Bạn tham khảo ở đây:
Tóm tắt nhanh Chiến tranh lạnh – Tóm tắt nhanh
Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, giữa bối cảnh một Châu Âu bị tàn phá và suy yếu trong hệ thống quốc tế với vai trò lu mờ của Anh, Pháp và một nước Đức đổ nát trên bờ vực bị chia cắt, thì Mỹ và Liên Xô nổi lên với vai trò là siêu cường thế giới, giàu có và hùng mạnh. Cả hai quốc gia này nhanh chóng nắm quyền chi phối toàn bộ hệ thống chính trị quốc tế. Thế nhưng, Xô – Mỹ với hai ý thức hệ đối lập đã đứng trên hai chiến tuyến trái ngược nhau. Điều này khiến cho viễn cảnh hòa hợp thời hậu chiến trở nên xa vời. Một loạt các xung đột liên tiếp nổi lên, tuy không gây ra đối đầu trực tiếp nhưng lại là khởi đầu cho một giai đoạn lịch sử được biết đến với tên gọi “Chiến tranh Lạnh”.
Bernard Baruch, một nhà tài phiệt và là cố vấn cho nhiều đời tổng thống Mỹ, từ Woodrow Wilson tới Harry S. Truman, được cho là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Chiến tranh Lạnh. Ngày 16/04/1947, ông đã nhắc đến “Chiến tranh Lạnh” trong bài phát biểu trước Hạ viện bang Nam Carolina: “Đừng để chúng ta bị đánh lừa: chúng ta hiện đang ở giữa một cuộc Chiến tranh Lạnh”. Tháng 9 năm 1947, nhà báo nổi tiếng Walter Lippmann đã khiến cho thuật ngữ này được biết đến rộng rãi với bài viết “Cold War” đăng trên tờ New York Herald Tribune.
Theo đó, Chiến tranh Lạnh được hiểu là thời kì căng thẳng về mặt chính trị và quân sự giữa Mỹ và Liên Xô sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Yếu tố “chiến tranh” ở đây thể hiện sự đối đầu sâu sắc về mặt quyền lực và ý thức hệ giữa 2 nước; trong khi đó “lạnh” phản ánh việc Liên Xô và Mỹ không sử dụng vũ khí “nóng” (các loại vũ khí truyền thống) trong mối quan hệ kình địch này, mà thay vào đó là cuộc chạy đua vũ trang, nổi bật là vũ khí hạt nhân. Trên thực tế, Chiến tranh Lạnh là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử tồn tại hệ thống lưỡng cực, mà Mỹ và Liên Xô là đại diện; và mâu thuẫn giữa hai nước cũng đại diện cho mâu thuẫn giữa phe Tư bản chủ nghĩa (do Mỹ đứng đầu) và phe Xã hội chủ nghĩa (do Liên Xô khởi xướng). Chiến tranh Lạnh do đó tác động toàn diện tới tất cả các mặt trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia khi mà các nước tự xác định con đường đi của mình dựa trên sự định hình ý thức hệ.
Khởi đầu
Nhiều học giả cho rằng Chiến tranh Lạnh thực sự đã bắt đầu từ năm 1945, ngay sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Sau chiến tranh, các lực lượng mới hình thành là phe Tư bản chủ nghĩa và phe Xã hội chủ nghĩa– cả 2 đều ra sức gây ảnh hưởng lên các nước Thế giới thứ ba (cũng là lực lượng thứ ba hình thành sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai); tình trạng bị tàn phá và kiệt quệ của nhiều nước sau chiến tranh đã dẫn đến một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới và gia tăng xu hướng hợp tác kinh tế quốc tế.
Trong bối cảnh này, hai quốc gia mạnh nhất bước ra từ chiến tranh là Mỹ và Liên Xô đã gia tăng tranh giành khu vực ảnh hưởng trên thế giới. Hội nghị Yalta, sau đó là Hội nghị Hòa bình Paris và Hội nghị Postdam, đã cho ra đời luật bất thành văn: Đông Âu, Mông Cổ và CHDCND Triều Tiên thuộc khu vực ảnh hưởng của Liên Xô, phần còn lại của thế giới thuộc về phương Tây. Nhờ dòng chảy phát minh khoa học kỹ thuật trỗi dậy mạnh mẽ, 2 siêu cường thế giới lúc bấy giờ là Mỹ và Liên Xô đều có điều kiện để gia tăng sức mạnh về quân sự, vũ khí… và trở thành đối trọng lẫn nhau. Nếu không có sự tồn tại (về mối đe dọa hủy diệt) của vũ khí hạt nhân, xung đột giữa hai siêu cường có thể leo thang và dẫn đến một cuộc chiến thật sự, tương tự như hai cuộc chiến đã diễn ra trong thế kỉ 20. Do đó có thể nói hai siêu cường thường xuyên bị đặt trong tình trạng “bên miệng hố chiến tranh”.
Cũng có những ý kiến khác cho rằng Chiến tranh Lạnh bắt đầu vào năm 1947. Ngày 12/03/1947, tổng thống Mỹ khi đó là Harry S. Truman đã cho ra đời Học thuyết Truman, trong đó lần đầu tiên khẳng định Liên Xô là địch thủ và Mỹ sẵn sàng chống Liên Xô, cũng như trợ giúp những nơi bị Liên Xô và sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản đe đọa. Đây được cho là cái cớ của chính quyền Washington lúc bấy giờ, khi người Mỹ nhận ra rằng sự biệt lập chính trị của Mỹ tại Châu Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là một sai lầm lớn, có thể đã tạo “khoảng trống” cho sự nổi dậy của Hitler và sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai là sự hiện diện của Liên Xô trên một nửa lục địa.
