Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Nghiên Hy

trong cuốn việt nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm ghi lại bài ca dao về 36 phố Hà nội có câu như sau:Rủ nhay đy khắp Long Thành. Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai. đóng vai 1 hướng dẫn viên du lịch em hãy giới thiệu ( khoảng 2-3 trang A4) về lịch sử 36 phố phố phường của Thăng Log- Hà nội

Minh Thu
26 tháng 9 2016 lúc 21:35

       Các bạn đã nghe những câu chuyện dân gian quen thuộc liên quan tới hà Nội chưa? Tôi tin một điều rằng các bạn chắc hẳn cũng đã từng nghe nhưng cũng chưa đủ để chứng tỏ rằng các bạn biết hết về Hà Nội. Những con đường, phố cổ nên thơ tạo ra một bức tranh huyền bí mang đầy màu sắc. Con người nơi đây hòa đồng,.... Bạn biết không? Những câu chuyện truyền thuyết về hồ Gươm ( hồ Hoàn Kiếm ) nơi vị anh Hùng Lê Lợi hoàn trả gương cho rùa vàng. Nơi đây vẻ đẹp trù phú với đặc sản nổi tiếng. 

..............

Linh Phương
1 tháng 10 2016 lúc 19:19

Phần kết bài:

  Vẻ đẹp của Hà Nội và những câu ca dao chưa hẳn là đã kết thúc từ đó, nó luôn mang những dấu ấn trang lịch sử và mở ra thời kì mới cho xã hội. Vẻ đẹp của 36 phố mỗi con phố là mang 1 ý nghĩa mang 1 cái tên riêng biệt mà không giống với nhau. Hà Nội trải dài, đi tới đâu bạn cũng có thể ngắm vẻ đẹp ấy của thiên nhiên đất trời ban tặng. Vì vậy, 36 phố và cả thủ đô Hà Nội vẫn còn là những điều huyền bí mà bạn mới chỉ biết một phần nào đó.

Minh Thu
26 tháng 9 2016 lúc 21:25

có bạn đã trả lời rồi, cô thấy vậy là hợp lí rồi thây em

Trần Đình Trung
23 tháng 9 2016 lúc 17:49

lên mạng mà chép cô giáo mih cũng cho đề này mih lên mang làm xong hết rồi mà đúng 2 tờ toki A4 lun

Thảo Phương
24 tháng 9 2016 lúc 19:56

Xin chào các bạn,rất vui các bạn đến với di tích văn hóa lịch sử ở Hà Nội.

Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm có ghi lại ca dao về 36 sáu phố ở Hà Nội như sau:
“Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay,
Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,
Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,
Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,
Quanh đi đến phố hàng Da,
Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền”.

Xét theo ghi chép của sách sử thì 36 phố phường được đặt ra từ thời vua Lê Hiển Tông với mục đích duy nhất là thuận tiện hơn trong việc giữ gìn an ninh, trật tự. Theo sách Đại Việt sử ký tục biên, vào tháng 12 năm Mậu Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9 (1748) triều đình “hạ lệnh chia bên trong kinh thành làm 36 khu, mỗi khu đặt một quan coi giữ việc tuần phòng, khám xét. Lại định phép ty tộc đoàn (liên kết các gia tộc ở gần nhau cùng giữ an ninh). Tiếp đó lại chia làm 9 điện, mỗi điện có 4 khu, mỗi khu đặt một viên chánh khu”.
Trong tác phẩm Vũ Trung tùy bút của danh sĩ sống vào giai đoạn cuối thời Lê đầu thời Nguyễn là Phạm Đình Hổ cho biết cụ thể hơn về điều này: “Kinh thành Thăng Long chia ra 36 phường, mỗi phường đặt một người phường trưởng. Lại đặt ra phủ Phụng Thiên có quan Phủ doãn, quan Thiếu doãn kiêm coi cả việc tuần phủ và việc liêm sát, đốc suất hai huyện Thọ Xương và Quảng Đức, mỗi huyện có quan Huyện úy cai trị. Toàn thành thì cử một quan trọng thần sung chức Đề lĩnh tứ thành quân vụ, phân ra chánh phó hai dinh, chuyên coi việc cấm phòng, xét hỏi.
Song đất kinh thành đông đúc, nhà ở liễn nhau, thường có hỏa hoạn, lại nhiều những kẻ đầy tớ nhà quan, du đãng cờ bạc, gây chuyện đánh nhau, cãi nhau, cùng là những kẻ vô lại trộm cắp, nhiều lắm không thể kể xiết được, chẳng khác gì lục hải khi xưa là nơi bể cạn, vật sản rất nhiều, mà lại không thiếu một hạng người nào cả. Đời Trịnh An Đô Vương (tức Trịnh Cương- TG), Nguyễn Công Hãng làm Thượng thư cầm quyền chính, mới chia hai huyện ra làm tám khu, mỗi khu đặt một người trưởng khu và một người phó khu; lại chia ra năm nhà là một tị, hai tị là một lư, mỗi lư cũng có một lư trưởng; bốn lư là một đoàn, mỗi đoàn đặt một quản giám, hai quản điểm, dưới quyền người khu trưởng và trực thuộc quan Đề lĩnh.

