Bài 8: Chủ nghĩa xã hội

hinman chuck
Tôn giáo là gì ? đất tôn giáo là gì ? Quản lý nhà nước về tôn giáo

Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, phản ánh hư ảo thực tại xã hội bằng những lực lượng siêu tự nhiên, về hình thức biểu hiện, tôn giáo bao gồm hệ thống các quan niệm tín ngưỡng (giáo lí), các quy định về hình thức lễ nghi (giáo luật) và những cơ sở vật chất để thực hiện các nghi lễ tôn giáo. Cùng https://vanhoa247.net/ tìm hiểu về tôn giáo là gì nhé!

Đất tôn giáo là đất được Nhà nước giao cho các cơ sở tôn giáo sử dụng dùng vào việc thờ cúng, lễ bái của các nhà thờ, nhà chùa, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở tôn giáo khác được Nhà nước cho phép hoạt động trên cơ sở đất do Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước và quỹ đất của địa phương, quyết định diện tích đất giao cho các cơ sở tôn giáo.

 

1. Khái niệm quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo

Trong Từ điển tiếng Việt, tôn giáo được định nghĩa như sau:

1. Hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ;

2. Hệ thống những quan niệm tín ngưỡng, sùng bái một hay những vị thần linh nào đó và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.

Tín ngưỡng đựợc định nghĩa là “tin theo một tôn giáo nào đó”.

Xem thêm bài viết về Tôn giáo là gì: https://vanhoa247.net/ton-giao-la-gi-gia-tri-con-nguoi-den-su-thien-luong/

Về bản chất, tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, phản ánh hư ảo thực tại xã hội bằng những lực lượng siêu nhiên, về hình thức biểu hiện, tôn giáo bao gồm hệ thống các quan niệm tín ngưỡng (giáo lí), các quy định về hình thức lễ nghi (giáo luật) và những cơ sở vật chất để thực hiện các nghi lễ tôn giáo.

Mặt khác, tôn giáo cũng đang đáp ứng phần nào nhu cầu tinh thần của quần chúng, phản ánh khát vọng của những người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái. Vì vậy, nhiều người trong các thành phần xã hội khác nhau tin theo.

- Tính chất chính trị: Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự khác nhau về lợi ích và các giai cấp bóc lột thống tri lợi dụng tôn giáo phục vụ cho mục đích của mình. Những cuộc chiến tranh tôn giáo trong lịch sử và hiện tại đều xuất phát từ những ý đồ của những thế lực khác nhau trong xã hội, lợi dụng tôn giáo để thực hiện mục tiêu chính trị của mình. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tôn giáo độc lập với chính trị. Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo bao gồm quyền tự do theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào, bảo đảm cho sinh hoạt tôn giáo mang tính chất tôn giáo thuần tuý, không gắn với chính trị.

- Tính chất duy tâm: Tôn giáo phản ánh hư ảo thế giới thực tại bằng các lực lượng siêu nhiên vào đầu óc con người, giải thích một cách duy tâm, thần bí những hiện tượng tự nhiên và xã hội diễn ra trong đời sống. Vì vây, tôn giáo mang tính chất duy tâm, nhiều tín điều không được giải thích trên cơ sở khoa học. Trong lịch sử, tôn giáo đã nhiều lần sử dụng quyền lực của mình để đàn áp các nhà khoa học, phủ nhận thành tựu khoa học. Ngày nay, một mặt, một số tổ chức và chức sắc tôn giáo triệt để tận dụng những thành tựu của khoa học để phát triển tôn giáo; mặt khác, họ tìm cách giải thích sai lệch những tiến bộ khoa học, kĩ thuật, gieo rắc trong các tín đồ những định mệnh không thể cưỡng lại... Tính chất duy tâm của tôn giáo đã kìm hãm sự phát triển và tiến bộ xã hội trong chừng mực nhất định.

Ví dụ: Trong đạo Hồi, khó thấy ranh giới giữa đạo và đời, giữa cái thiêng và cái tục. Tin tưởng tuyệt đối, tôn sùng thánh Allah và sứ giả Muhammad là hai tín điều quan trọng vào bậc nhất của giáo lí đạo Hồi.