Năm 1948, Mỹ bắt đầu thực hiện Kế hoạch Marshall, viện trợ khoảng 17 tỷ USD cho các nước Tây Âu, giúp các nước này hồi phục sau chiến tranh. Kế hoạch Marshall bao gồm các biện pháp nhằm “ngăn chặn” sức mạnh Liên Xô qua hai giai đoạn: tái thiết Châu Âu “phi cộng sản” về mặt kinh tế chính trị, tăng khả năng để chống lại Liên Xô, đồng thời, duy trì sức mạnh hạt nhân và sự tin cậy vào việc bảo vệ các đồng minh Châu Âu của Hoa Kỳ. Nhóm G7 được thành lập bao gồm các quốc gia mạnh nhất của phương Tây nhằm chống lại Liên Xô và các nước thế giới thứ ba (vốn đã từng gây ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1913 nhằm gây áp lực cho phương Tây). Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, thành lập năm 1949) cũng được cho là sự phản ứng của Mỹ và đồng minh trước ưu thế quân sự truyền thống của Liên Xô.
Ngoài sự khác biệt về ý thức hệ dẫn đến sự đối đầu Đông – Tây, cùng các xung đột lợi ích và ảnh hưởng như đã đề cập ở trên, “Thế giới thứ ba” cũng là một trong những nguyên nhân bắt nguồn Chiến tranh Lạnh. Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc kéo theo sự cáo chung của hệ thống thực dân. Quá trình phi thực dân hóa diễn ra trong những năm 1950 – 1960 với kết quả là các quốc gia mới giành được độc lập đã nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của hai siêu cường. Mỹ và Liên Xô quyết liệt tranh giành ảnh hưởng tại những quốc gia này như một cách để tăng cường sức mạnh ngoài các khu vực ảnh hưởng truyền thống.
Diễn biến
Chiến tranh Lạnh là một cuộc chiến kéo dài, với những giai đoạn căng thẳng leo thang và những giai đoạn hòa hoãn khá yên tĩnh, với một số cột mốc đáng nhớ như Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), các cuộc Khủng hoảng Berlin (1948, 1961), Khủng hoảng tên lửa Cuba (1962), Cuộc chiến Afghanistan (1979-1989)…
Năm 1946, lãnh tụ của Liên Xô khi đó là Joseph Stalin khẳng định sự thành công của chủ nghĩa cộng sản với việc Liên Xô đã lôi kéo được các quốc gia Đông Âu đi theo con đường xã hội chủ nghĩa của mình. Mỹ và các nước đồng minh ngay lập tức bác bỏ tuyên bố trên và đã thúc đẩy các hành động “giải cứu châu Âu khỏi Liên Xô cộng sản”, chính thức bắt đầu với bài diễn văn của tổng thống Mỹ Truman và Kế hoạch Marshall viện trợ cho Châu Âu. Đây cũng là giai đoạn bắt đầu hình thành các khối hiệp ước quân sự nhằm gia cố sức mạnh của mỗi bên. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO được thành lập năm 1949, bắt nguồn từ ý tưởng của bộ trưởng ngoại giao Canada Louis St. Laurent, về việc thành lập một khối các quốc gia dân chủ để giúp Châu Âu chống lại sự chi phối của Liên Xô. Tổ chức này bao gồm Mỹ và các thành viên đồng minh phương Tây, chính thức chấm dứt chính sách cô lập của Mỹ đối với các vấn đề Châu Âu.
Để đáp trả, Liên Xô cùng các nước đồng minh trong phe xã hội chủ nghĩa thành lập khối Hiệp ước Vacsava năm 1955. Sự ra đời của hai khối quân sự đã chính thức xác lập cục diện lưỡng cực và đánh dấu việc Chiến tranh Lạnh đã bao trùm thế giới. Cả hai khối đều duy trì những lực lượng quân sự lớn và các loại vũ khí hiện đại để bảo đảm khả năng đáp trả khi đối phương tấn công. Cuộc chạy đua vũ trang lớn nhất trong lịch sử bắt đầu trên các lĩnh vực tên lửa liên lục địa, công nghệ vũ trụ (vệ tinh nhân tạo, khinh khí cầu gián điệp…) và quan trọng hơn cả là vũ khí hạt nhân – mối đe dọa lớn nhất và là nguyên nhân gây căng thẳng nhất cho cuộc Chiến tranh Lạnh. Chính quyền Mỹ đã tăng số lượng đầu đạn hạt nhân từ 1.000 (năm 1953) lên 18.000 (đầu năm 1961). Ở thời điểm này, Mỹ có số bom và đầu đạn hạt nhân lớn gấp tám lần Liên xô: 27.297 so với 3.332. Tuy nhiên, người Liên Xô lại thắng thế trong cuộc chạy đua vào không gian với việc phóng tàu Sputnik, vệ tinh nhân tạo đầu tiên, sau đó là máy bay không người lái.