Khu “Hà Nội 36 phố phường” là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ. Đây là một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.
Khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất này đã được hình thành từ thời Lý – Trần, nằm ở phía đông của hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng. Đầu đời đời Lê, trong sách Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi cũng đã đề cập đến tên một số phường nghề tại đây. Dưới thời Lê, đặt phủ Phụng Thiên gồm hai huyện là Vĩnh Thuận và Thọ Xương, thì khu này nằm gọn trong bốn tổng Túc của huyện Thọ Xương là Tiền Túc, Hậu Túc, Tả Túc, Hữu Túc. Bên ngoài khu vực là vòng thành Đại La có trổ các cửa ô. Thời Lê, giữa khu này có một số đầm hồ, lớn nhất là hồ Thái Cực. Sông Tô Lịch nối với hào thành, các đầm hồ, thông với hồ Hoàn Kiếm và sông Hồng cũng ở khu vực này. Đến cuối thế kỉ 19 thì các sông hồ đó hoàn toàn bị lấp, nhưng vẫn còn để lại dấu tích qua các địa danh: Hà Khẩu, Giang Khẩu, Cầu Gỗ, Cầu Đông. Thời Lý – Trần, dân cư từ các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập về khu vực này sinh sống, tạo thành khu phố đông đúc nhất kinh thành. Đến đời Lê, dần dần đã có một số Hoa kiều buôn bán ở đây, hình thành nên các khu phố Tàu. Thời Pháp thuộc, sau khi lấp toàn bộ các đầm hồ, khu phố được chỉnh trang, người Ấn, người Pháp cũng đến đây buôn bán. Hai chợ nhỏ được giải tỏa để lập chợ Đồng Xuân, Đường ray xe điện Bờ hồ – Thụy Khuê cũng chạy xuyên qua đây. Cho đến nay, đây vẫn là khu buôn bán nhộn nhịp nhất của Hà Nội. Tuyến phố đi bộ cũng được mở tại đây.
Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ “Hàng” đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng.
Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, phố Thuốc Bắc, … Ngoài ra một số phố tuy không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa, như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, phố Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên dịch vụ du lịch…

 

Đó là phỏng cái ý cổ nhân bảo trợ phù trì lẫn nhau. Phàm những việc phòng hỏa, phòng trộm và nhất thiết những việc giao dịch thuế má đều ủy trách cho khu trưởng, đoàn trưởng cả. Bởi vậy, những con nhà khá giả coi thường, không thèm ra làm, chỉ để cho những côn đồ trong các xóm chợ ra làm. Bọn chúng cùng những kẻ ti thuộc quan Đề lĩnh thông nhau làm càn, rất phiền nhiễu cho dân phố. Ôi! “Sinh nhất sự bất như trừ nhất hại” (thêm ra một việc không bằng bớt đi một tai hại) lời nói ấy rất đúng.
Theo lệ cũ, chốn kinh thành không phải chịu thuế dung, thuế điệu, chỉ tính từng dãy nhà, không cứ nhà quan hay nhà dân, hàng năm mỗi nhà phải chịu một suất đi sửa sang đắp lại nền cắm cờ tướng, dọn cỏ chung quanh cung đình, cung ứng các việc kiến trúc. Họ phải thay phiên nhau sắm đủ dây đòn, câu liêm, thang tre, bó đuốc, thùng gánh nước để theo quân quan Đề lĩnh đi túc trực các nơi điếm canh, phòng khi sai khiến; công việc rất là phiền nhiễu. Song tóm lại không tiền là không xong, chỉ làm nặng túi kẻ gian hoạt. Tuy bảo rằng “phù bản ức mạt” (bồi đắp gốc rễ, ngăn chặn ngọn cành), nhưng cũng không phải là biện pháp tốt của đời thái bình”.

