- Từ sau năm 1945, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên, lan nhanh ra cả châu Á.
- Tới cuối những năm 50, phần lớn các dân tộc châu Á đã giành được độc lập, trong đó có nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a...
- Suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định bởi đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Tây Á (còn gọi là Trung Đông).
- Sau Chiến tranh lạnh, ở một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man (như giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan, hoặc ở Xri Lan-ca, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a...)
- Tuy nhiên, một số nước ở châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái Lan.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc vùng nổ mạnh mẽ, đến những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập.
Gần suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là khu vực Đông Nam Á và Tây Á (còn gọi là Trung Đông).
Sau “chiến tranh lạnh”, ở một số nước châu Á đã xảy ra cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man.
Nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sin – ga – po, Ma – lai – xi – a và Thái Lan.