“Sự tích Nhân Sâm” kể về sự ra đời của loại củ quý hiếm có giá trị cho sức khỏe con người. Mời các bạn theo dõi truyện để tìm hiểu sự tích nhân sâm nhé.
Truyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng tiều phu nghèo khó. Làm lụng vất vả từ tờ mờ sáng cho đến tối mịt mà cũng không đủ ăn. Hai vợ chồng có một cậu con trai mỗi ngày chỉ để một phần cơm chỉ đủ ăn lót dạ. Trong cảnh thiếu thốn đó, hai vợ chồng vô cùng ngạc nhiên khi thấy con mình ngày một béo tốt, hồng hào như được chăm nuôi tẩm bổ khác thường. Vì đứa con còn nhỏ nên cha mẹ không hỏi han được tình hình sức khỏe của con mình. Vài năm sau khi đứa bé lớn lên, bắt đầu biết trò chuyện, 2 vợ chồng mới hỏi xem hỏi phần cơm dành lại cho con hàng ngày có đủ ăn không. Thằng bé nói không biết mùi cơm như thế nào vì cứ mỗi khi cha mẹ vừa đi thì bầy khỉ ở rừng đã kéo đến ăn sạch cơm phần đó.
Hai vợ chồng quá đỗi ngạc nhiên, hỏi sao không ăn cơm mà con vẫn khỏe mạnh như vậy. Đứa con ngây thơ kể lại mọi câu chuyện cho bố rằng có một cậu bé cũng giống mình vẫn đến chơi đùa và truyền sức khỏe sang cho nó. Nghe con kể chuyện cha mẹ nó càng thêm làm lạ và sinh nghi, vì chung quanh đây mươi dặm không có một ai. Người tiều phu nghĩ ngợi đoán chừng đứa bé đó là người Sâm, hồn của cây sâm mọc quanh đây.
Đến sáng hôm sau, ông ra chợ mua một cuộn chỉ tơ mang về và dặn con mình hễ gặp thằng bé kia thì lấy chỉ buộc vào tay nó. Đứa con đồng ý làm theo lời bố dặn. Hôm sau 2 vợ chồng như thường lệ vào rừng kiếm củi như thường lệ nhưng lần này họ nấp gần nhà để theo dõi sự tình. Quả nhiên, nhân Sâm đến nhà chơi cả thằng bé như mọi ngày và đứa bé theo lời cha dặn đã lấy chỉ buộc vào tay bạn.
Vào lúc giữa trưa, hai vợ chồng bất thình lình ra khỏi chỗ nấp, đột ngột trở về nhà và bắt được hai đứa trẻ đang nô đùa. Thằng bé Sâm vội vàng bỏ chạy rồi biến mất vào cây. Theo dấu chỉ người tiều phu đã tim được ra cây sâm. Tham và ngốc, gã đã đào xới quá mạnh tay làm chết thằng bé Sâm và chỉ lấy được từng miếng rễ cây. Người Sâm chết đi vì sự vụng về của gã tiều phu, từ đó Sâm chỉ giúp người ta bồi bổ sức khỏe chứ không còn công dụng trường sinh bất tử nữa. Sự tích nhân sâm cũng từ đó mà ra.