Văn mẫu lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Minh Vu

Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp em hiểu gì của người nông dân.

( có bố cục 3 phần mở bài thân bài , kết bài)

trần yến nhi
3 tháng 11 2017 lúc 12:59

Bài 1
Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã sinh ra những tác giả và tác phẩm để đời.Riêng mảng đề tài về người nông dân,chúng ta phải xếp lên nhóm đầu Lão Hạc của Nam Cao và Tắt đèn của Ngô Tất Tố.Hai tác phẩm tuy chỉ là những truyện ngắn nhưng sức khái quát của chúng không hề nhỏ.Đọc tác phẩm,người ta thấy cả không khí ngột ngạt mà người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám phải chịu đựng.Và ở giữa cái guồng quay tàn nhẫn ấy,có những con người,những thân phận đang cố chới với thoát khỏi dòng đời một cách đầy tuyệt vọng.

Với Tắt đèn và Lão hạc,cả Ngô Tất Tố và Nam Cao đều trở về với nông thôn.Nhưng nếu như người ta cứ tưởng nông thôn Việt Nam từ xưa đến nay yên bình sau những lũy tre lành thì hình ảnh cái vùng quê kiểu ấy biến mất hoàn toàn trên những trang văn của Ngô Tất Tố lẫn Nam Cao.Ở Tắt đèn và Lão Hạc,sau cái cổng làng đầy rêu mốc là một nông thôn dữ dội như một bãi chiến trường và kỳ thực ở đó người nông dân dù muốn hay không cũng đang bị biến thành những “chiến binh số phận”.
Chỉ với mấy chục trang văn,hai tác giả đã cho bạn đọc một hình dung khá trọn vẹn về người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng.Đó là những con người đang dần nghẹn thở vì sự bóc lột của thực dân và phong kiến theo mọi cách khác nhau.Cuộc sống của họ tủi nhục,đau buồn khiến họ lúc nào cũng có thể nghĩ cái chết có khi còn dễ chịu hơn nhiều.

Ta hãy sống với cuộc đời của Lão Hạc.Một lão nông dân nghèo,chỉ cần nghe qua tiểu sử cũng đủ thấy bao điều bất hạnh.Vợ lão chết sớm để lại cho lão một cậu con trai với mấy sào vườn-thành quả bòn mót suốt cuộc đời của người đàn bà xấu số.Nhưng có vẻ như nhà lão Hạc còn khá khẩm hơn nhiều gia đình khacd.Mọi chuyện chỉ nảy sinh khi con lão đến tuổi lập gia đình.Nhà gái thách cưới cao,nhà lão thì nghèo quá.Kết quả là thằng con lão đành nhìn cô người yêu lấy chồng sang cửa giàuhơn.Nó quẫn chí,ngay mấy hôm sau xin đi đồn điền.Lão Hạc đau lòng lắm nhưng tất cả cũng vì nghèo nên đành ngậm đắng nuốt cay.Con lão bỏ đi lão con chó với mảnh vườn nhưng cái vườn của lão lúc nào cũng bị người ta dòm ngó đòi cướp mất.Lại thêm làng mất vê sợi,lão lại ốm đau luôn.Trăm cái bất hạnh,trăm cái lo lắng đổ xuống cái túi đang dần nhẵn thín của lão nông nghèo.lão không thể nào chống lại,lão đành chấp nhận “chết mòn” rồi “chết hẳn” trong đau đớn,xót xa.Một cái chết đầy bi kịch.


Bài 2
Từ xưa đến nay nói đến tình người , ta nói ngay đến “Lão Hạc” . T/p này được coi là truyện ngắn xuất sắc của văn học hiện thực phê phán thời kỳ 1930-1945 . Đó là 1 truyện ngắn chứa chan tình người, lay động bao nỗi xót thương khi t/giả kể về cuộc đời cô đơn , bất hạnh và cái chết đau đớn của 1 lão nông dân nghèo khổ . Nv lão Hạc đã khắc hạo vào lòng người đọc 1 cách sâu đậm về hình ảnh 1 lão nông dân đáng kính với phẩm chất của con người đôn hậu , giàu lòng tự trọng và rất mực thương con
Cuộc đời lão hạc là 1 chuỗi những đau khổ bất hạnh, 1 kiếp người chua chát và cay đắng từ khi sinh ra cho đến khi ra đi về cõi vĩnh hằng . Góa vợ từ khi còn trẻ, 1 mình lão gà trống nuôi con trong cảnh đói nghèo, lam lũ những mong con khôn lớn.,trưởng thành làm chỗ nương tựa lúc ốm đau, khi tuổi già . Nhưng niềm hạnh phúc ấy đã ko đến với lão . Vì ko đủ tiền cưới vợ, anh con trai phẫn chí đăng tên đi phu làm đồn điền cao su . Cảnh chia lìa của cha con lão Hạc ko hẹn ngày sum họp. lão hạc mất vợ nay lại thêm nỗi đau mất con
Cảnh khốn khó về vật chất hòa trong nỗi đau về tinh thần thành dòng lệ chảy trong trái tim chờ đợi khắc khoải của người cha . Nhưng cuộc đời dường như vẫn chưa buông tha lão . Bất hạnh rồi bất hạnh cứ liên tiếp giáng xuống đầu người cha khốn khổ ấy . Kiệt sức vì lam lũ lầm than , vì mòn mỏi chờ đợi. Lão ốm nặng, Sau trận ốm đó lão ốm đi rất nhiều ,ko thể làm được những việc nặng . Làng mất nghề sợi , đàn bà rỗi rãi nhiều, có việc gì nhẹ họ đều tranh hết. Lão hạc rơi vào cảnh bần cùng hóa hoàn toàn . Lão sống vật vờ với con ốc, con trai , củ khoai, củ ráy , sung luộc …. Những thứ cũng chẳng dễ gì kiếm được với 1 lão già đã cạn kiệt sức lực

Cùng đường sống, lão hạc tìm đường đến cái chết, lấy cái chết để tự giải thoát cho mình. Lão đã ăn bả chó để tự tử. Lão chết đau đớn thê thảm “đầu tóc rũ rượi, mắt long sòng sọc, mồm tru tréo bọt mép sùi ra . Vật vã đến 2 giờ đồng hồ rồi mới chết ”. Cái chết thật dữ dội ! số phận 1 con người , 1 kiếp người như lão hạc thật đau thương
Với ngòi bút nhân đạo tha thiết, NC đã nói lên bao tình thương nỗi xót xa con người đau khổ , bế tắc phải tìm đến cái chết như lão . Chí Phèo tự sát bằng lưỡi dao , Lang Rận thắt cổ chết và lão Hạc cũng quyên sinh bằng bả chó ! Lão Hạc từng hỏi ông giáo : “nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho sướng ? ” . Câu hỏi ấy thể hiện nỗi đau khổ tột cùng của 1 con người
lão hạc sống nghèo khổ về vật chất nhưng rất giàu tình cảm . Tình yêu thương con nồng nàn sâu sắc của lão là câu chuyện cảm động về tình cha con . Nhìn con đau khổ vì ko có tiền cưới vợ , lão hạc khổ tâm vô cùng . Lão thấy mình như có lỗi với con và day dứt mãi . Khi con phẫn chí đăng trốn đi làm đồn điền cao su ; trái tim người cha thật sự tan nát . Nỗi thương nhớ con thường trực trong người cha đã biến thành sự khắc khoải ngóng trông : “Thằng cháu nhà tôi dễ đến hơn 1 năm nay chẳng có giấy má gì ông giáo ạ ” . Ta đọc được trong âu nói tình cảm ấm áp của người cha . Thương nhớ con lão dồn tình cảm âu yếm cậu vàng – kỉ vật của người con để lại . Cái tên cậu vàng đã chứa đựng tất cả tình cảm quý mến và thân thiết đối với 1 con vật – một kỉ vật . ko phải bất cứ người nào cũng có thể yêu thương con vật như vậy . Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua trao duyên , nỗi thương mình , tình cảnh lẻ loi Những cơn mưa bão liên miên , hoa màu trong vườn đều bị phá sạch , việc làm chẳng còn , nếu cứ tiếp tục như vậy thì sẽ ăn vào số tiền chắt chiu dành dụm cho con . Đặt lên bàn cân mà tính, suất ăn của con chó cũng = lão, vậy thì tốn quá . Giữa số tiền dành dụm cho con và con chó – người bạn tâm tình , lão sẽ chọn ai đây ? Để đi đến quyết định , lão đã phải dằn vặt đau khổ , lão suy nghĩ nhiều, nhiều lắm mới dũng cảm bán con chó . Cuộc lựa chọn khó khăn tàn khốc diễn ra trong nước mắt . Nhưng nếu ko bán con chó, lão sẽ chết và số tiền dành dụm cho con cũng chẳng còn . Lão bán chó đâu phải để ăn mà để lo tương lai cho đứa con . Hình ảnh lão hạc “miệng méo xệch , khóc hu hu” khi nghĩ rằng mình đã lừa 1 con chó là hiện thân của tấm lòng cao cả