Trong thời kỳ căng thẳng này, “chiến trường” của Chiến tranh Lạnh có thể được phân chia thành: châu Âu và các vùng “ngoại vi” (bao gồm các nước Thế giới thứ ba vừa giành được độc lập tại Châu Á, châu Phi và Trung Đông). Cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) đã đánh dấu sự thay đổi trọng tâm của Chiến tranh Lạnh, từ Châu Âu sang Đông Á. Lúc này, các cuộc chiến ủy nhiệm ở Thế giới thứ ba đã trở thành vũ đài quan trọng cho cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường. Cả hai đều cố gắng thu hút thêm đồng minh bằng những lời hứa hẹn viện trợ về tài chính, quân sự, ngoại giao… Đỉnh cao của giai đoạn căng thẳng là vụ khủng hoảng Berlin lần 2 (1961) sau sự kiện Liên Xô bắn hạ máy bay gián điệp U2 của Mỹ.
Trong khi đó, vấn đề nước Đức vẫn trong tình trạng bế tắc – phía Mỹ không chấp nhận rút quân khỏi Tây Berlin theo yêu cầu của Liên Xô. Quân đội cả 2 bên đã được đặt trong tình trạng báo động, bức tường Berlin được xây dựng vào ngày 12/08/1961. Tuy nhiên, do lo ngại chiến tranh, cả hai bên đều chấp nhận duy trì hiện trạng, cho đến khi xảy ra cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba (1962) với sự kiện Vịnh con lợn, được cho là có khả năng gây nên Chiến tranh thế giới lần thứ ba với vũ khí hạt nhân. Sau sự kiện này, lãnh đạo hai nước đã thống nhất đã cấm các vụ thử hạt nhân trong không trung và dưới mặt nước sau năm 1962.
Chiến tranh Lạnh đi vào giai đoạn hòa hoãn với nhiều sự thay đổi chính trị của các bên tham chiến (Mỹ bất đồng với Pháp, Đức và Nhật thu hẹp khoảng cách kinh tế; Liên Xô mâu thuẫn với Trung Quốc, gặp nhiều cấn đề nội bộ trong phe xã hội chủ nghĩa), đặc biệt sau “cú sốc” khủng hoảng dầu mỏ 1973. Những mối lo về sự mở rộng và phổ biến vũ khí hạt nhân, vấn đề ngân sách đầu tư cho quốc phòng, cộng với tình hình kinh tế bất ổn được cho là những nguyên nhân chính tạo nên và duy trì giai đoạn hòa hoãn này. Tổng thống Mỹ Richard Nixon và lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev đã ký hiệp ước SALT1 (1972) để hạn chế sự phát triển các loại vũ khí chiến lược, bên cạnh các hiệp ước khác như Hiệp ước cấm thử hạn chế LTB (1963), Hiệp ước không gian vũ trụ OST (1967), Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân NPT (1968), Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo ABM (1972). Hai bên cũng đã tiến hành nhiều chuyến viếng thăm và làm việc song phương, thúc đẩy giải quyết vấn đề nước Đức, giải trừ quân bị ở Trung Âu.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, sự cạnh tranh giành ảnh hưởng tại các nước thứ ba giàu tài nguyên, đặc biệt tại khu vực Trung Đông và Nam Phi, vẫn tiếp tục. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên cuộc chiến Afghanistan của Liên Xô (1979) – làm bùng lên giai đoạn đối đầu trở lại của 2 siêu cường, được ví như “Chiến tranh Lạnh thứ hai”.
Liên Xô ủng hộ chính phủ Afghanistan theo phe cộng sản, trong khi Mỹ, Pakistan và các quốc gia Hồi giáo khác ủng hộ phe đối lập muốn lật đổ chính quyền. Tổng thống Mỹ khi đó là Jimmy Carter đã cho rằng hành động triển khai quân đến Afghanistan của Liên Xô là “mối đe dọa nghiêm trọng nhất tới hòa bình kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai”.
Đồng thời, mối quan ngại về việc Liên Xô đưa một số lượng quân đông đảo (lần đầu tiên sử dụng trực tiếp Hồng Quân bên ngoài Đông Âu) đến gần khu vực Vùng Vịnh nhiều dầu mỏ cũng khiến căng thẳng gia tăng trở lại, thời kỳ hòa hoãn chấm dứt. Gian đoạn đối đầu trở lại cũng chứng kiến các cuộc khủng hoảng giữa hai bên tại Ba Lan (1979-1981), khủng hoảng tên lửa tầm trung ở châu Âu (1983-1984). Tuy nhiên, giai đoạn này cũng là lúc nền kinh tế Liên Xô gặp nhiều khó khăn, mà một trong những nguyên nhân chính là phí tổn quốc phòng. Cuộc chiến tại Afghanistan lại không đem lại hiệu quả khiến Liên Xô bị sa lầy tại đây trong suốt 10 năm. Ngày 15/05/1988, Liên Xô bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan. Căng thẳng Đông-Tây lại hạ nhiệt.
