Câu 1: Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất lỏng đựng trong các lọ riêng biệt, mất nhãn: etanol, glixerol, phenol, benzen?
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 5,6 lít CO2(đktc) và 6,3 gam H20.
a, Xác định công thức phân tử của hai ancol
b, viết công thức cấu tạo có thể có của hai ancol và gọi tên theo danh pháp thay thế.
Câu1:Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất lỏng sau : C2H5Cl, C2H5OH, CH3CHO viết pt hóa học xảy ra
Câu2: Dẫn từ từ 3,36 lít(đktc) hỗn hợp khí gồm : etan và etilen qua dd nước brom thấy dd bị nhạt màu và khối lượng bình tăng thêm 2,8 gam . Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp
Viết đúng CTCT các chất và phương trình hoá học sau:
C6H4(Cl)CH3 -> C6H4(ONa)CH3-> C6H4(OH)CH3( p-hidroxi toluen)
Hỗn hợp X gồm một ancol đơn chức Y và glixerol . Cho 16,10 gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư Na , sau phản ứng thu được 5,04 lít H2 (đktc ) . Mặt khác , 8,05 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 2,45 gam Cu(OH)2
a/ Xác định công thức của ancol đơn chức Y
b/ Xác định % theo khối lượng mỗi chất có trong X
Hidrat hóa proilen được hỗn hợp rượu (X). Đun (X) với \(H_2SO_4\) đặc ở \(140^0C\) được hỗn hợp 3 ete (Y). Viết pt phản ứng gọi tên các ete? Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho hơi của mỗi rượu trong hỗn hợp (X) qua CuO,t0?
Câu 1: Viết các phản ứng sau: (có cân bằng, ghi điều kiện phản ứng)
1) CH≡CH tác dụng với H2 (xt Ni)
2) CH≡CH tác dụng với H2 (xt Pd/PbCO3)
3) Phản ứng đime hóa của CH≡CH
4) Phản ứng trime hóa của CH≡CH
5) Phản ứng cộng nước của CH≡CH (xt HgSO4/H2SO4)
6) Phản ứng cộng Brom dư của CH≡CH
7) Phản ứng cộng nước của CH≡CH (xt HgSO4/H2SO4)
8) Phản ứng của CH≡CH với Bạc Nitrat trong NH3
9) Phản ứng của CH≡C-CH3 với Bạc Nitrat trong NH3
10)Phản ứng của CH≡CH với Kalipermanganat
cho 10,1 gam hỗn hợp A gồm ancol thơm đơn chức và phenol tác dụng với natri dư thu được 1,12l h2 ở đktc .Mặt khác cũng cho hỗn hợp trên phản ứng với dung dịch NaOH thì cần hết 50ml dung dịch NaOH 1M
a.tính khối lượng mỗi chất trong A
b.Xác định CTPT của ancol thơm trên
cho 11,7 g hỗn hợp A gồm phenol và ancol đơn chức X tác dụng với Na dư thì thu được 1,68 lít khí H2. Mặt khác nếu cho hỗn hợp A phản ứng với dung dịch brom dư thu được 33,1 gam kết tủa trắng.
a. Xác định CTPT của A.
b. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.
Bài 3: Oxi hóa hoàn toàn 1,52 gam ancol X bằng oxi không khí, sau đó dẫn sản phẩm cháy qua bình (1) đựng H2SO4 đặc rồi dẫn tiếp qua bình (2) đựng dd KOH, thì khối lượng bình 1 tăng 1,44g, bình 2 tăng 2,64g.
a. Xác định CTPT của X.
b. Xác định CTCT của X biết X + Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.