Bài 23. Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII

Ngọc Lý

trình bày tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta thế kỉ XVI - XVIII

Bình Trần Thị
26 tháng 3 2017 lúc 0:32

KINH TẾ.

1.Kinh tế nông nghiệp:

*Đàng Ngoài (Bắc Hà ) sa sút , nhân dân đói khổ.

*Đàng Trong ( Nam Hà) : còn đang phát triển:

-Đất đai màu mỡ khí hậu thuận lợi , nhà nước tổ chức khai hoang nên diện tích canh tác mở rộng, làng xóm mọc lên đông đúc, nhiều trấn mới thành lập như Trấn Biên và Phiên Trấn.

-1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định gồm 2 dinh Trấn Biên ( Đồng Nai,Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) và Dinh Phiên Trấn ( tp Hồ Chí Minh, Long An , Tây Ninh)

-Hình thành giai cấp địa chủ mới, chiếm đoạt ruộng đất nhưng chưa có phong trào nông dân do nông nghiệp còn đang phát triển.

2.Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán

* Thủ công nghiệp:

+Thế kỷ XVII xuất hiện nhiều làng thủ công như :

-Dệt La Khê, Long Phượng.

-Gốm ở Bát Tràng, Thổ Hà.

-Rèn sắt Nho Lâm, Hiền Lương.

-Làng làm đường mía ở Quảng Nam.

*Thương nghiệp: buôn bán được mở rộng có chợ phiên, phố nhỏ, thị tứ , chợ làng, đô thị

*Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển và phồn thịnh .

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
26 tháng 3 2017 lúc 0:33

VĂN HÓA :

1. Tôn giáo:

* Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo:

-Nho giáo được đề cao

-Phật giáo ,Đạo giáo được phục hồi

* Hội làng ở nông thôn thường tổ chức vào các ngày lễ tết, giỗ thần hoàng….Có tổ chức văn nghệ, thể thao, các cuộc thi…..mang lại niềm vui, thắt chặt tình đoàn kết và tinh thần yêu nước ở nông thôn.

*Đạo Thiên Chúa theo thuyền buôn phương Tây du nhập vào nước ta năm 1533.Do không thích hợp với cách cai trị nên tìm cách ngăn cấm.

2. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh:
-Chữ quốc ngữ do một số Giáo sĩ đạo Thiên Chúa sáng tạo ở thế kỷ XVII , tuy nhiên chỉ được dùng để truyền đạo.

- Nhân dân ta không ngừng sửa đổi , hoàn thiện chữ Quốc ngữ , nên chữ viết tiện lợi , khoa học .

3. Văn học- nghệ thuật dân gian thế kỷ XVI-XVIII.
* Văn học:

+Văn học chữ Nôm phát triển mạnh hơn trước :

-Nguyễn Bỉnh Khiêm thơ của ông ca ngợi cuộc sống trong sạch, phê phán thói đời xấu xa .

-Đào Duy Từ là nhà văn, nhà quân sự.

-Thiên nam Ngữ Lục bằng chữ Nôm gồm 8000 câu thơ lục bát kể lại lịch sử thời Hồng Bàng đến thời nhà Mạc .

+Phần dân gian: truyện Nôm:

-Truyện Thạch Sanh,Phan Trần , Nhị Độ Mai

-Một số truyện cười, truyện Trạng.

-Thơ lục bát phát triển hoàn chỉnh.

* Nghệ thuật:

-Điêu khắc gỗ ở nông thôn rất phong phú như đánh vật ; tượng Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay.

- Sân khấu có chèo, tuồng lên án kẻ gian nịnh, ca ngợi tình yêu thương con người .

Bình luận (2)
Lê Quỳnh Trang
2 tháng 4 2017 lúc 17:00

* kinh tế:

-Thế kỷ XVI – XVIII kinh tế nước ta phát triển mới, phồn thịnh.

- Thủ công nghiệp ngày càng tăng tiến nhưng không thể chuyển hoá sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Sự phát triển của ngoại thương và đô thị đưa đất nước tiếp cận với nền kinh tế thế giới.

- Song do chính sách của Nhà nước nên cuối thế kỷ XVIII, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu.



Bình luận (0)
Lê Quỳnh Trang
2 tháng 4 2017 lúc 17:03

* kinh tế:

- Cuối thế kỉ XIV nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất như trước-> nhiều năm mất mùa, đói kém xảy ra nhiều nơi, nông dân phải bán ruộng đất, vợ con-> nô tì

- Kinh tế sa sút, thu tô thuế nặng nề.

- Đời sống nhân dân khổ cực

Bình luận (0)
Dương Nguyễn
25 tháng 5 2017 lúc 15:02

Kinh tế:

Tình hình kinh tế nước ta thế kỉ XVI - XVIII
Nông nghiệp

- Đàng Trong: Tiếp tục phát triển, chú trọng việc khai hoang

- Đàng Ngoài: Bị tàn phá nghiêm trọng, rất kém phát triển, vua quan ít quan tâm chăm lo thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.

Thủ công nghiệp - Rất phát triển, xuất hiện nhiều làng nghề mới, có nhiều sản phẩm nổi tiếng.
Thương nghiệp

- Địa phương: Chợ mọc lên ngày càng nhiều, buôn bán tấp nập.

- Ngoại thương: rất phát triển.

Văn hoá:

Đặc điểm văn hoá nước ta thế kỉ XVI - XVIII
Văn học

- Văn học dân gian rất phát triển, đặc biệt là văn học chữ Nôm, có nhiều tác phẩm và tác giả nổi tiếng.

Nghệ thuật

- Nghệ thuật dân gian rất phát triển.

- Nghệ thuật sân khấu đa dạng về thể loại và phổ biến khắp nơi.

- Xuất hiện hàng loạt tranh dân gian, đặc biệt là tranh Đông Hồ. Đề tài thường là về cuộc sống đời thường của nhân dân.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Rainsworth
Xem chi tiết
Nguyen huy
Xem chi tiết
Lan Bùi Thị
Xem chi tiết
duyên
Xem chi tiết
Long Luyen Thanh
Xem chi tiết
Anh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Như Quỳnh
Xem chi tiết
Nhi hello
Xem chi tiết