Kết thúc
Mikhail Gorbachev – Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô lên cầm quyền vào năm 1985, được xem là một trong những nhân tố thúc đẩy sự chấm dứt Chiến tranh lạnh. Thập niên 1980, nền kinh tế Liên Xô rơi vào tình trạng trì trệ do dầu mỏ thế giới sụt giá, nguồn thu ngoại tệ của nước này cũng sút giảm và quan trọng hơn cả là những khoản chi phí khổng lồ cho phát triển vũ khí và quốc phòng. Gorbachev đã bắt đầu những cuộc cải cách của mình nhằm vực dậy kinh tế đất nước với nhiều kế hoạch táo bạo, một trong số đó là ngừng cuộc chạy đua vũ trang với phương Tây để tập trung phát triển kinh tế nội địa, tiết kiệm ngân sách và tái định hướng đầu tư các nguồn tài nguyên.
Kế hoạch cải tổ của Gorbachev cũng cho phép tăng cường tiếp xúc, quan hệ giữa công dân Liên Xô và công dân các nước phương Tây. Đây là một trong những tiền đề cho Hiệp ước kiểm soát vũ khí START I được ký kết giữa Liên Xô và Mỹ vào năm 1985. Liên Xô sau khi kết thúc việc rút quân khỏi Afghanistan năm 1989 đã đồng ý thống nhất nước Đức vào năm 1990, đồng thời tuyên bố không tiếp tục hỗ trợ và can thiệp vào các quốc gia đồng minh Đông Âu. Chiến tranh Lạnh hạ nhiệt nhanh chóng, và chính thức kết thúc khi Liên Xô tan rã năm 1991, do Gorbachev không thể kiểm soát được những cải tổ mà ông đã tiến hành.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, Chiến tranh Lạnh kết thúc vào thời điểm này là điều hoàn toàn có thể đoán trước. Liên Xô thật sự đã không thể tiếp tục canh tranh với Mỹ trong cuộc đối đầu Đông – Tây kéo dài hơn 40 năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết cục này của Liên Xô:
Thứ nhất, ngay từ khi bắt đầu Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã chiếm ưu thế hơn Liên Xô. Ví dụ, nếu như Mỹ mất 400.000 người trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, thì Liên Xô thiệt hại đến 27 triệu nhân mạng. Nền kinh tế Mỹ hưởng lợi từ cuộc chiến tranh này, trong khi kinh tế Liên Xô hầu như bị hủy hoại.
Thứ hai, Liên Xô không thể theo đuổi những chi phí khổng lồ trong cuộc chạy đua vũ trang, đặc biệt khi Tổng thống Mỹ Reagan ra lệnh tăng cường khả năng quân sự của nước này những năm 1980.
Thứ ba, đề xuất xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa “Chiến tranh giữa các vì sao” của Tổng thống Reagan đã chuyển dịch cuộc chạy đua vũ trang sang một cuộc đua mới về công nghệ hiện đại – điều mà Liên Xô không có lợi thế. Cùng với những bất ổn kinh tế trong nước, Liên Xô đã bị lung lay, và cuối cùng là sụp đổ. Cuộc chơi kết thúc và Mỹ, sau một đêm, đã trở thành siêu cường duy nhất của thế giới. Di sản để lại của Chiến tranh Lạnh là hàng triệu người chết trong các cuộc chiến tranh ủy nhiệm trên khắp thế giới. Chi phí quân sự Mỹ trong thời kỳ chạy đua vũ trang được ước tính đến 8.000 tỷ USD và tỉ lệ chi phí quốc phòng trên tổng GDP của Liên Xô còn cao hơn rất nhiều so với Mỹ.
Có nhiều cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau về Chiến tranh Lạnh. Các nhà sử học “chính thống” cho rằng Liên Xô cần chịu trách nhiệm về cuộc chiến này cùng tham vọng mở rộng ảnh hưởng ở Châu Âu. Trong khi đó, theo các nhà nghiên cứu khác lại cho rằng hành động của Liên Xô là nỗ lực xây dựng hệ thống phòng vệ khu vực Đông Âu, trong khi Mỹ cố gắng kiến thiết một hệ thống quốc tế có lợi cho mình; và Chiến tranh Lạnh chỉ là cái cớ cho sự thống trị của Mỹ dựa trên “mối đe dọa” Xô Viết.
Khác với quan điểm cho rằng bản chất Chiến tranh Lạnh là đối kháng và căng thẳng, có tư tưởng cho rằng Chiến tranh Lạnh thật ra cũng đem lại một số lợi ích nhất định cho cả hai bên. Cuộc chiến “không tiếng súng” này cho phép cả Mỹ và Liên Xô giải quyết vấn đề nước Đức, bằng cách đóng băng các diễn biến chính trị/ xã hội ở châu Âu, cả ở phía Đông và phía Tây. Sự tồn tại của Chiến tranh Lạnh cũng hữu ích trong việc duy trì “trật tự hạt nhân” giữa các siêu cường và những vệ tinh của mình, cũng như giữa những quốc gia hạt nhân và các quốc gia phi hạt nhân.
Cuối cùng, xét ở một khía cạnh nào đó, Chiến tranh Lạnh cũng giúp củng cố một số lợi ích quốc gia. Ví dụ, với Mỹ, cuộc chạy đua vũ trang giúp gia tăng sức mạnh ngành công nghiệp quân sự, giúp Mỹ “hợp pháp hóa” tham vọng can dự ở nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để củng cố an ninh quốc gia và nâng cao vai trò của tổng thống. Còn ở bên kia “Bức màn sắt”, Chiến tranh Lạnh giúp Liên Xô “hợp pháp hóa” quân sự trong xã hội dân sự và đẩy mạnh phát triển công nghiệp nặng trong một thời gian dài.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, giữa bối cảnh một Châu Âu bị tàn phá và suy yếu trong hệ thống quốc tế với vai trò lu mờ của Anh, Pháp và một nước Đức đổ nát trên bờ vực bị chia cắt, thì Mỹ và Liên Xô nổi lên với vai trò là siêu cường thế giới, giàu có và hùng mạnh. Cả hai quốc gia này nhanh chóng nắm quyền chi phối toàn bộ hệ thống chính trị quốc tế. Thế nhưng, Xô – Mỹ với hai ý thức hệ đối lập đã đứng trên hai chiến tuyến trái ngược nhau. Điều này khiến cho viễn cảnh hòa hợp thời hậu chiến trở nên xa vời. Một loạt các xung đột liên tiếp nổi lên, tuy không gây ra đối đầu trực tiếp nhưng lại là khởi đầu cho một giai đoạn lịch sử được biết đến với tên gọi “Chiến tranh Lạnh”.
Bernard Baruch, một nhà tài phiệt và là cố vấn cho nhiều đời tổng thống Mỹ, từ Woodrow Wilson tới Harry S. Truman, được cho là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Chiến tranh Lạnh. Ngày 16/04/1947, ông đã nhắc đến “Chiến tranh Lạnh” trong bài phát biểu trước Hạ viện bang Nam Carolina: “Đừng để chúng ta bị đánh lừa: chúng ta hiện đang ở giữa một cuộc Chiến tranh Lạnh”. Tháng 9 năm 1947, nhà báo nổi tiếng Walter Lippmann đã khiến cho thuật ngữ này được biết đến rộng rãi với bài viết “Cold War” đăng trên tờ New York Herald Tribune.
Theo đó, Chiến tranh Lạnh được hiểu là thời kì căng thẳng về mặt chính trị và quân sự giữa Mỹ và Liên Xô sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Yếu tố “chiến tranh” ở đây thể hiện sự đối đầu sâu sắc về mặt quyền lực và ý thức hệ giữa 2 nước; trong khi đó “lạnh” phản ánh việc Liên Xô và Mỹ không sử dụng vũ khí “nóng” (các loại vũ khí truyền thống) trong mối quan hệ kình địch này, mà thay vào đó là cuộc chạy đua vũ trang, nổi bật là vũ khí hạt nhân. Trên thực tế, Chiến tranh Lạnh là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử tồn tại hệ thống lưỡng cực, mà Mỹ và Liên Xô là đại diện; và mâu thuẫn giữa hai nước cũng đại diện cho mâu thuẫn giữa phe Tư bản chủ nghĩa (do Mỹ đứng đầu) và phe Xã hội chủ nghĩa (do Liên Xô khởi xướng). Chiến tranh Lạnh do đó tác động toàn diện tới tất cả các mặt trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia khi mà các nước tự xác định con đường đi của mình dựa trên sự định hình ý thức hệ.
Khởi đầu
Nhiều học giả cho rằng Chiến tranh Lạnh thực sự đã bắt đầu từ năm 1945, ngay sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Sau chiến tranh, các lực lượng mới hình thành là phe Tư bản chủ nghĩa và phe Xã hội chủ nghĩa– cả 2 đều ra sức gây ảnh hưởng lên các nước Thế giới thứ ba (cũng là lực lượng thứ ba hình thành sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai); tình trạng bị tàn phá và kiệt quệ của nhiều nước sau chiến tranh đã dẫn đến một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới và gia tăng xu hướng hợp tác kinh tế quốc tế.
Trong bối cảnh này, hai quốc gia mạnh nhất bước ra từ chiến tranh là Mỹ và Liên Xô đã gia tăng tranh giành khu vực ảnh hưởng trên thế giới. Hội nghị Yalta, sau đó là Hội nghị Hòa bình Paris và Hội nghị Postdam, đã cho ra đời luật bất thành văn: Đông Âu, Mông Cổ và CHDCND Triều Tiên thuộc khu vực ảnh hưởng của Liên Xô, phần còn lại của thế giới thuộc về phương Tây. Nhờ dòng chảy phát minh khoa học kỹ thuật trỗi dậy mạnh mẽ, 2 siêu cường thế giới lúc bấy giờ là Mỹ và Liên Xô đều có điều kiện để gia tăng sức mạnh về quân sự, vũ khí… và trở thành đối trọng lẫn nhau. Nếu không có sự tồn tại (về mối đe dọa hủy diệt) của vũ khí hạt nhân, xung đột giữa hai siêu cường có thể leo thang và dẫn đến một cuộc chiến thật sự, tương tự như hai cuộc chiến đã diễn ra trong thế kỉ 20. Do đó có thể nói hai siêu cường thường xuyên bị đặt trong tình trạng “bên miệng hố chiến tranh”.
Cũng có những ý kiến khác cho rằng Chiến tranh Lạnh bắt đầu vào năm 1947. Ngày 12/03/1947, tổng thống Mỹ khi đó là Harry S. Truman đã cho ra đời Học thuyết Truman, trong đó lần đầu tiên khẳng định Liên Xô là địch thủ và Mỹ sẵn sàng chống Liên Xô, cũng như trợ giúp những nơi bị Liên Xô và sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản đe đọa. Đây được cho là cái cớ của chính quyền Washington lúc bấy giờ, khi người Mỹ nhận ra rằng sự biệt lập chính trị của Mỹ tại Châu Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là một sai lầm lớn, có thể đã tạo “khoảng trống” cho sự nổi dậy của Hitler và sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai là sự hiện diện của Liên Xô trên một nửa lục địa.