Bao nhiêu tình yêu thương con lão dồn cả vào việc quyết giữ = được mảnh vườn cho con . Khi đã hết đường sinh nhai, lão có thể bán vườn đi, nhưng lão ko làm thế, lão thà chết chứ nhất định ko chịu bán đi 1 sáo . Thậm chí trước lúc chết lão còn tìm nơi nhờ cậy gửi gắm mảnh vườn ấy … Cuộc đời lão hạc thật bi thương . Nhưng giữa cuộc đời khốn khó, lão hạc vẫn ý thức được nhân phẩm của mình . Lòng tự trọng của 1 người ko cho phép lão nhận sự giúp đỡ của ông giáo mà lão biết chẳng sung sướng gì hơn lão , càng ko cho phép lão phiền lụy đến bà con lối xóm . Ý thức được điều đó 1 cách sâu sắc , lão hạc đã nhịn ăn để dành tiền làm ma chay cho mình . Ta nhận thấy ở lão 1 triết lí sống cao đẹp biết dường nào ..
Dưới 1 xã hội đen tối ngột ngạt , ko ít người đã đánh mất nhân phẩm , hoặc tha háo biến chất . Ta cũng dễ dàng tìm thấy họ qua 1 loạt sáng tác của NC. Nhưng khác với họ , dù nghèo đến đâu , lão hạc vẫn sống trong sạch và lương thiện . Chính nv ông giáo đã nx về lão : “ Binh Tư là 1 người láng giềng khác của tôi . Hắn là nghề ăn trộm nên vốn ko ưa gì lão hạc bởi vì lão lương thiện quá . ” Hết kế sinh nhai lão có thể chọn con đường theo Binh Tư nhưng lão ko làm như thế . Lão thà chết chứ nhất định ko bán linh hồn cho quỷ sứ . 1 cách sống và xử thế thật đáng trân trọng , phù hợp với đạo lý “thác trong hơn sống đục” của nhân dân ta
Cuộc đời của lão hạc đầy nước mắt , nhiều đau khổ và bất lực ; sống thì âm thầm nghèo đói cô đơn ; chết thì quằn quại đau đớn . Tuy thế , lão hạc lại có phẩm chất tốt đẹp như hiền lành chất phác , vị tha, nhân hậu , trong sạch và tự trọng …. lão hạc là 1 điển hình và người nông dân VN trong xã hội cũ, được NC miêu tả chân thực với biết bao trân trọng, xót thương, thấm đượm 1 tinh thần nhân đạo thống thiết.
trần yến nhi
3 tháng 11 2017 lúc 13:10

iúp ta hiểu được vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người nông dân1. Lòng nhân hậu Con đi xa, bao tình cảm chất chứa trong lòng lão dành cả cho cậu vàng. Lão coi nó như con, cưu mang, chăm chút như một đứa cháu nội bé bỏng côi cút : lão bắt rận, tắm , cho nó ăn bàng bát như nhà giầu, âu yếm, trò chuyện gọi nó là cậu vàng, rồi lão mắng yêu, cưng nựng . Có thể nói tình cảm của lão dành cho nó như tình cảm của người cha đối với người con.Nhưng tình thế đường cùng, buộc lão phải bán cậu vàng. Bán chó là một chuyện thường tình thế mà với lão lại là cả một quá trình đắn đo do dự. Lão cói đó là một sự lừa gạt, một tội tình không thể tha thứ. Lão đã đau đớn, đã khóc, đã xưng tội với ông giáo , mong được dịu bớy nỗi dằng xé trong tâm can.Tự huỷ diệt niềm vui của chính mình, nhưng lại sám hối vì danh dự làm người khi đối diện trước con vật. Lão đã tự vẫn. Trên đời có bao nhiêu cái chết nhẹ nhàng, vậy mà lão chọn cho mình cái chết thật đau đớn, vật vã…dường như lão muốn tự trừng phạt mình trước con chó yêu dấu.2. Tình yêu thương sâu nặngVợ mất, lão ở vậy nuôi con, bao nhiêu tình thương lão đều dành cho con trai lão . Trước tình cảnh và nỗi đau của con, lão luôn là người thấu hiểu tìm cách chia sẻ, tìm lời lẽ an ủi giảng dải cho con hiểu dằn lòng tìm đám khac. Thương con lão càng đauđớn xót xa khi nhận ra sự thực phũ phàng : Sẽ mất con vĩnh viễn “Thẻ của nó ………….chứ đâu có còn là con tôi ”. Nhữn ngày sống xa con, lão không nguôi nỗi nhó thương, niềm mong mỏi tin con từ cuối phương trời . Mặc dù anh con trai đi biền biệt năm sáu năm trời, nhưng mọi kỷ niệm về con vẫn luôn thường trực ở trong lão. Trong câu chuyện với ông giáo , lão không quyên nhắc tới đứa con trai của mình.Lão sống vì con, chết cũng vì con: Bao nhiêu tiền bòn được lão đều dành dụm cho con. Đói khát, cơ cực song lão vẫn giữ mảnh vườn đến cùng cho con trai để lo cho tương lai của con.Hoàn cảnh cùng cực, buộc lão phải đứng trước sự lựa chọn nghiệt ngã : Nếu sống, lão sẽ lỗi đạo làm cha. Còn muốn trọn đạo làm cha thi phải chết . Và lão đã quyên sinh không phải lão không quý mạng sông, mà vì danh dự làm người, danh dự làm cha. Sự hy sinh của lão quá âm thầm, lớn lao. 3. Vẻ đẹp của lòng tự trọng và nhân cách cao cảĐối với ông giáo người mà Lão Hạc tin tưởng quý trọng , cung luôn giữ ý để khỏi bị coi thường . Dù đói khát cơ cực, nhưng lão dứt khoát từ chối sự giúp đỡ của ông giáo , rồi ông cố xa dần vì không muốn mang tiếng lợi dụng lòng tốt của người khác. Trước khi tìm đến cái chết, lão đã toan tính sắp đặt cho mình chu đáo. Lão chỉ có thể yên lòng nhắm mắt khi đã gửi ông giáo giữ trọn mảnh vườn, và tiền làm ma.Con người hiền hậu ấy, cũng là con người giầu lòng tự trọng. Họ thà chết chứ quyết không làm bậy. Trong xã hội đầy rẫy nhơ nhuốc thì tự ý thức cao về nhân phẩm như lão Hạc quả là điều đáng trọng.III. Truyện giúp ta hiểu sự tha hoá biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội đươngthời : Binh Tư vì miếng ăn mà sinh ra làm liều bản chất lưu manh đã chiến thắng nhân cách trong sạch của con người . Vợ ông giáo vì nghèo đói cùng quấn mà sinh ra ích kỷ nhỏ nhen, tàn nhẫn, vô cảm trước nỗi đau của người khác .Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:• lao hac giup em hieu gi ve nguoi nong dan truoc cach mang• Phan tjck lao hac• truyen ngan lao hac cua nam cao gjup em hieu gi ve tinh cua nguoi nong dan truoc cach mang• truyện ngắn lão hạc của nam cao đã giúp em hiểu gì về cuộc đời của người nông dân trước cách mạng.


Các câu hỏi tương tự
Khánh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Nè Hường
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Nguyên Thành
Xem chi tiết
Thanh Thanh
Xem chi tiết
chu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Hà
Xem chi tiết
Phí Thu Trang
Xem chi tiết