Bài viết số 6 - Văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kafu Chino

Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành"
(Lưu ý: các bn có thể lấy trên mạng, ghép từ nhiều bài khác vào hoặc tự viết thì càng tốt và mình sẽ lọc nếu hay mình sẽ tích)

Trần Thị Bích Trâm
14 tháng 3 2018 lúc 21:11

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.

Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.

“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.

Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.

Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.

Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”

Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”

Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.

Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

Trần Thị Bích Trâm
14 tháng 3 2018 lúc 21:08

Từ xưa tới nay, mối tương quan chặt chẽ giữa học và hành đã được nhiều người quan tâm, bàn luận, Học quan trọng hơn hành hay hành quan trọng hơn học? La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã góp một ý kiến xác đáng về vấn đề này trong bài Bàn luận về phép học: Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua. Ý kiến trên đây của ông là sự đúc kết kinh nghiệm sau bao năm nghiền ngẫm và áp dụng trong thực tế phương pháp dạy và học của Chu Tử (tức Chu Đôn Di), một bậc thầy của Nho giáo đời Tống bên Trung Quốc. Trong phép học của Chu Tử, Nguyễn Thiếp nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa học và hành: học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Vậy, chúng ta phải tìm hiểu xem học là gì? hành là gì? Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học qua sách vở và học ở thực tế đời sống. Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết. Học để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình và góp phần hữu ích vào sự nghiệp chung của đất nước, dân lộc. Theo Nguyễn Thiếp, muốn có kết quả tốt phải có phương pháp học tốt. Trước hết phải học từ thấp đến cao. Khi học phải biết tóm lược kiến thức cơ bản đế dễ nhớ, dễ vận dụng. Theo cách nói bây giờ là ta phải biết sơ đồ hóa kiến thức, biết tóm tắt nội dung văn bản đã học. Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hằng ngày. Ví dụ như một bác sĩ được những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho nhân dân. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên… để phục vụ đời sống con người. Anh công nhân trong xưởng máy vận dụng lí thuyết để cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chị nông dân áp dụng khoa học vào đồng ruộng để có được những vụ mùa bội thu… Học sinh vận dụng những điều thầy dạy để làm một bài toán, một bài văn… đó là hành. Bác Hồ cũng khẳng định: Học để hành, có nghĩa là học để làm cho tốt, Thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha chúng ta ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri Lí. (Không học thì không biết đâu là phải, là đúng). Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chăng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi. Ngược lại, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Trong học tập, học sinh muốn làm được một bài văn hay một bài toán thì không những phải nắm vững lí thuyết mà còn phải biết vận dụng lí thuyết để làm từng kiểu bài cụ thể. Trong công việc, nếu ta chỉ làm theo thói quen, theo kinh nghiệm mà không có lí thuyết soi sáng thì năng suất công việc sẽ thấp và chất lượng không cao. Cách làm theo thói quen chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp có liên quan đến khoa học kĩ thuật thì chúng ta bắt buộc phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thời đại. Quan niệm về học và hành của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cho đến nay vẫn giữ nguyên tính khoa học và tính thực tiễn của nó. Trong giai đoạn khoa học phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức các công việc phức tạp. Lí thuyết đúng đắn có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho thực hành. Con người sẽ rút ngắn thời gian mò mẫm, thử nghiệm và tránh được những sai lầm đáng tiếc. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Do đó, chúng ta không thể coi nhẹ vai trò to lớn của việc học mà phải nhìn nhận, đánh giá đúng mức môi liên quan giữa học và hành. Học và hành phải đi đôi vì chúng có tác động hai chiều với nhau. Học hướng dẫn hành. Hành bổ sung, nâng cao và làm cho việc học thêm hoàn thiện. Có học mà không có hành thì chỉ là ôm mớ lí thuyết suông. Trái lại, chỉ chú trọng thực hành mà không chịu học hỏi thì làm việc gì cùng khó khăn. Học và hành là hai mặt của một quá trình, không thể xem nhẹ mặt này hay mặt khác. Thực tế cho thấy trong tất cả các cấp học ngày nay, phương châm học đi đôi với hành là hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở… phải được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người. Với cách lập luận chặt chẽ, bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp giúp chúng ta hiểu rõ mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, tài năng, đặng góp phần thúc đầy sự hưng thịnh của đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi theo kiểu “vinh thân phi gia". Muốn học tối phải có phương pháp đúng: Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm; đặc biệt học phải đi đôi với hành.