- Đạo Phật: Tôn giáo ra đời ở Ấn Độ thế kỉ VI trước công nguyên do Thích ca mâu ni sáng lập. Phật giáo có hệ thống triết học rất phát triển gồm cả thế giới quan và nhân sinh quan, trong đó đề cao vai trò của con người, thiên về một triết lí sống, một phương pháp rèn luyện nhân cách hướng thiện. Phật giáo không có tổ chức chặt chẽ, không có giáo quyền, không thống nhất về cách tu hành. Đạo Phật có hai phái là Tiểu thừa và Đại thừa, mỗi phái lại chia làm nhiều tông. Người theo đạo Phật gồm hai loại là người xuất gia tu hành và người tu tại gia.

Việt Nam là nước đa tôn giáo, phần lớn dân cư chịu ảnh hưởng của Nho giáo và Phật giáo. Các tôn giáo lớn ở Việt Nam là Công giáo, Tin lành, Phật giáo, Hồi giáo, Cao đài và Phật giáo Hoà hảo; các tôn giáo này có hơn 15 triệu tín đồ. Các tôn giáo có nguồn gốc xuất hiện khác nhau và số lượng tín đồ khác nhau. Công giáo (với hơn 5 triệu tín đồ), Tin lành (với hơn 4 trăm nghìn tín đồ), Phật giáo (với hơn 7 triệu tín đồ), Hồi giáo (với hơn 90 nghìn tín đồ) được du nhập từ bên ngoài vào trong từng thời kì lịch sử và với những phương thức khác nhau. Trong khi đó, Cao đài (với hơn 1 triệu tín đồ) và Phật giáo Hoà hảo (với hơn 1 triệu tín đồ) là những tôn giáo mới xuất hiện ở Việt Nam. Các tôn giáo đều thiết lập những mối quan hệ quốc tế nhất định và chứng tác động qua lại lẫn nhau chủ yếu thông qua những mối quan hê đó.

 

2. Các nguyên tắc Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo

Đây là cơ sở pháp lí quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước xây dựng hệ thống các nguyên tắc và xác định nội dung Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo. Việc xây dựng hệ thống các nguyên tắc Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo là cả một quá trình tìm tòi, thử nghiệm và đấu tranh. Quá trình ấy là sự phát triển từ thấp đến cao, từ chưa đầy đủ đến đầy đủ, từ chưa chuẩn xác đến chuẩn xác.

Các nguyên tắc Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo là:

- Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân và nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lí do tín ngưỡng, tôn giáo.

Mọi công dân có quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào, có quyền từ bỏ hoặc thay đổi tôn giáo.

Nhà nước bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. Tín đồ có quyền thực hiện các hoạt động tôn giáo không trái với chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tiến hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện tại gia đình và tham gia các hoạt động tôn giáo, học tập giáo lí, đạo đức, phục vụ lễ nghi tôn giáo tại cơ giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo, giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng nhằm góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.

Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân, làm hại đến nền văn hoá lành mạnh của dân tộc và hoạt động mê tín dị đoan đều bị xử lý theo pháp luật.

Không ai được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản cùa người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.

 

3. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo

Nội dung Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo được thể hiện trên những hướng cơ bản sau đây:

 

3.1 Công nhận tổ chức tôn giáo

Thủ tướng Chính phủ xét công nhận đối với tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xét công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Sau khi được cấp đăng kí, tổ chức được phép tiến hành nghi lễ tôn giáo, truyền đạo, giảng đạo tại địa điểm sinh hoạt tôn giáo đã đăng kí; tổ chức đại hội thông qua hiến chương, điều lệ và các nội dung có liên quan trước khi đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức, mở lớp bồi dưỡng giáo lí; sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình thuộc cơ sở tôn giáo; hoạt động từ thiện nhân đạo.

Sau thời gian 3 năm kể từ ngày được cấp đăng kí hoạt động tôn giáo, tổ chức có hoạt động tôn giáo liên tục, không vi phạm các quy định pháp luật về Quản lý hoạt động tôn giáo được quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhân tổ chức tôn giáo.

Tổ chức tôn giáo được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất các tổ chức trực thuộc theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo. Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo cơ sở phải được sự chấp thuận của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; các trường hợp khác phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện và hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc tôn giáo về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật; làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo trong nước và quốc tế.

Bộ nội vụ thực hiện Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo thông qua Ban tôn giáo Chính phủ - cơ quan ưực thuộc Bộ nội vụ, có chức năng tham mưu giúp bộ trưởng Quản lý nhà nước.


Các câu hỏi tương tự
Pi-ây Nguyễn
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
G.Dr
Xem chi tiết
Tuan Anh Bui
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hoàng Anh Đặng
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết