Câu 17: Đặc điểm nổi bật của phong trào giải phóng dân tộc từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX là gì?
A. Các nước Châu Á, Phi, Mỹ La-tinh vẫn bị nô dịch.
B. Phong trào giải phóng dân tộc ở các châu lục bùng lên mạnh mẽ song thất bại.
C. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc - thực dân về cơ bản bị sụp đổ.
D. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ngày càng lớn mạnh.
Câu 18: Khu vực giành được chính quyền cách mạng sớm nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Đông Nam Á B. Nam Á.
C. Bắc Phi. D. Mĩ La-tinh.
Câu 19: Điều kiện nào đã tạo thuận lợi cho nhân dân Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Các nước Đồng minh tiến vào giải phóng Đông Nam Á.
B. Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Nam Á.
C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
D. Được sự giúp đỡ của quân Mĩ.
Câu 20: Những nước nào tuyên bố giành được độc lập ở Đông Nam Á năm 1945?
A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào. B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
C. Việt Nam, Lào, Thái Lan. D. Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.
Câu 21: Hình thức đấu tranh giành chính quyền ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Đấu tranh chính trị. B. Khởi nghĩa vũ trang.
C. Đấu tranh nghị trường. D. Đấu tranh ngoại giao.
Câu 22: Đến năm 1967, hệ thống thuộc địa chỉ còn tập trung chủ yếu ở khu vực nào trên thế giới?
A. Miền Nam châu Phi. B. Miền Đông châu Phi.
C. Miền Bắc châu Phi. D. Miền Tây châu Phi.
Câu 23: Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX, thắng lợi quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi là sự tan rã hệ thống thuộc địa của
A. Anh. B. Mỹ. C. Tây Ban Nha. D. Bồ Đào Nha.
Câu 24: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng là
A. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. B. chế độ phân biệt chủng tộc.
C. chủ nghĩa thực dân kiểu mới. D. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Câu 25: Tình hình nổi bật của châu Á trước Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Tất cả các nước châu Á đều là nước độc lập.
B. Các nước châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịch nặng nề của các nước đế quốc, thực dân.
C. Các nước châu Á đều là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
D. Các nước châu Á nằm trong mặt trận Đồng minh chống phát xít và đã giành được độc lập.
Với kế hoạch và thành tựu mà Liên Xô đạt được từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay ?
Câu 26: Đến cuối những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình chung của các nước Châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Tiếp tục chịu sự bóc lột, nô dịch của chủ nghĩa thực dân.
B. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng lên mạnh mẽ song đều thất bại.
C. Phong trào đấu tranh lên cao, hầu hết các nước giành được độc lập.
D. Phong trào đấu tranh lên cao, chỉ một số ít các nước giành được độc lập.
Câu 27: Nội dung nào không phản ánh tình hình của các nước châu Á nửa sau thế kỷ XX?
A. Tất cả các nước châu Á đều giành được độc lập, ổn định và phát triển.
B. Là nơi diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc.
C. Một số nước diễn xung đột tranh chấp biên giới,lãnh thổ hoặc phong trào li khai.
D. Các nước đế quốc thực dân cố duy trì ách thống trị, ngăn cản phong trào cách mạng.
Câu 28: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Châu Á hiện nay là
A. một số nước đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng.
B. không ổn định, còn nhiều xung đột, tranh chấp.
C. sự chênh lệch rõ rệt, cách biệt của các quốc gia.
D. khu vực phát triển mạnh nhất trên thế giới.
Câu 29: Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1 - 10 - 1949) có ý nghĩa lịch sử gì?
A. Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.
B. Kết thúc các cuộc xung đột sắc tộc, tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
C. Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc, đưa đất nước Trung Quốc tiến lên xây dựng CNXH.