Năm 1948, Mỹ bắt đầu thực hiện Kế hoạch Marshall, viện trợ khoảng 17 tỷ USD cho các nước Tây Âu, giúp các nước này hồi phục sau chiến tranh. Kế hoạch Marshall bao gồm các biện pháp nhằm “ngăn chặn” sức mạnh Liên Xô qua hai giai đoạn: tái thiết Châu Âu “phi cộng sản” về mặt kinh tế chính trị, tăng khả năng để chống lại Liên Xô, đồng thời, duy trì sức mạnh hạt nhân và sự tin cậy vào việc bảo vệ các đồng minh Châu Âu của Hoa Kỳ. Nhóm G7 được thành lập bao gồm các quốc gia mạnh nhất của phương Tây nhằm chống lại Liên Xô và các nước thế giới thứ ba (vốn đã từng gây ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1913 nhằm gây áp lực cho phương Tây). Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, thành lập năm 1949) cũng được cho là sự phản ứng của Mỹ và đồng minh trước ưu thế quân sự truyền thống của Liên Xô.
Ngoài sự khác biệt về ý thức hệ dẫn đến sự đối đầu Đông – Tây, cùng các xung đột lợi ích và ảnh hưởng như đã đề cập ở trên, “Thế giới thứ ba” cũng là một trong những nguyên nhân bắt nguồn Chiến tranh Lạnh. Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc kéo theo sự cáo chung của hệ thống thực dân. Quá trình phi thực dân hóa diễn ra trong những năm 1950 – 1960 với kết quả là các quốc gia mới giành được độc lập đã nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của hai siêu cường. Mỹ và Liên Xô quyết liệt tranh giành ảnh hưởng tại những quốc gia này như một cách để tăng cường sức mạnh ngoài các khu vực ảnh hưởng truyền thống.
Diễn biến
Chiến tranh Lạnh là một cuộc chiến kéo dài, với những giai đoạn căng thẳng leo thang và những giai đoạn hòa hoãn khá yên tĩnh, với một số cột mốc đáng nhớ như Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), các cuộc Khủng hoảng Berlin (1948, 1961), Khủng hoảng tên lửa Cuba (1962), Cuộc chiến Afghanistan (1979-1989)…
Năm 1946, lãnh tụ của Liên Xô khi đó là Joseph Stalin khẳng định sự thành công của chủ nghĩa cộng sản với việc Liên Xô đã lôi kéo được các quốc gia Đông Âu đi theo con đường xã hội chủ nghĩa của mình. Mỹ và các nước đồng minh ngay lập tức bác bỏ tuyên bố trên và đã thúc đẩy các hành động “giải cứu châu Âu khỏi Liên Xô cộng sản”, chính thức bắt đầu với bài diễn văn của tổng thống Mỹ Truman và Kế hoạch Marshall viện trợ cho Châu Âu. Đây cũng là giai đoạn bắt đầu hình thành các khối hiệp ước quân sự nhằm gia cố sức mạnh của mỗi bên. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO được thành lập năm 1949, bắt nguồn từ ý tưởng của bộ trưởng ngoại giao Canada Louis St. Laurent, về việc thành lập một khối các quốc gia dân chủ để giúp Châu Âu chống lại sự chi phối của Liên Xô. Tổ chức này bao gồm Mỹ và các thành viên đồng minh phương Tây, chính thức chấm dứt chính sách cô lập của Mỹ đối với các vấn đề Châu Âu.
Để đáp trả, Liên Xô cùng các nước đồng minh trong phe xã hội chủ nghĩa thành lập khối Hiệp ước Vacsava năm 1955. Sự ra đời của hai khối quân sự đã chính thức xác lập cục diện lưỡng cực và đánh dấu việc Chiến tranh Lạnh đã bao trùm thế giới. Cả hai khối đều duy trì những lực lượng quân sự lớn và các loại vũ khí hiện đại để bảo đảm khả năng đáp trả khi đối phương tấn công. Cuộc chạy đua vũ trang lớn nhất trong lịch sử bắt đầu trên các lĩnh vực tên lửa liên lục địa, công nghệ vũ trụ (vệ tinh nhân tạo, khinh khí cầu gián điệp…) và quan trọng hơn cả là vũ khí hạt nhân – mối đe dọa lớn nhất và là nguyên nhân gây căng thẳng nhất cho cuộc Chiến tranh Lạnh. Chính quyền Mỹ đã tăng số lượng đầu đạn hạt nhân từ 1.000 (năm 1953) lên 18.000 (đầu năm 1961). Ở thời điểm này, Mỹ có số bom và đầu đạn hạt nhân lớn gấp tám lần Liên xô: 27.297 so với 3.332. Tuy nhiên, người Liên Xô lại thắng thế trong cuộc chạy đua vào không gian với việc phóng tàu Sputnik, vệ tinh nhân tạo đầu tiên, sau đó là máy bay không người lái.
