hoang
Xem chi tiết
H T T
Xem chi tiết