Không săn bắn các loại loại động vật hoang dã, Không làm đồ ăn , thuốc quí, đồ mặc . nên bảo vệ các loại động vật quí hiếm.
HIHI ĐÂY LÀ KIẾN THỨC CỦA MÌNH THÔI TICK NHA CÁI SAI XIN THÔNG CẢM NHA HIHIHI
ko săn bắt động vật hoang dã,làm chỗ ở và nuôi dưỡng chúng.Nếu là động vật ăn thịt cỡ lớn thì phải thuần hóa chúng
BẠN CỨ TỪ TỪ ĐỌC NHA!!!!!!
Hàng ngày ta vẫn thường xem TV hoặc đọc báo có đưa tin phát hiện, bắt giữ một vụ buôn bán động vật trái phép. Các con vật này thường là các loài động vật hoang dã, quý hiếm có nguồn gốc trong nước hoặc vận chuyển từ nước ngoài về. Đó có thể là hổ, một số loài linh trưởng, tê tê, rùa hoặc là sản phẩm từ động vật như sừng tê giác, nhung hươu hoặc mật gấu...
Có nhiều ý kiến cho rằng chúng ta là con người, là chủ nhân của thế giới hiện tại muốn làm gì thì làm, muốn ăn gì thì ăn, uống gì thì uống. Và cũng có một số người đặt câu hỏi: về mặt nhân đạo, có khác gì giữa việc ăn thịt lợn, thịt gà và ăn một loài động vật hoang dã hay không? Đằng nào đó cũng chỉ là những con vật mà thôi, chúng cũng không có quyền gì hơn những con gia súc, gia cầm. Hơn nữa, chúng ta cũng không thấy mất nhiều lắm nếu một sinh vật nào đó trong số hơn 8 triệu sinh vật đang sống trên trái đất này biến mất vĩnh viễn.
Suy nghĩ này không sai, nhưng đặt trong bối cảnh hiện nay và viễn cảnh trong tương lai, chúng ta có lẽ cần phải xem xét và đặt lại vấn đề. Bài viết này chỉ muốn cung cấp cho bạn một góc nhìn không mới nhưng cần thiết để chúng ta có thể xem xét, thay đổi cách nghĩ và do đó, thay đổi hành động của mình.
Trước hết, bảo tồn động vật quý hiếm để lưu giữ và truyền lại các giá trị vô giá của tự nhiên, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đơn giản thế này, thế hệ cha ông chúng ta được nhìn thấy hổ nhiều, ngay cả trong tự nhiên. Chúng nhiều đến mức phải bắt, thuần phục hoặc thậm chí giết để đảm bảo an toàn tính mạng cho con người và bào chế một số loại thuốc chữa bệnh.
Hổ trong tự nhiên không còn nhiều do đã bị bắt và khai thác quá mức. Theo đà đó, nếu không có biện pháp bảo vệ đủ mạnh và kịp thời, thế hệ con chúng ta có thể sẽ chỉ được nhìn hổ trong vườn thú. WWF dự tính cá thể hổ trong nước hiện còn chưa đến 40 con. Chúng luôn tồn tại trong tình trạng bị đe dọa bởi thợ săn, không có sinh cảnh sống, hạn chế về nguồn thức ăn và ít có cơ hội giao phối, sinh sản.
Động vật hoang dã, quý hiếm như loài hổ nêu trên, là các giá trị độc đáo và duy nhất của tự nhiên. Các giá trị này không thể quy ra theo giá trị kinh tế (hoặc nếu có thì sẽ rất cao) vì đến thế hệ sau (như tôi đặt giả thuyết ở trên với loài hổ), chúng ta có thể trả bao nhiêu tiền để được hưởng giá trị tinh thần của việc được nhìn một con hổ bằng xương bằng thịt, thay vì ngắm nó qua các hình ảnh, clip được làm từ quá khứ.
Các loài vật trong tự nhiên không chỉ đơn thuần là các sinh vật vô tri, những khối xương, khối thịt để chúng ta khai thác cạn kiệt. Đó là các sản phẩm tuyệt vời của tự nhiên, sau nhiều triệu năm tiến hóa mới tạo ra được. Chúng góp phần làm cho cuộc sống trở nên phong phú hơn. Hãy thử tưởng tượng, một ngày chúng ta uống một lon beer Tiger in hình con hổ mà không biết con hổ thực như thế nào. Đứa con yêu mến của bạn tô màu trên bức tranh loài tê giác mà thực tế chúng không bao giờ có cơ hội được nhìn thấy ngoài đời thực.
