Bài 30. Tổng kết

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kim muizu

Trình bày quá trình lật chính quyền phong kiến và đánh thắng quân xiêm của nghĩa quân Tây Sơn?

Giúp mình với......!!!!!

Hoai Chery
9 tháng 5 2019 lúc 21:29

Lật đổ chính quyền họ Nguyễn

Mùa thu năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn. Tháng 9 năm đó, nghĩa quân hạ được phủ thành. Chỉ trong vòng một năm (đến giữa năm 1774), nghĩa quân kiểm soát một vùng rộng lớn từ Quảng Nam ở phía bắc đến Bình Thuận ở phía nam.

Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái mấy vạn quân vào đánh chiếm Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn chống lại không nổi, vượt biển vào Gia Định.

Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía bắc có quân Trịnh, phía nam còn quân Nguyễn. Nguyễn Nhạc phải tạm hoà hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn. Từ năm 1776 đến năm 1783, nghĩa quân Tây Sơn đã bốn lần đánh vào Gia Định.

Trong lần tiến quân năm 1777, Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đến đây bị lật đổ.

Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm - Ảnh 1.
Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và quân xâm lược nước ngoài

Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785)

Sau nhiều lần thất bại, Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm. Cuối tháng 7 - 1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định: 2 vạn quân thuỷ đổ bộ lên Rạch Giá (Kiên Giang), 3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ.

Cuối năm đó, quân Xiêm đã chiếm hết miền Tây Gia Định (các tỉnh miền Tây Nam Bộ). Giặc kiêu căng, hung bạo, mặc sức đốt phá, giết người, cướp vàng bạc chở về nước. Nhân dân Gia Định nung nấu căm thù quân Xiêm xâm lược.

Tháng 1 - 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành – Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.

Đoạn sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6 km, rộng hơn 1 km, có chỗ gần 2 km. Hai bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.

Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm - Ảnh 2.
Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút


Đi tuần trong đêm, hướng dẫn viên bất ngờ trước cảnh bất lực của sư tử
Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19 - 1 - 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thắng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

Trận Rạch Gầm - Xoài Mút là một trong nhưng trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sứ chống ngoại xâm của nhân dân ta, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm,

Sử triều Nguyễn cũng ghi nhận: "Người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn (đầu năm 1785 theo dương lịch), ngoài miệng tuy nói khoác, nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như cọp", theo Đại Nam thực lục.

Nguyễn Kim Hưng
10 tháng 5 2019 lúc 20:55

1,Lật đổ chính quyền phong kiến:

* Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong:

- Biết quân Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái quân vào chiếm kinh thành Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn chống lại không nổi, vượt biển vào Gia Định.

- Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.

- Nhận thấy thế lực quân Trịnh còn mạnh, Nguyễn Nhạc đã tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn trước.

* Lật đổ chính quyền phong kiến chúa Trịnh ở Đàng Ngoài:

- Tháng 6-1786, quân Tây Sơn nhanh chóng tiêu diệt quân Trịnh ở thành Phú Xuân. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

- Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 đến đây sụp đổ.

- Nguyễn Huệ vào Thăng Long, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.

* Sự sụp đổ của chính quyền vua Lê ở Đàng Ngoài:

- Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ.

- Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại trở nên rối loạn, vua Lê Chiêu Thống mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp dẹp loạn.

- Sau khi giúp vua Lê đánh tan các tàn dư của họ Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng quyền. Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh, Nhậm lại kiêu căng và có mưu đồ riêng.

- Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến công ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thống đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ cùng các sĩ phu đã dốc sức xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.

2,Đánh thắng quân Xiêm:

- Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định, đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.

- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

- Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.





Các câu hỏi tương tự
cong
Xem chi tiết
trần vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Ngân
Xem chi tiết
Văn Chiến Nguyễn
Xem chi tiết
Mai An
Xem chi tiết
Văn cong Huynh
Xem chi tiết
Thanh tùng
Xem chi tiết
Mai Bảo Châu
Xem chi tiết
Trần Thị Vân Nhung
Xem chi tiết