Trần Đức Mạnh
14 tháng 3 2018 lúc 21:33

Ranh giới giữa thành công và thất bại, thánh thiện và xấu xa mong manh như sợ tơ, vô thường như dòng nước. Không nỗ lực, con người sẽ rơi vào cảnh xót xa. Không tỉnh táo, con người dễ rơi vào lầm than. Thành công và thất bại, thánh thiện và xấu xa là những cặp phạm trù đối nghịch của một thực tại. Thực tại này làm cho con người khổ đau hay hạnh phúc, vui vẻ hay buồn sầu. Có được những cảm giác này do cách nhìn nhận, đánh giá của mỗi người vào từng sự kiện để quyết định hướng đi cho bản thân. Trong chiều hướng đó dân gian có câu: “không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tỉnh táo chế ngự mình thì dễ vấp ngã” như một lời nhắn nhủ mọi người phải không ngừng chế ngự bản thân trước cái xấu cũng như nỗ lực trong các công việc thì mới mong cuộc sống có hạnh phúc.
“Nỗ lực khẳng định mình” là ráng sức, kiên trì trong mọi hoàn cảnh để vượt qua những khó khăn nhằm khẳng định giá trị bản thân. Còn “Không tỉnh tảo chế ngự bản thân” là một trạng thái không biết làm chủ con người, cứ để cho bản năng lẫn át lương tri. Nói khác hơn, không có một cái nhìn tích cực mỗi khi gặp sự kiện hay khó khăn trong cuộc sống để từ đó cứ buông mình trong những đam mê, mặc cho thời gia trôi đi một cách uổng phí. Vì thế, câu nói gợi lên trong ta về sự “thành công” hay “sa ngã” đều do bởi thái độ và cách nhìn của bản thân đặt vào mục tiêu, nghĩa là biết cố gắng trong mọi phút giây của cuộc sống thì thành công nằm trong tầm tay con không biết tỉnh táo trước những cám dỗ của thời cuộc hay những lối sống mang tính tiêu cực sẽ làm con người sẽ rơi vào vòng lao lý hay những cảm bẫy của cuộc đời
Cuộc sống là chuỗi ngày của những thành công và thất bại đan kết với nhau tạo thành vô số mắt xích nối dài trong dòng chảy của thời gian. Hiện hữu trong trần gian chẳng có ai đạt được thành công viên mãn, chẳng có thành công nào mang tính phổ quát nhằm bao hàm và chi phối cho toàn bộ cuộc sống của con người. Nhìn vào ai đó đang sở hữu những tiện nghi sang trọng, hay có một địa vị cao trong xã hội, ta cứ nghĩ họ thành công. Nhưng nếu ở lãnh vực con đường sự nghiệp thì suy nghĩ của ta có thể đúng. Còn nếu nhìn vào đó để đánh giá toàn bộ cuộc sống của họ thì có vẻ chông chênh quá. Vì biết đâu, để có được những tiện nghi sang trọng đó họ phải đạp lên thành trì đạo đức, hay để có được chức vị cao trong xã hội họ đã phải luồn, phải lách hết chỗ này, tới chỗ kia. Hoặc có thể họ có những thứ đó nhưng gia đình lại đổ vỡ, bạ bè xa lánh. Hiểu theo nghĩa này thì có vẻ trong thành công vẫn luôn tiềm tàng những nỗi xót xa.
Có lẽ ta cũng không thể phủ nhận những giá trị của thành công, nhưng những giá trị này phải được hiểu trong chiều hướng tích cực thì mới đáng trân trọng. Để gặt hái được thành công, thiết nghĩ cần nỗ lực của bản thân hằng ngày, nghĩa là biết gạt bỏ những mưu cầu không cần thiết, siêng năng rèn luyện những kỹ năng theo đúng với năng khiếu cũng như sở thích của mình. Phao-lô the Tarsus nói: “phàm là tay đua thì phải kiêng kỵ đủ điều và siêng năng tập luyện nhằm chiếm cho được vòng nguyệt quế dành cho người chiến thắng”. Còn Lỗ Tấn lại thêm “đường thành công không dấu chân người lười biếng”. Hiểu theo nghĩa này thì sự cần cù, kiên nhẫn là những biện pháp nhằm phát huy hết khả năng của mình. Nếu trong làng túc cầu thế giới có một Messi chơi bóng hoa mỹ, tinh thần thi đấu cao đang được rất nhiều người yêu mến thì ở mảnh đất hình chữ S có kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên, một vận động viên chơi môn thể thao dưới nước đang được nhiều bạn trẻ ở Việt Nam thần tượng. Xét ở phương diện sự nghiệp thì ta có thể khẳng định hai con người này đang thành công. Với những danh hiệu cá nhân mà họ đạt được, thì trong làng bóng đá thế giới cũng như trong môn thể thao dưới nước ở khu vực Đông Nam Á, nhiều vận động viên đang “ghen tỵ” và khát khao được sở hữu những danh hiệu này. Để có được những thành công vẻ vang như ngày nay, ta bắt gặp điểm chung nơi hai vận động viên này là sự tập luyện chăm chỉ, nỗ lực rèn luyện không mệt mỏi hằng ngày.
Tuy nhiên, với những ai không yêu mến họ hay thần tượng một vận động viên khác lại cho rằng, có được thành công là do họ có năng khiếu. Cái nhìn thiển cận như thế thấy thương cho những nỗ lực để khẳng định năng khiếu của Messi và Ánh Viên quá! Ở một mức độ nào đó, các nhà tâm lý vẫn thường nói năng khiếu chiếm tỉ lệ rất nhỏ, còn để thành công thì nỗ lực của bản thân cũng như những yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” chiếm tỉ lệ rất lớn. Hiểu trong chiều hướng vừa nêu trên xin đưa ra vận động viên khác đó là Văn Quyến. Ngược dòng thời gian chừng một thập niên về trước thì anh được xem là niềm hy vọng của bóng đá nước nhà. Với những pha xử lý bóng tinh tế cũng như kỹ thuật điêu luyện mà những người làm công tác chuyên môn đã đánh giá cao về khả năng chơi bóng của anh. Vậy mà vì một chút lợi nhuận trước mắt, anh cùng một số cầu thủ trong đội tuyển Olympic tham gia vào vụ cá độ, kết quả con đường thành công trong sự nghiệp “quần đùi, áo số” bị chững lại. Nguyên nhân dẫn đến việc sự nghiệp của Văn Quyến bị chững lại có thể đến từ sự gian dối trong xã hội đang tràn lan, và tham nhũng trở thành những việc “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Hiểu theo nghĩa này có vẻ ta đang “vơ đũa cả nắm”, vì trong một đội tuyển trên hai mươi người vậy chỉ mấy cầu thủ tham gia vào vụ cá độ này. Nếu nguyên nhân trên không mang tính khách quan thì có lẽ nguyên nhân do Văn Quyến thiếu tỉnh táo sẽ hợp lý hơn.
Cổ nhân ta vẫn thường nói “ham dĩa, bỏ cả mâm”, nghĩa là chỉ biết đến lợi ích nhất thời mà quên mất những thành quả có giá trị hơn. Nói cách khác, đây là một lối sống chỉ chạy theo những ảo tưởng bên ngoài, không biết chập nhận giới hạn của bản thân và những gì mình đang có. Câu chuyện ngụ ngôn “Bỏ hình bắt bóng” của con chó lúc đi kiếm thức ăn mà nhiều người vẫn biết đã nói lên điều này. Trong Phật Giáo, các vị hòa thượng vẫn khuyên chúng sinh “thiền định”, còn trong Kitô Giáo các mục tử vẫn khuyên giáo dân “tỉnh thức”. Chúng ta bắt gặp điểm chung ở thiền định và tỉnh thức là đều nhìn vào bên trong của con người mình, nghĩa là luôn để tâm trí mình yên lặng bỏ qua những bộn bề lao xao của cuộc sống nhằm ý thức trong mọi suy nghĩ cũng như hành động. Vì một khi làm chủ được bản thân thì con người có thể điều khiển được những công việc của mình.
Khoa học càng phát triển, xã hội càng văn minh thì nhu cầu hưởng thụ của con người ngày càng lớn. Để đáp ứng cho nhu cầu hưởng thụ thì sự thành công trong các lãnh vực đối với con người rất cần thiết. Có thể nói rằng, chưa bao giờ thành công trong các lãnh vực cũng như sa ngã trong mọi vấn đề lại dễ dàng như ngày nay. Đúng hơn, giá trị của tiền bạc đang chi phối toàn thể đời sống xã hội. Để thành công trên con đường sự nghiệp người ta có thể mua bằng bạc, để thành danh trên đường đời người ta có thể đổi bằng tiền. Mặt khác, con người ngày nay đang quá lạm dụng vào tiền bạc mà không còn biết nỗ lực để khẳng định giá trị của bản thân nhằm phát huy hết năng khiếu mà mình đã có sẵn. Nếu một số người đã dùng tiền để mua thành công thì bộ phận khác lại bị tiền mua chính bản thân, nghĩa là, năng khiếu thì có đó, nhưng vì sự quyến rũ của tiền bạc mà họ bán rẻ tương lai. Bên cạnh đó, vì không tỉnh táo mà trong phút nhất thời họ đã để cho con đường phía trước không còn thênh thang. Tuy nhiên, bên cạnh những người đang bị tiền bạc chi phối còn có rất nhiều người nỗ lực, phấn đấu không ngừng để thực hiện cho được những ước mơ, hoài bão của mình, nhằm nói với người khác biết rằng, không nhất thiết nhiều tiền bạc mới có thể thành công. Nếu biết kiên trì, nỗ lực con đường thành công vẫn luôn rộng mở để đón những ai dám dấn thân vào. Vì thế, nỗ lực khẳng định mình là con đường dẫn tới thành công, và tỉnh táo chế ngự mình để không vấp ngã là điều cần thiết cho cuộc sống của con người ngày nay và đó cũng là bìa học mà câu nói muốn nhắn nhủ với mỗi người tỏng thời đại hôm nay.
Cuộc sống quá nhiều ngang trái, dòng đời có lắm đổi thay. Đổi thay nào cũng làm ta sợ, ngang trái nào cũng làm ta đau. Đó là thực tế của kiếp nhân sinh. Nhưng không vì thế mà ta cứ buông mình sống theo bản ngã là cái tôi ưa thích hưởng thụ. Sự thành công là điều cần thiết, nhưng đừng vì nó mà ta đạp lên những thành trì đạo đức cũng như những giá trị luân lý. Vì năng khiếu của mỗi người là quà tặng của Thượng Đế ban cách nhưng không, nó như một bước đệm để con người hướng đến tương lai. Còn những nỗ lực của bản thân là chất xúc tác làm cho quà tặng này được lớn lên. Bên cạnh đó, sự tỉnh táo trong các hành động cũng như suy nghĩ là điều cần thiết để giúp mỗi người tin tưởng hơn và một tương lai tốt đẹp đang chờ đón phía trước.