Quan trọng không kém, bảo tồn các loài động vật hoang dã, quý hiếm còn để duy trì sự cân bằng của sinh thái. Tự nhiên vốn có các quy luật tồn tại và vận hành, để đảm bảo các hệ sinh thái là những hệ thống hoàn chỉnh. Chu trình này hỗ trợ chu trình kia. Sự có mặt của loài này trợ giúp hoặc kìm hãm loài kia nhằm đảm bảo sự cân bằng tối ưu. Khi một loài bị tiêu diệt, có thể sẽ kéo theo sự mất cân bằng, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ cục bộ cho đến tất cả các hệ sinh thái và cuối cùng là cả trái đất. Khi các hệ sinh thái mất cân bằng, con người đương nhiên sẽ gánh chịu mọi hậu quả.
Đến đây, chúng ta có thể phần nào nhận thấy lý do vì sao phải thực hiện các biện pháp bảo tồn các loài động vật quý hiếm. Mỗi loài vật biến mất sẽ là những giá trị độc nhất bị mất đi vĩnh viễn, không thể phục hồi. Kéo theo đó là những hậu quả về sinh thái, môi trường không thể lường trước. Thay đổi quan niệm và thay đổi hành động của mỗi cá nhân sẽ góp phần duy trì các giá trị vô giá đó cho các thế hệ tương lai của chúng ta.
không săn bắn các loại động vật quí hiếm
không nên vì tiền mà đánh đổi mạng sống của các loại động vật quý
không lên bắt các loại sing vật quý hiếm để làm thuốc , quần áo , ...
1. Điều tra và xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán ĐVHD trái phép.
2. Đưa ra các biện pháp răn đe hiệu quả.
3. Nghiêm cấm buôn bán sừng tê giác dưới mọi hình thức.
4. Tiêu hủy tất cả kho ngà voi và sừng tê giác thu giữ được.
5. Đóng cửa các cơ sở nuôi hổ và chấm dứt mọi hoạt động cho hổ sinh sản không kiểm soát.
6. Chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu tại Việt Nam.
7. Tạm dừng việc cấp giấy phép gây nuôi thương mại ĐVHD trên toàn quốc.
8. Gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương với việc kiểm soát và chấm dứt tình trạng tiêu thụ ĐVHD trái phép trên địa bàn.
9. Ngăn chặn tội phạm trên internet.
10. Tăng cường tiếng nói của các cơ quan Nhà nước trong nỗ lực bảo vệ ĐVHD.
Việt Nam được thế giới công nhận là một trong những quốc gia trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao, trong đó có hệ động vật hoang dã.
Tuy nhiên, tình trạng các loài nguy cấp, quý hiếm hiện đang rất đáng báo động. Nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao, đặc biệt có nhiều loài đặc hữu ở Việt Nam như voọc mũi hếch phân bố ở rừng núi Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Thái Nguyên; voọc đầu vàng duy nhất chỉ có ở vùng núi đá Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng); voọc Mông trắng phân bố ở Vườn quốc gia Cúc Phương, Khu bảo tồn ngập nước Vân Long (Ninh Bình); voọc Hà Tĩnh có ở Hà Tĩnh, Quảng Bình; sóc đen Côn Đảo có ở đảo Côn Sơn-Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu)...
Để thực hiện mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học trong đó có các loài thực, động vật hoang dã ở Việt Nam, tôi xin đề xuất một số giải pháp bảo vệ các loài động vật nguy cấp, quý hiếm như sau:
- Các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên cần chú trọng tổ chức hệ thống theo chiều sâu hơn là chiều rộng, có nghĩa là phải bảo vệ được các sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã.
- Địa phương có loài động vật nguy cấp, quý hiếm phân bố cần xây dựng nhiều hành lang xanh, hành lang bảo vệ, phát triển các loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, đồng thời khuyến khích áp dụng những công nghệ sinh học phù hợp, tổ chức xây dựng trang trại, hộ gia đình nhận nuôi các loài động vật hoang dã, quý hiếm phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội dựa trên phương châm cân bằng sinh thái và phát triển bền vững.
- Các cơ quan chức năng cần có quy chế, chế tài cụ thể nhằm đảm bảo các điều kiện để tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào bảo vệ động vật hoang dã. Đối với các vùng, khu vực, nhà quản lý, hoạch định chính sách các cấp cần xây dựng và triển khai thường xuyên các chương trình nâng cao nhận thức cho toàn xã hội với các hình thức, nội dung phù hợp cho từng đối tượng và đặc điểm tình hình của địa phương.
- Đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước như cảnh sát môi trường, cảnh sát biển, kiểm lâm, hải quan và cán bộ các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, lâm trường cần cập nhật thông tin và nâng cao năng lực và kỹ năng bảo vệ động vật hoang dã.
Chủ đề “Bảo vệ động vật quý, hiếm qua tem Bưu chính”
- Họ và tên:
- Ngày tháng năm sinh:
- Học sinh lớp:
- Trường:
- Địa chỉ:
- Số điện thoại:
Câu 1: Em hãy cho biết tới nay, Bưu Điện Việt Nam đã bao nhiêu lần phát hành tem về các vườn quốc gia của Việt Nam?
Gợi ý trả lời:
Năm 1981: Thú Vườn quốc gia Cúc Phương Năm 2003: Động vật Vườn Quốc gia Ba Vì Năm 2006: Phong Nha - Kẻ Bàng Năm 2006: Động vật Vườn quốc gia Bến En Năm 2011: Động vật Vườn Quốc gia Ba Bể Năm 2013: Chim vườn quốc gia Xuân Thủy Năm 2014: Bộ tem Thú linh trưởng có Voọc Cát BàCâu 2: Sao La là một trong những loài thú quý hiếm nhất trên thế giới và là loài đặc hữu của núi rừng Trường sơn. Nhưng loài thú này đang phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng cao trong tự nhiên. Để góp phần tuyên truyền cho công tác bảo vệ Sao La, Bưu điện Việt nam đã phát hành 1 bộ tem. Em biết gì về bộ tem đó?
Gợi ý trả lời:
Mã số bộ: 827 Mã số mẫu: 3041, 3042, 2043, 3044 Ngày phát hành: 18/05/2000 Mẫu tem/bộ: 5 Khuôn khổ: 37x27 Số răng: 13 Số tem in trên tờ: 30 Họa sỹ thiết kế: Võ Lương Nhi In ấn: Ốp-xét nhiều màu, tại Xí nghiệp In tem Bưu điệnCâu 3: Các mẫu tem sau giới thiệu một số loài động vật hoang dã quý hiếm, cần được bảo vệ, trong đó có 1 loài là đặc hữu của Việt Nam. Em hãy cho biết đó là con tem nào?
Gợi ý trả lời: Tem C – Voọc Cát Bà
Câu 4: Theo em, chúng ta cần có những biện pháp gì để bảo vệ các loài động vật quý, hiếm?
Gợi ý trả lời:
Việt Nam được thế giới công nhận là một trong những quốc gia trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao, trong đó có hệ động vật hoang dã.
Tuy nhiên, tình trạng các loài nguy cấp, quý hiếm hiện đang rất đáng báo động. Nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao, đặc biệt có nhiều loài đặc hữu ở Việt Nam như voọc mũi hếch phân bố ở rừng núi Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Thái Nguyên; voọc đầu vàng duy nhất chỉ có ở vùng núi đá Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng); voọc Mông trắng phân bố ở Vườn quốc gia Cúc Phương, Khu bảo tồn ngập nước Vân Long (Ninh Bình); voọc Hà Tĩnh có ở Hà Tĩnh, Quảng Bình; sóc đen Côn Đảo có ở đảo Côn Sơn-Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu)...
Để thực hiện mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học trong đó có các loài thực, động vật hoang dã ở Việt Nam, tôi xin đề xuất một số giải pháp bảo vệ các loài động vật nguy cấp, quý hiếm như sau:
- Các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên cần chú trọng tổ chức hệ thống theo chiều sâu hơn là chiều rộng, có nghĩa là phải bảo vệ được các sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã.
- Địa phương có loài động vật nguy cấp, quý hiếm phân bố cần xây dựng nhiều hành lang xanh, hành lang bảo vệ, phát triển các loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, đồng thời khuyến khích áp dụng những công nghệ sinh học phù hợp, tổ chức xây dựng trang trại, hộ gia đình nhận nuôi các loài động vật hoang dã, quý hiếm phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội dựa trên phương châm cân bằng sinh thái và phát triển bền vững.
- Các cơ quan chức năng cần có quy chế, chế tài cụ thể nhằm đảm bảo các điều kiện để tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào bảo vệ động vật hoang dã. Đối với các vùng, khu vực, nhà quản lý, hoạch định chính sách các cấp cần xây dựng và triển khai thường xuyên các chương trình nâng cao nhận thức cho toàn xã hội với các hình thức, nội dung phù hợp cho từng đối tượng và đặc điểm tình hình của địa phương.
- Đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước như cảnh sát môi trường, cảnh sát biển, kiểm lâm, hải quan và cán bộ các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, lâm trường cần cập nhật thông tin và nâng cao năng lực và kỹ năng bảo vệ động vật hoang dã.
Câu 5: Em hãy lựa chọn các mẫu tem và kèm theo thuyết minh để giới thiệu về hoạt động bảo vệ động vật quý, hiếm hoặc vẽ một mẫu tem về loài động vật quý, hiếm cần được bảo vệ. (Câu này các em chọn 1 trong 2 cách để làm. Nếu chọn vẽ tem có thể tham khảo hình ảnh mô phỏng bố cục để vẽ).
BẢO VỆ ĐỘNG VẬT QUÝ, HIẾM
BƯU CHÍNH 3000 đ VIỆT NAM |
Gợi ý trả lời: TÊ GIÁC
Có thể thấy, động vật hoang dã là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng sinh thái, bảo đảm môi trường sống trong lành cho con người. Vì vậy, tất cả chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ động vật hoang dã, tạo môi trường sống cho các loài động vật này được bảo tồn và phát triển. Và tê giác là một trong những động vật cần được bảo vệ nhất hiện nay.
Mặc dù Việt Nam đã mất đi cá thể tê giác Java cuối cùng năm 2010, nhưng Việt Nam vẫn còn cơ hội để thể hiện trách nhiệm trong việc bảo vệ các loài tê giác trên thế giới bằng cách thúc đẩy quá trình thực thi pháp luật, đấu tranh với nạn buôn bán trái phép sừng tê giác và xoá bỏ những quan niệm sai lầm về việc sử dụng sừng tê giác tại Việt Nam.
Chấm dứt nạn thảm sát tê giác để lấy sừng đòi hỏi một cách tiếp cận với hai hướng. Một mặt, cần tăng cường các hoạt động thực thi pháp luật đấu tranh với nạn buôn bán, vận chuyển trái phép sừng tê giác từ châu Phi vào thị trường Việt Nam. Mặt khác, cần phải triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cho cộng đồng nhằm xoá bỏ các quan niệm sai lầm và những lời đồn thổi vô căn cứ về tác dụng chữa bệnh của sừng tê giác.
Đã quá muộn cho cá thể tê giác cuối cùng của Việt Nam nhưng vẫn còn thời gian để cứu lấy các loài tê giác trên thế giới. Việt Nam cần phải chia sẻ trách nhiệm với thế giới trong việc bảo vệ tê giác bằng cách thúc đẩy quá trình thực thi pháp luật đấu tranh với nạn buôn bán vận chuyển trái phép sừng tê giác và xoá bỏ những suy nghĩ hoang đường về giá trị của sừng tê giác.
Tóm lại, bảo vệ tê giác hiện nay không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội và toàn thể mọi người.
Hàng ngày ta vẫn thường xem TV hoặc đọc báo có đưa tin phát hiện, bắt giữ một vụ buôn bán động vật trái phép. Các con vật này thường là các loài động vật hoang dã, quý hiếm có nguồn gốc trong nước hoặc vận chuyển từ nước ngoài về. Đó có thể là hổ, một số loài linh trưởng, tê tê, rùa hoặc là sản phẩm từ động vật như sừng tê giác, nhung hươu hoặc mật gấu...
Có nhiều ý kiến cho rằng chúng ta là con người, là chủ nhân của thế giới hiện tại muốn làm gì thì làm, muốn ăn gì thì ăn, uống gì thì uống. Và cũng có một số người đặt câu hỏi: về mặt nhân đạo, có khác gì giữa việc ăn thịt lợn, thịt gà và ăn một loài động vật hoang dã hay không? Đằng nào đó cũng chỉ là những con vật mà thôi, chúng cũng không có quyền gì hơn những con gia súc, gia cầm. Hơn nữa, chúng ta cũng không thấy mất nhiều lắm nếu một sinh vật nào đó trong số hơn 8 triệu sinh vật đang sống trên trái đất này biến mất vĩnh viễn.
Suy nghĩ này không sai, nhưng đặt trong bối cảnh hiện nay và viễn cảnh trong tương lai, chúng ta có lẽ cần phải xem xét và đặt lại vấn đề. Bài viết này chỉ muốn cung cấp cho bạn một góc nhìn không mới nhưng cần thiết để chúng ta có thể xem xét, thay đổi cách nghĩ và do đó, thay đổi hành động của mình.