Đến thời vua Gia Long nhà Nguyễn, trong một số sách dư địa chí như cuốn “Các tổng, trấn, xã danh bị lãm”, “Hoàng Việt dư địa chí”… cho biết tên của 36 phường. Cụ thể, ở huyện Thọ Xương có 18 phường gồm: Yên Thọ, Hà Khẩu, Báo Thiên, Đông Hà, Đồng Xuân, Đông Tác, Đông Các, Cổ Vũ, Xã Đàn, Đồng Lạc, Thái Cực, Diên Hưng, Khúc Phố, Phục Cổ, Phúc Lâm, Kim Hoa, Hồng Mai, An Xá. Mười tám phường còn lại thuộc huyện Vĩnh Thuận là: Bích Câu, Quảng Bá, Thuỵ Chương, Yên Thái, Hoè Nhai, Tây Hồ, Nghi Tàm, Nhật Chiêu, Trích Sài, Võng Thị, Bái Ấn, Yên Lãng, Công Bộ, Thạch Khối, Hồ Khẩu, Thịnh Quang, Yên Hoa và Quan Trạm.

Hơn nữa, những cây cối mọc quanh bờ Hồ Hoàn Kiếm làm tăng vẻ đẹp xanh cho Hà Nội.

Khác với những đô thị lớn và những  Thủ đô trên thế giới, những cây cối này không bị gò bó theo một hình thức quy mô nào. Phần lớn là những thổ sản của các làng mạc kế cận, một số  được đưa từ các rừng miền  Bắc hay miền Trung hoặc từ đồng bằng miền Nam, một vài cây được du nhập từ Châu Phi hay Nam Mỹ. Nhưng tất cả đều tỏ vẻ thanh thản bình yên hài lòng với môi sinh chỗ đứng của mình, không cây nào tỏ vẻ lạc lõng hay bị trấn áp bởi bàn tay con người. Mà cái sự việc này cũng là sự ngẫu nhiên, chẳng phải do ai sắp đặt, hay nếu có thì cũng chẳng lộ liễu.

Dạo quanh bờ Hồ với bao Di tích cổ kính, chúng ta có thời giờ suy gẫm về sự xoay vần của Tạo Hóa. Cũng như lắng tai nghe tiếng rì rầm của cây cối, hình như đang kể lại những diễn biến lich sử mà chúng đã chứng kiến trong mấy ngàn năm qua.

Vì sống ở gần Hồ Gươm, tôi có rất nhiều kỷ niệm với Hồ Gươm, với đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc cùng với tháp Bút và đài Nghiên. Hai di tích này do Nguyễn Văn Siêu đã xây một tháp đá mà đỉnh là hình ngọn bút lông, trên thân tháp có tạc ba chữ "Tả thanh thiên" (viết lên trời xanh) và một đài Nghiên, là một cửa cuốn trên có đặt một cái nghiên bằng đá, tạc theo hình nửa quả đào. Qua Đài Nghiên là đến cầu Thê Húc, đầu cầu bên kia là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) tức cũng là cổng đền Ngọc Sơn. Đền là nơi thờ Văn Xương, Quan Vũ và Trần Hưng Đạo. Trước mặt bái đường là Trấn Ba Đình tại đây, cậu bé học trò lớp Ba đã ra đây, leo ra bờ đất bao quanh Đình, lấy đất sét về nặn tượng hình bản đồ đất Việt, hình thú vật, hình lá cây…để nộp bài Thủ công cho thày giáo…

