Đo chiều dài
B1:Ứơc lượng độ dài cần đo
B2:Chọn thước có giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất thik hợp (ĐCNN)
B3:Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước
B4:Đặt mắt theo hướng vuông góc với cạnh của thước ở đầu kia của vật
B5:Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật
Đo thể tích chất lỏng
B1:Ứơc lượng thể tích cần đo
B2::Chọn bình có giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất thik hợp (ĐCNN)
B3:Đặt bình chia độ thẳng đứng
B4:Đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng trong bình
B5:Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng
Đo thể tích vật rắn ko thấm nước
Dùng bình chia độ
B1:Đổ nước vào trong bình chia độ ta đc thể tích là V\(_1\)
B2:Thả vật từ từ vào trong bình mực nước dâng lên là V\(_2\)
B3:Thể tích của vật là:V=V\(_2\)-V\(_1\)
Dùng bình tràn
B1:Đổ nước vào trong bình tràn
B2:Thả chìm vật vào bình tràn
B3: Nước tràn ra bình chứa:
B4:Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ để xác định thể tích, đó cũng chính là thể tích của vật
Đo khối lượng
B1: Điều chỉnh kim cân chỉ đúng vạch số 0
B2:Đặt vật cần đem cân lên đĩa cân
B3:Đặt những quả cân lên đĩa cân còn lại sao cho kim cân chỉ đúng vạch số 0
B4:Tổng KL các quả cân trên đĩa cân còn lại cũng chính là KL của vật