D. Tạo đối trọng với Mĩ, cân bằng tiềm lực quân sự giữa Mĩ và các nước XHCN.
Câu 30: Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa quốc tế là
A. hệ thống CNXH được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
B. đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do tiến lên xây dựng CNXH.
C. kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa.
D. báo hiệu sự kết thúc ách thống trị của chế độ phong kiến trên đất nước Trung Hoa.
Câu 31: Trung Quốc phải tiến hành cải cách - mở cửa vào năm 1978 do
A. tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973.
B. tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.
C. Trung Quốc bị khủng hoảng về mọi mặt.
D. sự sụp đổ của mô hình CNXH ở Liên Xô.
Câu 32: Tháng 12 - 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra
A. đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội.
B. đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - chính trị.
C. chính sách “cộng sản thời chiến” và phong trào “Đại nhảy vọt”.
D. đường lối “Ba ngọn cờ hồng” và cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản”.
Câu 33: Sự kiện xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN là
A. kí kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a).
B. Tuyên ngôn thành lập tổ chức ASEAN tại Băng Cốc (Thái Lan).
C. Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia được kí kết.
D. Việt Nam gia nhập Hiệp ước Ba-li.
Câu 34: Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?
A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
C. Chỉ sử dụng vũ lực khi có sự đồng ý của hơn 2/3 nước thành viên.
D. Hợp tác có hiệu quả về kinh tế, văn hóa và xã hội.
Câu 35: Tính đến thời điểm hiện tại, ASEAN có bao nhiêu nước thành viên?
A. 9 nước. B. 10 nước. C. 11 nước. D. 12 nước.
lập bảng niên biểu diễn biến các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc từ sau CTTG 2
SO SÁNH phong trào đất tranh giải phóng dân tộc dân tộc Á,phi và mỹ latinh
lập bảng thống kê những sự kiện chính cua lịch sử thế giới hiện đại từ 1945-2000
ý nghĩa của ASEAN đối vs khu vực vÀ VN
Em hãy cho biết những thách thức và thời cơ đối với Việt Nam trước xu thế chung của thế giới hiện nay? Là một học sinh - một công dân của Việt Nam, theo em, bản thân cần làm gì để Việt Nam ngày một giàu mạnh, phát triển và hội nhập theo xu thế chung của thế giới?
36. Phong trào giải phóng dân tộc trong giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của TK XX đã thu được kết quả là
A. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập vào năm 1960.
B. xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
C. hệ thống thuộc địa về cơ bản sụp đổ.
D. hệ thống thuộc địa sụp đổ hoàn toàn.
37. Hình thức cuối cùng còn tồn tại của chủ nghĩa thực dân vào giai đoạn từ cuối những năm 70 của TK XX là
A. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. B. chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
C. chế độ độc tài thân Mĩ. D. chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai).
Câu 5: Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 thế kỷ XX “Một chương mới đã mở ra trong lịch sử Đông Nam Á”
A. ASEAN thành lập. B. 10 nước gia nhâp ASEAN.
C. Các nước được giải phóng. D. Xung đột biên giới.
Câu 1. Nêu những thành tựu trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH ở Liên Xô từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX và nguyên nhân dẫn đến những thành tựu đó.
Câu 2. Nêu những khó khăn của các nước châu Á hiện nay.
Câu 3. Các nước châu Phi đang gặp những khó khăn gì trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội đất nước?
Câu 4. Nêu những thách thức và thời cơ khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN.
Câu 5. Em hãy nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 6. So sánh sự khác nhau về nhiệm vụ của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và các nước Mĩ La-tinh.
Mọi người giúp em với ạ. Em đang cần gấp ạ.
CHỦ ĐỀ 2.CÁC NƯỚC Á, PHI,MĨ LA-TINH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY.
- Nét chính của quá trình đấu tranh giành độc lập và sự phát triển, hợp tác sau khi giành độc lập ở các nước Á, Phi,Mĩ la-tinh
-Thắng lợi của phong trào đấu tranh giành độc lập ở các dân tộc Á, Phi , Mĩ La Tinh và ý nghĩa của thắng lợi đó .
- Nhiệm vụ to lớn của các nước Á Phi, Mĩ La Tinh sau khi củng cố độc lập chủ quyền.
- Nhận xét những khó khăn của các nước Á- Phi Mĩ La- Tinh đang gặp phải và đề xuất những giải pháp khắc phục khó khăn đó.