Trong thời kỳ căng thẳng này, “chiến trường” của Chiến tranh Lạnh có thể được phân chia thành: châu Âu và các vùng “ngoại vi” (bao gồm các nước Thế giới thứ ba vừa giành được độc lập tại Châu Á, châu Phi và Trung Đông). Cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) đã đánh dấu sự thay đổi trọng tâm của Chiến tranh Lạnh, từ Châu Âu sang Đông Á. Lúc này, các cuộc chiến ủy nhiệm ở Thế giới thứ ba đã trở thành vũ đài quan trọng cho cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường. Cả hai đều cố gắng thu hút thêm đồng minh bằng những lời hứa hẹn viện trợ về tài chính, quân sự, ngoại giao… Đỉnh cao của giai đoạn căng thẳng là vụ khủng hoảng Berlin lần 2 (1961) sau sự kiện Liên Xô bắn hạ máy bay gián điệp U2 của Mỹ.
Trong khi đó, vấn đề nước Đức vẫn trong tình trạng bế tắc – phía Mỹ không chấp nhận rút quân khỏi Tây Berlin theo yêu cầu của Liên Xô. Quân đội cả 2 bên đã được đặt trong tình trạng báo động, bức tường Berlin được xây dựng vào ngày 12/08/1961. Tuy nhiên, do lo ngại chiến tranh, cả hai bên đều chấp nhận duy trì hiện trạng, cho đến khi xảy ra cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba (1962) với sự kiện Vịnh con lợn, được cho là có khả năng gây nên Chiến tranh thế giới lần thứ ba với vũ khí hạt nhân. Sau sự kiện này, lãnh đạo hai nước đã thống nhất đã cấm các vụ thử hạt nhân trong không trung và dưới mặt nước sau năm 1962.
Chiến tranh Lạnh đi vào giai đoạn hòa hoãn với nhiều sự thay đổi chính trị của các bên tham chiến (Mỹ bất đồng với Pháp, Đức và Nhật thu hẹp khoảng cách kinh tế; Liên Xô mâu thuẫn với Trung Quốc, gặp nhiều cấn đề nội bộ trong phe xã hội chủ nghĩa), đặc biệt sau “cú sốc” khủng hoảng dầu mỏ 1973. Những mối lo về sự mở rộng và phổ biến vũ khí hạt nhân, vấn đề ngân sách đầu tư cho quốc phòng, cộng với tình hình kinh tế bất ổn được cho là những nguyên nhân chính tạo nên và duy trì giai đoạn hòa hoãn này. Tổng thống Mỹ Richard Nixon và lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev đã ký hiệp ước SALT1 (1972) để hạn chế sự phát triển các loại vũ khí chiến lược, bên cạnh các hiệp ước khác như Hiệp ước cấm thử hạn chế LTB (1963), Hiệp ước không gian vũ trụ OST (1967), Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân NPT (1968), Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo ABM (1972). Hai bên cũng đã tiến hành nhiều chuyến viếng thăm và làm việc song phương, thúc đẩy giải quyết vấn đề nước Đức, giải trừ quân bị ở Trung Âu.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, sự cạnh tranh giành ảnh hưởng tại các nước thứ ba giàu tài nguyên, đặc biệt tại khu vực Trung Đông và Nam Phi, vẫn tiếp tục. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên cuộc chiến Afghanistan của Liên Xô (1979) – làm bùng lên giai đoạn đối đầu trở lại của 2 siêu cường, được ví như “Chiến tranh Lạnh thứ hai”.
Liên Xô ủng hộ chính phủ Afghanistan theo phe cộng sản, trong khi Mỹ, Pakistan và các quốc gia Hồi giáo khác ủng hộ phe đối lập muốn lật đổ chính quyền. Tổng thống Mỹ khi đó là Jimmy Carter đã cho rằng hành động triển khai quân đến Afghanistan của Liên Xô là “mối đe dọa nghiêm trọng nhất tới hòa bình kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai”.
Đồng thời, mối quan ngại về việc Liên Xô đưa một số lượng quân đông đảo (lần đầu tiên sử dụng trực tiếp Hồng Quân bên ngoài Đông Âu) đến gần khu vực Vùng Vịnh nhiều dầu mỏ cũng khiến căng thẳng gia tăng trở lại, thời kỳ hòa hoãn chấm dứt. Gian đoạn đối đầu trở lại cũng chứng kiến các cuộc khủng hoảng giữa hai bên tại Ba Lan (1979-1981), khủng hoảng tên lửa tầm trung ở châu Âu (1983-1984). Tuy nhiên, giai đoạn này cũng là lúc nền kinh tế Liên Xô gặp nhiều khó khăn, mà một trong những nguyên nhân chính là phí tổn quốc phòng. Cuộc chiến tại Afghanistan lại không đem lại hiệu quả khiến Liên Xô bị sa lầy tại đây trong suốt 10 năm. Ngày 15/05/1988, Liên Xô bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan. Căng thẳng Đông-Tây lại hạ nhiệt.
Kết thúc
Mikhail Gorbachev – Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô lên cầm quyền vào năm 1985, được xem là một trong những nhân tố thúc đẩy sự chấm dứt Chiến tranh lạnh. Thập niên 1980, nền kinh tế Liên Xô rơi vào tình trạng trì trệ do dầu mỏ thế giới sụt giá, nguồn thu ngoại tệ của nước này cũng sút giảm và quan trọng hơn cả là những khoản chi phí khổng lồ cho phát triển vũ khí và quốc phòng. Gorbachev đã bắt đầu những cuộc cải cách của mình nhằm vực dậy kinh tế đất nước với nhiều kế hoạch táo bạo, một trong số đó là ngừng cuộc chạy đua vũ trang với phương Tây để tập trung phát triển kinh tế nội địa, tiết kiệm ngân sách và tái định hướng đầu tư các nguồn tài nguyên.
