THAM KHẢO :
Mẹ ốm là bài thơ lục bát của Trần Đăng Khoa đọc lên nghe thật cảm động. Bài thơ là tấm lòng ân tình sâu nặng, là tình thương mẹ thiết tha của đứa con thơ giàu lòng hiếu thảo đối với mẹ hiền.
Mọi hôm, mẹ thích vui cười. Mẹ vẫn thích ăn trầu và đọc Kiều. Thế mà hôm nay, mẹ bị ốm, mẹ chẳng nói cười được nữa. Lá trầu, trang Kiều cũng trở nên cô đơn buồn thương:
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Mẹ nằm liệt giường, liệt chiếu. Ruộng vườn nhớ mong mẹ sớm trưa:
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Con thương mẹ ngã bệnh “đau buốt, nóng ran”. Bà con xóm làng, anh y sĩ...tất cả đến thăm hỏi ân cần chăm sóc. Tình nghĩa anh em bà con như bát nước đầy:
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sỹ đã mang thuốc vào
Đứa con khi nhìn mẹ “lần giường tập đi” mà thương mẹ, người mẹ tần tảo, vất vả cả đời đi gió về sương, người mẹ đã dành tất cả cho đàn con thơ:
Vì con, mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.
Thương mẹ ốm đau, đứa con thơ chỉ cầu mong:
Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Với con thơ, mẹ là cuộc đời, mẹ là hạnh phúc, mẹ là quê hương đất nước của con. Biết bao yêu mến, biết ơn và tự hào về mẹ:
Mẹ là đất nước tháng ngày của con
Có tấm lòng nào bao la bằng tấm lòng của mẹ hiền? Có tình thương nào tha thiết, sâu nặng bằng tình con thương mẹ. Bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa cho ta cảm thấy sâu sắc hơn tình mẫu tử ở đời.
Tham khảo
Trần Đăng Khoa nổi tiếng là một thần đồng về thơ khi đang còn rất nhỏ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ của Trần Đăng Khoa trong sáng giản dị mà dạt dào cảm xúc, đầy tình yêu thương con người và thiết tha yêu quê hương đất nước. Biết bao em nhỏ Việt Nam yêu thích những bài thơ của Trần Đăng Khoa viết và bài thơ “Mẹ ốm” được đưa vào sách Tiếng Việt 4- tập 1 cũng vậy.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã miêu tả cảnh mẹ ốm:
” Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu.”
Một suy nghĩ hết sức đáng yêu, chân thực mang ý nghĩa như là một lời giới thiệu ngây thơ với mọi người về sự đau ốm của mẹ.
Mẹ ốm cảnh vật cũng buồn theo: Lá trầu cũng như lặng đi và héo khô trong cơi trầu. Những lúc rỗi rãi mẹ thường ngâm nga Truyện Kiều, giờ mẹ bị ốm nên “Truyện Kiều gấp lại trên đầu…”.
Mẹ vốn là người hay lam hay làm tần tảo sớm khuya. Khi mẹ ốm thì “Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa”. Cả cuộc đời mẹ vất vả gian nan nay bị ốm, tác giả là người cảm nhận được rõ nét nhất qua hình ảnh đầy xúc động:
“Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”.
Từ một cậu bé còn nhỏ tuổi, nhưng đã liên tưởng đến hình ảnh “nắng mưa” cho ta thấy được sự vất vả, những thăng trầm của cuộc sống mà người mẹ đã phải trải qua. Vì vậy mà tác giả như hiểu được người mẹ đang phải chịu sự “đau buốt, nóng ran” khi bị ốm. Rồi tình làng nghĩa xóm, sự quan tâm của mọi người tới mẹ cũng được nhà thơ thể hiện rất mộc mạc, giản dị mà thắm đượm tình người:
” Khắp người đau buốt nóng ran
Mẹ ơi, cô bác xóm làng đến thăm. Người cho trứng, người cho cam Và anh y sĩ đã mang thuốc vào”.
Điều đó chứng tỏ rằng, hàng ngày mẹ sống tốt với mọi người nên khi mẹ ốm mọi người quý mến và thương cảm tới mẹ. Còn nhà thơ – em bé Khoa bấy giờ đã thấu hiểu nỗi vất vả cực nhọc của mẹ trong cuộc sống lam lũ mà em đã từng chứng kiến và cảm nhận được:
“Cả đời đi gió, đi sương Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi”.
Với việc sử dụng thành ngữ “đi gió đi sương” chứng tỏ tác giả hiểu rất nhiều về sự vất vả gian khổ của người mẹ và cũng chứng tỏ tác giả rất yêu thươngmẹ, muốn làm tất cả vì mẹ, để mẹ được vui, chóng khỏi bệnh:
“Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo”