Bài 14: Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố

Sách Giáo Khoa

Tổng (hiệu) sau là số nguyên tố hay hợp số :

a) \(5.6.7+8.9\)

b) \(5.7.9.11-2.3.7\)

c) \(5.7.11+13.17.19\)

d) \(4253+1422\)

Mới vô
18 tháng 5 2017 lúc 14:19

a)

Ta có:

\(5\cdot6\cdot7⋮2\\ 8\cdot9⋮2\\ \Rightarrow\left(5\cdot6\cdot7+8\cdot9\right)⋮2\)

\(5\cdot6\cdot7+8\cdot9\) ngoài ước là 1 và chính nó còn có ước là 2. Vậy \(5\cdot6\cdot7+8\cdot9\) có nhiều hơn 2 ước \(\Rightarrow5\cdot6\cdot7+8\cdot9\) là hợp số

b)

Ta có:

\(5\cdot7\cdot9\cdot11⋮7\\ 2\cdot3\cdot7⋮7\\ \Rightarrow\left(5\cdot7\cdot9\cdot11-2\cdot3\cdot7\right)⋮7\)

\(5\cdot7\cdot9\cdot11-2\cdot3\cdot7\) ngoài ước là 1 và chính nó còn có ước là 7. Vậy \(5\cdot7\cdot9\cdot11-2\cdot3\cdot7\) có nhiều hơn 2 ước \(\Rightarrow5\cdot7\cdot9\cdot11-2\cdot3\cdot7\) là hợp số

c)

Ta thấy \(5\cdot7\cdot11\)\(13\cdot17\cdot19\) đều là số lẻ

\(\Rightarrow5\cdot7\cdot11+13\cdot17\cdot19\) là số chẵn

\(\Rightarrow5\cdot7\cdot11+13\cdot17\cdot19⋮2\)

\(5\cdot7\cdot11+13\cdot17\cdot19\) ngoài ước là 1 và chính nó còn có ước là 2. Vậy \(5\cdot7\cdot11+13\cdot17\cdot19\) có nhiều hơn 2 ước \(\Rightarrow5\cdot7\cdot11+13\cdot17\cdot19\) là hợp số d) \(4253+1422\) có tận cùng là \(3+2=5\) \(4253+1422\) ngoài ước là 1 và chính nó còn có ước là 5. Vậy \(4253+1422\) có nhiều hơn 2 ước \(\Rightarrow4253+1422\) là hợp số
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
dan nguyen chi
Xem chi tiết
Le Nhat  Khanh Ha
Xem chi tiết
Phương Phương
Xem chi tiết
bùi khôi
Xem chi tiết
-Nhím Nè-
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Def Abc
Xem chi tiết
trinh võ
Xem chi tiết
Hong Ngoc
Xem chi tiết