Xa trông, góc tây nam hồ là gò Tháp Rùa. Tôi nhớ lại là có một lần duy nhất, khoảng năm 1953, Hà Nội có tổ chức Chợ Phiên ngay tại phố Lê Thái Tổ, nằm ven bờ hồ, chính tại Chợ Phiên, khách tham quan có thề mua vé để đi qua chiếc cầu hình Rồng vàng - bằng phao làm dã chiến trên các thùng phuy nổi trên hồ, sang bên Gò, bước xuống thảm cỏ xanh mướt quanh Tháp Rùa cổ kính, để thăm nơi nghỉ mát và thư giãn cùa các Cụ Rùa, lâu lâu bò lên nằm tham quan, tắm nắng, đảo mắt ngắm hồ Gươm và Thủ đô của chúng ta. Đây đúng là một dịp hi hữu mà tôi đã có cơ hội ra thăm Tháp Rùa. Hơn nữa, vì trường Nguyễn Du - nơi tôi theo học - nằm ở gần Hồ Gươm, nên tôi đã có vài dịp, cùng các bạn học cùng trường, Rước Đèn màu sắc rực rỡ, ánh nến lập lòe xuyên qua giấy bóng kính nhiều màu sáng loáng, vào đúng đêm Rằm trăng tròn của Tết Trung thu.

* Phố Hàng Mã ngày xưa chuyên buôn bán đồ vàng mã để thờ cúng, bao gồm tiền giấy âm phủ, vàng giấy âm phủ, sau mở rộng thêm các tượng giấy hình các quan, hình nhà cửa… để đốt cúng cho người âm. Ngày nay phố Hàng Mã tập trung nhộn nhịp vào các dịp lễ, tết Trung Thu, Nguyên Đán với các mặt hàng phong phú về đồ chơi. Ngoai ra, tại đây cũng là nơi bán các hàng trang trí phông màn đám cưới với các hình cắt cô dâu, chú rể làm tự bọt xốp nhiều màu sắc.
* Liên quan đến phố Hàng Mã còn có phố Mã Mây. Phố này nguyên bao gồm hai phố xưa: phố Hàng Mã và phố Hàng Mây. Đoạn phố Hàng Mây nằm giáp phố Hàng Buồm, trên bờ sông Nhị, nơi tập trung thuyền bè miền ngược chở các mặt hàng lâm sản như song, mây, tre, nứa…
* Phố Hàng Bạc do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình[2], kéo người trong họ hàng và nguời làng Trâu Khê (huyện Bình Giang – Hải Dương) ra đây mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc.
* Phố Hàng Đào là nơi buôn tơ, bán vải vóc (chữ vải điều chỉ màu đỏ được đọc chệch thành chữ đào)
* Phố Hàng Lược nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá, vốn là nơi có nhiều nhà buôn bán lược: lượcgỗ, lược sừng và sau này là lược nhựa cất cho các cửa hàng xén bán cho các cô làm đồ trang điểm
* Phố Hàng Chai không phải là nơi sản xuất, buôn bán chai lọ; phố này là một đoạn ngõ nhỏ nối phố Hàng Rươi và Hàng Cót, đây là nơi tập trung dân nghèo làm nghề “ve chai”, chuyên thu lượm các đồ phế liệu, đồ bỏ (rác)
* Phố Hàng Gà chạy từ phố Hàng Điếu đến phố Hàng Cót, vốn là nơi tập trung các cửa hàng bán đồ gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây…
* Phố Hàng Chĩnh được người Pháp gọi là Rue des Vases (phố hàng Vại Chậu), vốn thông ra bờ sông, là bến đậu các thuyền chở vại, chậu bằng sành của làng Phù Lãng, nồi đất, chum vại, tiểu sành từ Hương Canh, bằng gốm từ Thổ Hà
* Phố Hàng Đồng và phố Bát Sứ thời thuộc Pháp có tên chung là Rue des Tasses (phố Hàng Chén). Đoạn Hàng Đồng và Hàng Mã trước thuộc thôn Yên Phú, có nghề gốc bán đồ đồng (chứ không phải đồ đồng nát) như mâm, nồi, đình, bát hương, lọ hoa, hạc thờ…

Biết bao kỷ niệm về Hồ Hoàn Kiếm đã khắc sâu vào trong lòng tôi - một câu bé học sinh tiểu học vô tư, ngây thơ - cho đến nay, da dẻ nhăn nheo, tóc đã nhuốm hai màu, vẫn không bao giờ phai mờ theo năm tháng...

Trải qua thời gian và biến thiên của lịch sử, phố phường Hà Nội xưa đã thay đổi nhiều về tên gọi, số lượng cũng như diện tích nhưng một số vẫn giữ nguyên tên cũ như gợi nhắc cho những tâm hồn hoài niệm về một Hà Nội trong quá khứ.
Lưu Thi Thi
1 tháng 10 2016 lúc 19:38

Bạn muốn du lịch đầu xuân 2010? Tại sao bạn không chọn Hà Nội nhỉ? Vào năm 2010, Hà Nội sẽ tổ chức Đại lễ Kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đây là một sự kiện không chỉ trọng đại với Hà Nội mà còn rất trọng đại đối với cả nước ta. Vì vậy, Hà Nội đã tập trung tu bổ, tái tạo và xây dựng lại một số công trình đẹp.Topic này sẽ giới thiệu cho các bạn những nơi đó để bạn có thể đến du lịch đầu năm nhé !

Dù đi bất cứ đâu thì người Hà Nội luôn luôn nhớ về Hồ Gươm. Hồ Gươm nằm tại vị trí trung tâm của Hà Nội, nơi đây là nơi tổ chức rất nhiều các sự kiện trọng đại của Hà Nội cũng như của cả nước. Vào dịp Đại lễ kỉ niệm này, Hồ Gươm sẽ được trang hoàng rất đẹp và là nơi băn pháo hoa chào mừng Đại lễ. Bạn không nên bỏ qua nơi này . 

Khu tượng đài Lý Thái Tổ nằm gần Hồ Gươm, mặt hướng ra hồ. Nếu như các bạn có qua Hồ Gươm thì đừng quên ra khu tượng đài này nhé! ( từ Đảo Ngọc, chỗ cầu Thê Húc ý ra đến đây rất gần) Như các bạn cũng biết, Lý Thái Tổ là vị vua chọn Thăng Long làm kinh đô năm 1010, mở ra thời kỳ huy hoàng của nước Đại Việt. Đây là công trình văn hoá quan trọng trong hệ thống tượng đài kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.

Một cảnh đẹp nữa mình muốn giới thiệu với mọi người là Khu Đường Gốm. Khu Đường Gốm này rất dài, kéo dài dọc con đê sông Hồng với cảnh chính là 2 con rồng đang bay lên ( chỗ vòng tròn lên cầu Chương Dương ). Bạn có thể chiêm ngưỡng nghệ thuật gốm của các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng. ( Cái này đẹp lắm, bạn phải đi dọc con đê chỗ đường Trần Quang Khải tới chỗ đường Lạc Long Quân để ngắm nghía, rất đẹp, vì vậy bạn cũng không nên bỏ qua nơi này . 

Dường như cứ nhắc đến Hà Nội là người ta lại gắn kèm với "36 phố phường". Trong Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm có ghi lại ca dao về 36 sáu phố ở Hà Nội như sau:

    Rủ nhau chơi khắp Long thành
    Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
    Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
    Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài , hàng Khay,
    Mã Vĩ , hàng Điếu, hàng Giầy
    Hàng Lờ , hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn ,
    Phố Mới, Phúc Kiến , hàng Ngang,
    Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,
    Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,
    Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
    Hàng Thùng, hàng Bát , hàng Tre,
    Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The , hàng Gà,
    Quanh đi đến phố hàng Da,
    Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.
    Phồn hoa thứ nhất Long thành,
    Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
    Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
    Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.  

Đi bộ để khám phá khu phố cổ “36 phố phường” có thể sẽ là niềm vui lớn nhất của bạn khi đến Hà Nội. Không thể quên được cảm giác vào một ngày đẹp trời, bạn lang thang khắp phố phường dưới những hàng cây xanh (nhiều đến ngạc nhiên), mua sắm, uống cà phê, xem tranh và… mua sách.

    Phố cổ vào ngày không nắng thật tuyệt vời. Du khách khắp nơi đổ về những dãy phố, đi thong dong và không thể không tạt vào các cửa hàng, các phòng tranh vô cùng ấn tượng với nhiều phong cách khác nhau.

    Giữa khu phố Tràng Tiền náo nhiệt với những dòng người đổ về để ăn kem, có một phòng trưng bày nghệ thuật rất rộng để thưởng ngoạn (và cũng là nơi nghỉ chân của nhiều du khách quốc tế!).

Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ "Hàng" đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng.

