+ Về chính trị: Xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản, ban hành hiến pháp 1889 thiết lập chế độ QCLH
+ Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn , xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cống…
+ Về quân sự: quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng
+ Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kỹ thuật. Cử HS giỏi đi du học phương Tây.
* Tính chất
Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.
* Ý nghĩa:
+ Tạo nên những chuyển biến XH sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực
+ Tạo điều kiện cho Nhật Bản phát triển chủ nghĩa tư bản, đưa nước Nhật trở thành nước TB hùng mạnh ở Châu Á
Hoàn cảnh:
Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này. Đầu năm 1868, thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ. Về chính trị: Xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản: ban hành Hiến Pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống… Về quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng. Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học Phương Tây. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một nước tư bản công nghiệp.Tính chất:Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản :Làm sáng tỏ khái niệm về cuộc cách mạng tư sản.
Kết quả, ý nghĩa : nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh
a. Nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị
- Về chính trị - xã hội:Triều đình thực hiện "phế phiên lập huyện" để xóa quyền lực của các đại danh, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời tuyên bố " tứ dân bình đẳng"
- Về kinh tế : Ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển chủ nghĩa tư bản tới tận cùng các vùng nông thôn- Về giáo dục: Đưa những thành tựu khoa học kĩ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Các môn học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây. Tư nhân được phép mở trường học.
- Về quân đội: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, tăng cường mua và sản xuất vũ khí đạn dược. Mời giảng viên nước ngoài về giảng dạy và đưa một số sinh viên sĩ quan đi học tập ở các nước phương Tây.
b. Kết quả của cuộc Duy Tân Minh Trị
- Cuộc cải cách đã đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đưa nước Nhật trở thành một cường quốc quân sự vào năm 1905