Pha thuốc nhuộm tím gentians: + Tím gentians nồng độ 1/10 trong cồn ethylic 95[sup]0[/sup] 10ml + Acid phenic 1ml + Nước cất 100ml Lắc đều, lọc qua giấy lọc. Pha dung dịch lugol: + Iod 1g + Kali iodid (KI) 2g + Nước cất 5ml Nghiền tan trong cối sứ rồi cho thêm nước cất cho đủ 200ml Pha thuốc nhuộm Fucshin kiềm: + Fucshin kiềm nồng độ 1/10 trong cồn ethylic 95[sup]0[/sup] 10ml + Acid phenic 5ml + Nước cất 100ml Lắc đều, lọc qua giấy lọc.
4. Các bước tiến hành Bước một, dàn tiêu bản và cố định tiêu bản: Dùng que cấy vô trùng lấy một ít vi khuẩn từ ống giống thạch nghiêng (hoặc dịch cơ thể, mẫu sinh thiết bị nghi ngờ nhiễm khuẩn) hoà vào 1 giọt nước muối sinh lý ở giữa phiến kính, để khô trong phòng thí nghiệm. Cố định tiêu bản bằng cách hơ nhanh trên ngọn lửa đèn cồn 2-3 lần để gắn chặt vi khuẩn vào phiến kính. Việc cố định nhằm 3 mục đích: giết chết vi khuẩn, gắn chặt vi khuẩn vào phiến kính và làm vết bôi bắt màu tốt hơn vì các tế bào chết bắt màu tốt hơn các tế bào sống. Bước hai, nhuộm màu: - Thứ nhất, nhuộm bằng dung dịch tím gentians trong 30 giây đến 1 phút, rửa nước; - Thứ hai, nhuộm thêm dung dịch lugol và giữ trong 1 phút, rửa nước; - Thứ ba, khử màu: nhỏ dung dịch alcohol 90%, giữ khoảng 30 giây (cho đến khi vừa thấy mất màu), rửa nước; - Thứ tư, nhuộm tiếp bằng dung dịch Fucshin trong 1 phút, rửa nước, để khô. * Kết quả: quan sát ở vật kính dầu 100x. Nếu nhuộm đúng vi khuẩn Gram dương bắt màu tím, Gram âm bắt màu hồng. 5. Giải thích tính bắt màu Gram của vi khuẩn Vi khuẩn Gram dương có vách tế bào dày từ 15 đến 50 nm, dạng lưới, cấu tạo bởi peptidoglycan. Chất này có khả năng giữ phức hợp tím gentians - iod. Trong khi đó, lớp vách tế bào peptidoglycan của các vi khuẩn Gram âm thì mỏng hơn và thường có thêm lớp màng lipopolysaccharde (LPS) bên ngoài.