Kế hoạch cải tổ của Gorbachev cũng cho phép tăng cường tiếp xúc, quan hệ giữa công dân Liên Xô và công dân các nước phương Tây. Đây là một trong những tiền đề cho Hiệp ước kiểm soát vũ khí START I được ký kết giữa Liên Xô và Mỹ vào năm 1985. Liên Xô sau khi kết thúc việc rút quân khỏi Afghanistan năm 1989 đã đồng ý thống nhất nước Đức vào năm 1990, đồng thời tuyên bố không tiếp tục hỗ trợ và can thiệp vào các quốc gia đồng minh Đông Âu. Chiến tranh Lạnh hạ nhiệt nhanh chóng, và chính thức kết thúc khi Liên Xô tan rã năm 1991, do Gorbachev không thể kiểm soát được những cải tổ mà ông đã tiến hành.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, Chiến tranh Lạnh kết thúc vào thời điểm này là điều hoàn toàn có thể đoán trước. Liên Xô thật sự đã không thể tiếp tục canh tranh với Mỹ trong cuộc đối đầu Đông – Tây kéo dài hơn 40 năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết cục này của Liên Xô:
Thứ nhất, ngay từ khi bắt đầu Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã chiếm ưu thế hơn Liên Xô. Ví dụ, nếu như Mỹ mất 400.000 người trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, thì Liên Xô thiệt hại đến 27 triệu nhân mạng. Nền kinh tế Mỹ hưởng lợi từ cuộc chiến tranh này, trong khi kinh tế Liên Xô hầu như bị hủy hoại.
Thứ hai, Liên Xô không thể theo đuổi những chi phí khổng lồ trong cuộc chạy đua vũ trang, đặc biệt khi Tổng thống Mỹ Reagan ra lệnh tăng cường khả năng quân sự của nước này những năm 1980.
Thứ ba, đề xuất xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa “Chiến tranh giữa các vì sao” của Tổng thống Reagan đã chuyển dịch cuộc chạy đua vũ trang sang một cuộc đua mới về công nghệ hiện đại – điều mà Liên Xô không có lợi thế. Cùng với những bất ổn kinh tế trong nước, Liên Xô đã bị lung lay, và cuối cùng là sụp đổ. Cuộc chơi kết thúc và Mỹ, sau một đêm, đã trở thành siêu cường duy nhất của thế giới. Di sản để lại của Chiến tranh Lạnh là hàng triệu người chết trong các cuộc chiến tranh ủy nhiệm trên khắp thế giới. Chi phí quân sự Mỹ trong thời kỳ chạy đua vũ trang được ước tính đến 8.000 tỷ USD và tỉ lệ chi phí quốc phòng trên tổng GDP của Liên Xô còn cao hơn rất nhiều so với Mỹ.
Có nhiều cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau về Chiến tranh Lạnh. Các nhà sử học “chính thống” cho rằng Liên Xô cần chịu trách nhiệm về cuộc chiến này cùng tham vọng mở rộng ảnh hưởng ở Châu Âu. Trong khi đó, theo các nhà nghiên cứu khác lại cho rằng hành động của Liên Xô là nỗ lực xây dựng hệ thống phòng vệ khu vực Đông Âu, trong khi Mỹ cố gắng kiến thiết một hệ thống quốc tế có lợi cho mình; và Chiến tranh Lạnh chỉ là cái cớ cho sự thống trị của Mỹ dựa trên “mối đe dọa” Xô Viết.
Khác với quan điểm cho rằng bản chất Chiến tranh Lạnh là đối kháng và căng thẳng, có tư tưởng cho rằng Chiến tranh Lạnh thật ra cũng đem lại một số lợi ích nhất định cho cả hai bên. Cuộc chiến “không tiếng súng” này cho phép cả Mỹ và Liên Xô giải quyết vấn đề nước Đức, bằng cách đóng băng các diễn biến chính trị/ xã hội ở châu Âu, cả ở phía Đông và phía Tây. Sự tồn tại của Chiến tranh Lạnh cũng hữu ích trong việc duy trì “trật tự hạt nhân” giữa các siêu cường và những vệ tinh của mình, cũng như giữa những quốc gia hạt nhân và các quốc gia phi hạt nhân.
Cuối cùng, xét ở một khía cạnh nào đó, Chiến tranh Lạnh cũng giúp củng cố một số lợi ích quốc gia. Ví dụ, với Mỹ, cuộc chạy đua vũ trang giúp gia tăng sức mạnh ngành công nghiệp quân sự, giúp Mỹ “hợp pháp hóa” tham vọng can dự ở nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để củng cố an ninh quốc gia và nâng cao vai trò của tổng thống. Còn ở bên kia “Bức màn sắt”, Chiến tranh Lạnh giúp Liên Xô “hợp pháp hóa” quân sự trong xã hội dân sự và đẩy mạnh phát triển công nghiệp nặng trong một thời gian dài.