    * Phố Hàng Mã ngày xưa chuyên buôn bán đồ vàng mã để thờ cúng, bao gồm tiền giấy âm phủ, vàng giấy âm phủ, sau mở rộng thêm các tượng giấy hình các quan, hình nhà cửa... để đốt cúng cho người âm. Ngày nay phố Hàng Mã tập trung nhộn nhịp vào các dịp lễ, tết Trung Thu, Nguyên Đán với các mặt hàng phong phú về đồ chơi. Ngoai ra, tại đây cũng là nơi bán các hàng trang trí phông màn đám cưới với các hình cắt cô dâu, chú rể làm tự bọt xốp nhiều màu sắc.
      * Liên quan đến phố Hàng Mã còn có phố Mã Mây. Phố này nguyên bao gồm hai phố xưa: phố Hàng Mã và phố Hàng Mây (giờ là phố Mã Mây). Đoạn phố Hàng Mây nằm giáp phố Hàng Buồm, trên bờ sông Nhị, nơi tập trung thuyền bè miền ngược chở các mặt hàng lâm sản như song, mây, tre, nứa...
    * Phố Hàng Bạc do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình, kéo người trong họ hàng và nguời làng Trâu Khê (huyện Bình Giang - Hải Dương) ra đây mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc.
    * Phố Hàng Đào là nơi buôn tơ, bán vải vóc (chữ vải điều chỉ màu đỏ được đọc chệch thành chữ đào)
    * Phố Hàng Lược nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá, vốn là nơi có nhiều nhà buôn bán lược: lược gỗ, lược sừng và sau này là lược nhựa cất cho các cửa hàng xén bán cho các cô làm đồ trang điểm
    * Phố Hàng Chai không phải là nơi sản xuất, buôn bán chai lọ; phố này là một đoạn ngõ nhỏ nối phố Hàng Rươi và Hàng Cót, đây là nơi tập trung dân nghèo làm nghề "ve chai", chuyên thu lượm các đồ phế liệu, đồ bỏ (rác)
    * Phố Hàng Gà chạy từ phố Hàng Điếu đến phố Hàng Cót, vốn là nơi tập trung các cửa hàng bán đồ gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây...
    * Phố Hàng Chĩnh được người Pháp gọi là Rue des Vases (phố hàng Vại Chậu), vốn thông ra bờ sông, là bến đậu các thuyền chở vại, chậu bằng sành của làng Phù Lãng, nồi đất, chum vại, tiểu sành từ Hương Canh, bằng gốm từ Thổ Hà
    * Phố Hàng Đồng và phố Bát Sứ thời thuộc Pháp có tên chung là Rue des Tasses (phố Hàng Chén). Đoạn Hàng Đồng và Hàng Mã trước thuộc thôn Yên Phú, có nghề gốc bán đồ đồng (chứ không phải đồ đồng nát) như mâm, nồi, đình, bát hương, lọ hoa, hạc thờ...

Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, phố Thuốc Bắc, ... Ngoài ra một số phố tuy không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa, như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, phố Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên dịch vụ du lịch...

Vào phố Hàng Gai, qua phố Hàng Hòm, Hàng Mã, Hàng Bạc, Hàng Buồm… đâu đâu không khí mua sắm cũng nhộn nhịp (đặc biệt là vào các tối cuối tuần). Các shop quần áo ở đây có nhiều mẫu mã đẹp, giá cả cũng không đắt như Sài Gòn. 

Nếu bạn thích vải hay thời trang lụa, hãy đến phố Hàng Gai và những con đường lân cận. Các quầy hàng túi xách, đồ lưu niệm thì các du khách cứ vào rồi… mãi chưa thấy ra! Ghé qua phố Hàng Hòm (chứ không qua phố Hàng Bạc) để mua… đồ bạc, những chiếc vòng bạc độ gần trăm ngàn với thiết kế độc đáo và đa dạng. 

Nếu bạn yêu thích huyền thoại Che Guevara thì ghé qua đầu phố Hàng Vôi. Tại đây có hẳn một shop mang tên anh hùng Che Guevara với nhiều đồ kỷ niệm có in hình Che (những chiếc áo thun mang phong cách rất Rock).

