Vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn
Với diện tích rộng lớn, đất đai màu mỡ được bao phủ bởi rừng rậm nhiệt đới mạng lưới sông ngòi rộng lớn và dày đặc, nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn.. A-ma-dôn không chỉ là lá phổi của thế giới, một vùng dự trữ sinh học quý giá mà còn là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông.
Việc khai thác rừng A-ma-dôn để lấy gỗ và lấy đất canh tác, xây dựng đường bộ và đường sắt xuyên A-ma-dôn đến các vùng mỏ và các đô thị mới đã góp phần phát triển kinh tế và đời sống ở vùng đồng bằng A-ma-dôn nhưng cũng làm cho môi trường; rừng A-ma-dôn bị huỷ hoại dần, ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu.
+ Trước đây các bộ lạc người Anh điêng sống trong rừng Amadôn khai thác tự nhiên bằng hình thức hái lượm và săn bắt => Không ảnh hưởng nhiều đến tài nguyên.
+ Việc chặt phá rừng Amazon vẫn diễn ra trên quy mô lớn đến mức người ta phải dùng vệ tinh để theo dõi. Nhờ sự tham gia của cơ quan nghiên cứu NASA của Mĩ, đội nghiên cứu chung của Mĩ và Braxin đã kết luận rằng khu vực rừng bị phá hủy ở Amazon từ năm 1999 đến năm 2002 là nhiều hơn ước tính trước đây đến hàng ngàn kilomet vuông.