Phạm Mỹ Duyên
19 tháng 3 2018 lúc 8:55

bài viết của mik còn fail nhìu nếu có j ko hay hoặc thiếu sót thì bn thông cảm và bình luận ở dưới để mik sửa chữa nên tốt hơnvui

Từ thưở xưa,con người đã biết được việc học là công việc vô cùng quan trọng và cốt yếu trong cuộc sống.Nếu không có học tập thì hậu quả về cuộc sống và tương lai nhân loại sẽ rất khôn lường.Với vai trò của học và hậu quả của việc ko học,con người cần phải học tập, để cải thiện bản thân , để biết rõ đạo và giúp ích cho cuộc sống này.Tuy nhiên, việc học chính thống ngày càng bị mai một và mất đi điều cốt yếu nhất. Con người đi học là để cầu danh lợi,học hình thức, không theo chính học thực học,học qua loa,đối phó…Hoặc cách học cũng sai lệch ,ko đúng phương pháp với chính học.Là một trong những vấn đề nhức nhối với những người có tâm với việc học và đào tạo người tài đang băn khoăn.Một trong số đó có Nguyễn Thiếp, người đã suy nghĩ và tìm ra định lý giải quyết những vấn đề đó.Trong bài tấu “bàn luận về phép học” gửi vua Quang Trung đã nói lên chân lý định lý ấy về một trong số điều cốt yếu của việc học, đó là “ học phải đi đôi với hành”.