Và nếu bạn là người thích sách, hãy dạo qua phố Đinh Lễ (cũng là khu phố đổi tiền) để thấy người Hà Nội háo hức với sách thế nào (bạn có thể mua sách rẻ hơn giá bìa đến 30%). Còn nếu bạn thích những quán cà phê mang phong cách “Tây” thì nên đi dạo dọc phố Lý Thái Tổ… 

Một đặc trưng nữa của khu phố cổ là kiến trúc nhà cổ trong khu phố buôn bán. Những nhà cổ chủ yếu là nhà ống, mái ngói nghiêng, mặt tiền là cửa hàng buôn bán thò thụt không đều. Hình ảnh nhà cổ và mái ngói đã đi vào hội họa, thơ ca. Những ngôi nhà này chủ yếu được dựng vào thế kỉ XVIII - XIX, trước đó hầu hết là nhà mái tranh, chỉ có một số nhà giàu có, nhà của Hoa kiều mới lợp mái ngói.

Thời kì toàn quốc kháng chiến, để tránh đụng độ trực tiếp với quân Pháp và lính Lê dương, người dân và Vệ quốc quân đã đục thông tường từ nhà này sang nhà khác. Khi cần người ta có thể đi từ đầu đến cuối phố qua những lỗ hổng giữa các ngôi nhà mà không cần phải xuống đường.

Từ cuối thế kỉ XX, các nhà cổ dần dần biến mất. Thay vào đó là các ngôi nhà ống xây mới phá vỡ cảnh quan vốn có của phố cổ. Tuy vậy, bên trong các ngôi nhà vẫn là hệ thống đường đi chằng chịt.Một ấn tượng khác khi bạn dạo quanh phố cổ (có thể từ sáng sớm đến khuya), bạn sẽ bắt gặp những chị bán hoa rất đặc biệt để thúng hoa lên xe đạp và dắt bộ. Hình ảnh này đẹp đến nỗi bạn sẽ muốn mua hoa ngay. 

Còn nhớ một quyển sách của người Nhật viết về Hà Nội đã lấy hình ảnh người bán hoa rong để minh họa cho ảnh bìa. Thật bất ngờ là hoa hồng Hà Nội rất rẻ (bạn tôi mua 18.000 được đến 70 bông hoa tươi) tuy nhiên hoa nhỏ hơn nhiều so với hoa chúng ta thường thấy ở Sài Gòn, Đà lạt. 

Phố cổ sẽ không có nhiều quán ăn vặt như bạn nghĩ. Tìm chỗ ăn uống thích hợp có vẻ hơi mất thời gian. Phở rất nhiều bột ngọt nên bạn đừng quên dặn người bán “đừng bỏ mì chính”. Những món ăn nổi tiếng như Phở và bún ốc, bún chả cá… không ngon bằng những món này được chính người Hà Nội nấu ở Sài Gòn. Cũng có thể đây là cảm nhận riêng, bởi có một anh chàng nói những quán ngon ở Hà Nội người ta phải xếp hàng để ăn!

Các bác xích lô tay cầm điện thoại, miệng gọi nhau đến địa điểm chở một đoàn khách Tây. Có vẻ rất “liên minh” với nhau. Họ xem ra am hiểu khá nhiều về văn hóa và lịch sử của các địa điểm, cho nên bạn có thể yên tâm dạo phố cổ ban đêm bằng xích lô.

Nói chung, cứ thong thả dạo bước trên phố cổ Hà Nội bạn sẽ hiểu vì sao nơi này thu hút nhiều du khách nước ngoài đến thế. Thậm chí có nhiều cửa hàng là do người nước ngoài kinh doanh tại đây như các shop quần áo của người Hàn Quốc, Trung Quốc…

Và bạn cũng hiểu vì sao mình bắt gặp nhiều người nước ngoài nói giọng Bắc rất sõi. Tôi nghĩ có lẽ họ yêu và gắn bó với Hà Nội bởi lẽ cuộc sống của họ gắn liền với khu phố cổ, chứ không phải là những khu đô thị mới sầm uất xung quanh…


Các câu hỏi tương tự
Đỗ thị như quỳnh
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Đỗ Hương Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Ly
Xem chi tiết
Hà Hương Linh
Xem chi tiết
Trịnh Thị Thảo Nhi
Xem chi tiết
Quyen Nguyen Hanh Bao
Xem chi tiết
Đoàn Thị Diễm My
Xem chi tiết
Trịnh Phương Thảo
Xem chi tiết