Trước hết, bảo tồn động vật quý hiếm để lưu giữ và truyền lại các giá trị vô giá của tự nhiên, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đơn giản thế này, thế hệ cha ông chúng ta được nhìn thấy hổ nhiều, ngay cả trong tự nhiên. Chúng nhiều đến mức phải bắt, thuần phục hoặc thậm chí giết để đảm bảo an toàn tính mạng cho con người và bào chế một số loại thuốc chữa bệnh.
Hổ trong tự nhiên không còn nhiều do đã bị bắt và khai thác quá mức. Theo đà đó, nếu không có biện pháp bảo vệ đủ mạnh và kịp thời, thế hệ con chúng ta có thể sẽ chỉ được nhìn hổ trong vườn thú. WWF dự tính cá thể hổ trong nước hiện còn chưa đến 40 con. Chúng luôn tồn tại trong tình trạng bị đe dọa bởi thợ săn, không có sinh cảnh sống, hạn chế về nguồn thức ăn và ít có cơ hội giao phối, sinh sản.
Động vật hoang dã, quý hiếm như loài hổ nêu trên, là các giá trị độc đáo và duy nhất của tự nhiên. Các giá trị này không thể quy ra theo giá trị kinh tế (hoặc nếu có thì sẽ rất cao) vì đến thế hệ sau (như tôi đặt giả thuyết ở trên với loài hổ), chúng ta có thể trả bao nhiêu tiền để được hưởng giá trị tinh thần của việc được nhìn một con hổ bằng xương bằng thịt, thay vì ngắm nó qua các hình ảnh, clip được làm từ quá khứ.
Các loài vật trong tự nhiên không chỉ đơn thuần là các sinh vật vô tri, những khối xương, khối thịt để chúng ta khai thác cạn kiệt. Đó là các sản phẩm tuyệt vời của tự nhiên, sau nhiều triệu năm tiến hóa mới tạo ra được. Chúng góp phần làm cho cuộc sống trở nên phong phú hơn. Hãy thử tưởng tượng, một ngày chúng ta uống một lon beer Tiger in hình con hổ mà không biết con hổ thực như thế nào. Đứa con yêu mến của bạn tô màu trên bức tranh loài tê giác mà thực tế chúng không bao giờ có cơ hội được nhìn thấy ngoài đời thực.
Quan trọng không kém, bảo tồn các loài động vật hoang dã, quý hiếm còn để duy trì sự cân bằng của sinh thái. Tự nhiên vốn có các quy luật tồn tại và vận hành, để đảm bảo các hệ sinh thái là những hệ thống hoàn chỉnh. Chu trình này hỗ trợ chu trình kia. Sự có mặt của loài này trợ giúp hoặc kìm hãm loài kia nhằm đảm bảo sự cân bằng tối ưu. Khi một loài bị tiêu diệt, có thể sẽ kéo theo sự mất cân bằng, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ cục bộ cho đến tất cả các hệ sinh thái và cuối cùng là cả trái đất. Khi các hệ sinh thái mất cân bằng, con người đương nhiên sẽ gánh chịu mọi hậu quả.
Đến đây, chúng ta có thể phần nào nhận thấy lý do vì sao phải thực hiện các biện pháp bảo tồn các loài động vật quý hiếm. Mỗi loài vật biến mất sẽ là những giá trị độc nhất bị mất đi vĩnh viễn, không thể phục hồi. Kéo theo đó là những hậu quả về sinh thái, môi trường không thể lường trước. Thay đổi quan niệm và thay đổi hành động của mỗi cá nhân sẽ góp phần duy trì các giá trị vô giá đó cho các thế hệ tương lai của chúng ta.
- Để bảo vệ và giúp thú phát triển, ta cần:
+ Tổ chức chăn nuôi, nuôi dưỡng những loài vật có giá trị kinh tế cao
+ Đẩy manh phong trào bảo vệ động vật hoang dã (Cấm săn bắn các loài động vật hoang dã hiếm)
+ Bảo vệ môi trường sống của thú (Xây dựng các khu bảo tồn)
-Tuyên truyền.
- Giáo dục ý thức cho mọi người cùng bảo vệ động vật hoang dã.
- Gây dựng môi trường sống cho động vật hoang dã như:
- Trồng cây, ngăn chặn phá rừng.
-Không phá nơi ở của chúng.
- Lập khu bảo tồn động vật hoang dã.
- Không ăn thịt các động vật có xương sống quý hiếm.