Trong thí nghiệm I-ăng (Young) về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 2 mm. Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2,0 m. Chiếu vào hai khe đồng thời hai bức xạ đơn sắc λ1=0,40μm và λ2=0,70μm. Xét hai điểm M và N trên màn quan sát, hai điểm này nằm đối xứng nhau qua vân sáng trung tâm O và cách nhau 2 cm. Tổng số vân sáng quan sát được trên đoạn MN là
A. 73 vân.
B. 75 vân.
C. 80 vân.
D. 82 vân.
Số vân sáng quan sát được là \(N = N_1+N_2-N_{12}\)
\(N_1 ; N_2\) lần lượt là số vân sáng của bức xạ thứ 1 và thứ 2 trên trường giao thoa L.
\(N_{12}\) là số vân sáng trùng nhau của hai bức xạ.
Tìm số vân sáng của hai bức xạ 1 và 2
\(i_1 = \frac{\lambda_1D}{a} = \frac{0,4.2}{2} = 0,4mm.\)
=> \(N_1 = 2.|\frac{L}{2.i_1}|+1 = 2.|\frac{2.10^{-2}}{2.0,4.10^{-3}}|+1 =2.25+1=51.\)
\(i_1 = \frac{\lambda_2D}{a} = \frac{0,7.2}{2} = 0,7mm.\)
=> \(N_2 = 2.|\frac{L}{2.i_2}|+1 = 2.|\frac{2.10^{-2}}{2.0,7.10^{-3}}|+1 = 2.14+1 = 29.\)
Tìm số vân trùng nhau:
Hai bức xạ trùng nhau <=> \(x_s^1 = x_s^2 <=> \frac{k_1}{k_2} = \frac{\lambda_2}{\lambda_1} = \frac{7}{4}.(1)\)
Tìm giá trị lớn nhất của \(k_1\) hoặc \(k_2\) thỏa mãn điều kiện: \(x_{s1} \leq \frac{L}{2} => k_{max} \leq \frac{L}{2i}\)
=> \(k_{1max} \leq \frac{2.10^{-2}}{2.0,4.10^{-3}} = 25.\)
Kết hợp với điều kiện (1) ,ta có bảng giá trị sau:
k1 | 0 | \(\pm\)7 | \(\pm\)14 | \(\pm\)21 | \(\pm\)28(loại vì >25) |
k2 | 0 | \(\pm\)4 | \(\pm\)8 | \(\pm\)12 |
Như vậy có 7 cặp giá trị k1,k2 thõa mãn điều kiện (1) tức là có 7 vân trùng nhau.
Vậy số vân sáng quan sát được trên màn là \(N = 51+29-7=73.\)
Chọn đáp án.A.73 vân.
Khoảng vân: \(i_1=\frac{\lambda_1D}{a}=\frac{0,4.2}{2}=0,4mm\)
\(i_2=\frac{\lambda_2D}{a}=\frac{0,7.2}{2}=0,7mm\)
Khoảng cách giữa 2 vân sáng liên tiếp có màu giống vân trung tâm là: \(x_T=BCNN\left(i_1;i_2\right)=BCNN\left(0,4;0,7\right)=2,8mm\)
Tổng số vân của \(\lambda_1\) quan sát được là: \(2\left[\frac{MN}{2i_1}\right]+1=2\left[\frac{20}{2.0,4}\right]+1=51\)
Tổng số vân của \(\lambda_2\) quan sát được là: \(2\left[\frac{MN}{2i_2}\right]+1=2\left[\frac{20}{2.0,7}\right]+1=29\)
Tổng số vân trùng nhau là: \(2\left[\frac{MN}{2x_T}\right]+1=2\left[\frac{20}{2.2,8}\right]+1=7\)
Vì mỗi vị trí 2 vân trùng nhau ta chỉ tính 1 vân, nên tổng số vân quan sát được là: 51 + 29 - 7 = 73 vân.
Đáp án A.