Bài 12. Sự nổi

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đinh Đức Hùng

Trong bình đựng 2 chất lỏng không chộn lẫn có trọng lượng riêng \(d_1=12000N\text{/}m^3\)\(8000N\text{/}m^3\). Một khối gỗ lập phương có cạnh \(a=20cm\) có trọng lượng riêng \(d=9000N\text{/}m^3\) được thả vào chất lỏng .

a) Tìm chiều cao phần khối gỗ trong chất lỏng \(d_1\).

b) Tỉnh công để nhất chìm khối gỗ hoàn toàn trong chất lỏng \(d_1\)

Nguyễn Hoàng Anh Thư
22 tháng 2 2018 lúc 19:32

Do d2 < d < d1 nên khối gỗ nằm ở mặt phân cách giữa hai chất lỏng

Gọi x là chiều cao của khối gỗ trong chất lỏng d1. Do khối gỗ nằm cân bằng nên:

\(P=F_1+F_2\)

\(\Rightarrow da^3=d_1xa^2+d_2\left(a-x\right)a^2\)

\(\Rightarrow da^3=\left[\left(d_1-d_2\right)x+d_2a\right]a^2\)

\(\Rightarrow x=\dfrac{d-d_2}{d_1-d_2}.a\)

\(\Rightarrow x=\dfrac{9000-8000}{12000-8000}.20\)

\(\Rightarrow x=5cm\)

Khi nhấn chìm khối gỗ vào chất lỏng d1 thêm một đoạn y, ta cần tác dụng một lực F bằng:

Vs: \(F=F_1+F_2-P\left(1\right)\)

\(F_1=d_1a^2\left(x+y\right)\left(2\right)\)

\(F_2=d_2a^2\left(a-x-y\right)\left(3\right)\)

Từ (1)(2)(3) ta cs:

Ở vị trí cân bằng ban đầu (y = 0) ta cs: F0 = 0

Ở vị trí khối gỗ chìm hoàn toàn trong chất lỏng d1 (y = a – x). Ta cs:

\(F_c=\left(d_1-d_2\right)a^2\left(a-x\right)\)

\(F_c=\left(12000-8000\right)20^2\left(20-5\right)\)

\(F_c=24N\)

Do bỏ qua sự thay đổi mực nước nên khối gỗ di chuyển được một quãng đường y = 15cm

Công thực hiện được:

\(A=\left(\dfrac{F_0+F_c}{2}\right)y\)

(Thay số vào)

\(\Rightarrow A=1,8J\)


Các câu hỏi tương tự
Linh Giao
Xem chi tiết
Đặng Hoa
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Châu
Xem chi tiết
Lê Ngọc Anh
Xem chi tiết
Phạm Anh Thao
Xem chi tiết
Đặng Duy Khiêm
Xem chi tiết
LanhVanCat
Xem chi tiết
Thu Nguyen Thi
Xem chi tiết
min honest
Xem chi tiết