Khoảng cách thế hệ trong nhiều gia đình, giữa học trò tuổi teen và bố mẹ, thậm chí bố mẹ cũng còn rất trẻ, giờ có thêm một tác nhân từ thế giới mạng, hay đúng hơn là sự cảm dỗ của việc kết nối. Nhiều ông bố bà mẹ không tài nào ngủ được khi thấy đèn của chiếc modem nhấp nháy liên hồi. Có ông bố cứ 23 giờ là tắt nguồn modem. Lập tức nghe thấy một tiếng “á” kinh dị từ tầng trên, và đôi khi thậm chí cả tiếng làu bàu hồn nhiên không giấu giếm của mấy chàng sinh viên thuê nhà bên cạnh, đêm đ...
Đọc tiếp
Khoảng cách thế hệ trong nhiều gia đình, giữa học trò tuổi teen và bố mẹ, thậm chí bố mẹ cũng còn rất trẻ, giờ có thêm một tác nhân từ thế giới mạng, hay đúng hơn là sự cảm dỗ của việc kết nối. Nhiều ông bố bà mẹ không tài nào ngủ được khi thấy đèn của chiếc modem nhấp nháy liên hồi. Có ông bố cứ 23 giờ là tắt nguồn modem. Lập tức nghe thấy một tiếng “á” kinh dị từ tầng trên, và đôi khi thậm chí cả tiếng làu bàu hồn nhiên không giấu giếm của mấy chàng sinh viên thuê nhà bên cạnh, đêm đêm vẫn “hứng” sóng wifi “chùa”. Nhưng tắt modem rồi vẫn không ngắt được kết nối, khi sóng 3G trên điện thoại vẫn chạy vù vù.
Sống là kết nối. Nhưng sống cũng cần có những khoảng lặng ngắt kết nối. [...] Con người khao khát sự kết nối. Rồi một ngày, con người sẽ lại khao khát khoảng lặng ngắt kết nối.
(Kết nối và ngắt kết nối, Hà Nhân, Theo Sống như cây rừng, NXB Văn học, 2016)
1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.
2. Theo tác giả, tác nhân mới làm tăng khoảng cách giữa các thế hệ trong gia đình là gì?
3. Theo em, “kết nối” và “ngắt kết nối” trong đoạn trích trên được hiểu là gì?
4. Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 2/3 trang giấy thi bộc lộ suy nghĩ của em về chủ đề: “Kết nối hay ngắt kết nối”