Văn bản ngữ văn 10

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Doan thu dung

Trong tù ko rượu cũng ko hoa

....

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

a) xác định hoàn cảnh giao tiếp? nhân vật giao tiếp ? Hoàn cảnh và nv có gì đặc biệt?

b) chỉ ra và phân tích tác dụng của bptt trong câu cuối

c) viết 1 đv cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ

Nguyễn Thu Hương
9 tháng 10 2018 lúc 16:57

a.

- Hoàn cảnh giao tiếp: đêm trăng sáng, trong không gian tù ngục và cách biệt. Trăng: bên ngoài, nhà thơ - người tù: ở trong ngục.

- Nhân vật giao tiếp: thi sĩ - trăng

=> Hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt bởi: vượt qua không gian tù đày giam hãm, hoàn cảnh khó khăn, cách trở nhưng người tù cách mạng vẫn mở rộng tâm hồn mình để hòa hợp và giao tiếp với ánh trăng.

b. Tác dụng của bptt trong câu cuối: "Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Câu thơ sử dụng phép nhân hóa nói lên sự tinh nghịch của trăng. Trăng - sự vật vốn vô tri nhưng lại được miêu tả như sinh thể có hồn, cũng đáp lại những tâm tình của người chiến sĩ cách mạng. Trăng vẫn tỏa sáng và soi chiếu vào song cửa nhà tù để người chiến sĩ được thỏa cái tâm hồn thi sĩ, lãng mạn của mình.

c. Tâm hồn nhà thơ vừa mang chất chiến sĩ, vừa có chất thi sĩ, vừa có chất thơ vừa có chất thép. Bởi thú vui của người thi sĩ xưa là: uống rượu, thưởng thức hoa đẹp, ngắm trăng sáng và làm thơ. Nhưng trong hoàn cảnh tù đày, thú tao nhã ấy chỉ còn gói gọn trong việc ngắm trăng. Việc mở rộng tâm hồn mình để say sưa với ánh trăng đã cho thấy chất thi sĩ trong tâm hồn nhà thơ. Bài thơ vừa mang phong vị cổ điển lại hiện đại bởi vẫn là cái thú vui của tao nhân mặc khách xưa kia nhưng thiếu rượu, hoa, nhà thơ vẫn có thể giao hòa, vui với cảnh. Như vậy, nét đẹp tâm hồn nhà thơ là vừa cứng cỏi, nghị lực, vừa lãng mạn, bay bổng lại cũng rất yêu thiên nhiên.


Các câu hỏi tương tự
Kiên NT
Xem chi tiết
Phạm Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Nam Phạm An
Xem chi tiết
Kelly
Xem chi tiết
Vân Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Linh Linh
Xem chi tiết
Xuanphung Phong
Xem chi tiết
Bích Ngọc
Xem chi tiết
Huy Ngo
Xem chi tiết