Chắc hẳn không ít người đang thắc mắc chân lý đó là thế nào?Ý nghĩa đầy đủ của chân lý trên là gì?Để trả lời được những câu hỏi trên, trước hết chúng ta cần phải hiểu thế nào là học và thế nào là hành.Học là nguồn kiến thức từ sách vở, từ thầy cô trên ghế nhà trường truyền đạt,học ở chính bản thân, bạn bè và trên cuộc sống thực tế . Còn hành là từ đời sống, từ những thí nghiệm của bản thân mới rút ra kinh nghiệm,từ những gì đã học áp dụng vào thực tiễn,hoặc chỉ đơn giản là thực hành những gì đã học đã quan sát.Học đi đôi với hành nghĩa là vừa học trên lý thuyết,sách vở vừa luyện tập,thực hành trên những gì đã học ; lấy thực hành làm chứng cứ sáng tỏ lý thuyết, lấy hành động củng cố lý thuyết, và từ lý thuyết áp dụng vào đời sống sản xuất,xã hội.

Vậy nếu học mà không kết hợp với hành thì sẽ như thế nào?Học mà ko kết hợp với hành thì chỉ là học suông ,học gạo,học vẹt.Kiến thức học chỉ là một cái gì đó trừu tượng,chỉ là một mớ hỗn độn trong đầu, ko rõ ràng và làm cho việc học trở nên nhạt nhẽo ,nhàm chán khiến ta lười học và không muốn học..Và những kiến thức ấy sẽ rất khó nhớ và sẽ sớm mất đi.Chẳng khác gì người đang lạc vào bóng tối có diêm để tạo lửa nhưng không có đuốc. Còn nếu hành mà ko kết hợp với học thì sao? Nếu ta không học thì không thể nào thực hành được , không thể nào áp dụng để thực hành được.Vì thực hành cần sự dẫn dắt của lí thuyết.Cũng giống như người lạc vào bóng tối lúc này có đuốc nhưng không có diêm để tạo.Vì thế mối quan hệ giữa học và hành rất chặt chẽ ,không thể nào tách biệt ,chỉ tập trung học ko hoặc chỉ thiên về hành không.Cần phải có diêm lẫn đuốc thì mới có thể soi đường dẫn lối cho người lạc vào bóng tối kia thoát khỏi bóng tối.Chúng ta cũng vậy cũng đang là người lạc trong bóng tối kia, bóng tối của sự không kiến thức,không học tập.Và chúng ta cần phải tìm diêm qua phương pháp học trên lý thuyết trên lớp , và đuốc qua sự thực hành những lý thuyết để thoát khỏi bóng tối đó.Chính những điều trên là điều mà Nguyễn Thiếp hay La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp quan niệm và muốn mọi người làm theo.

Trong cuộc sống ngày càng phát triển này,công nghiệp và khoa học kĩ thuật chiếm vai trò quan trọng .Quan niệm của Nguyễn Thiếp là điều cốt yếu để ta thực hành ,làm theo góp phần xây dựng xã hội và đất nước thêm giàu đẹp phát triển hơn.

Tóm lại ,qua bài tấu “ bàn luận về phép học “ của Nguyễn Thiếp ,đã phản ánh về lối học “cầu danh lợi” mà quên đi chính học là học để biết đạo,sống tốt hơn,góp phần xây dựng dất nước.Qua đó ,nói lên cách học đúng đắn là “học phải đi đôi với hành.


Các câu hỏi tương tự
Tuấn Bồ Ai???
Xem chi tiết
Lê Nhi
Xem chi tiết
Phuong Huong
Xem chi tiết
Đặng Ngọc Đăng Thy
Xem chi tiết
Thu Hàn
Xem chi tiết
Hoang Lê
Xem chi tiết
Võ Phước Lâm
Xem chi tiết
Trương Võ Thanh Ngân
Xem chi tiết
nguyen
Xem chi tiết