Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mori ran

Tinh thần nhân đạo là 1 trong những chủ đề xuyên suốt trong văn học.Bằng những bài văn em đã học hoặc đọc thêm hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.(Lập dàn ý nhé,văn mk tự viếtok)

Đạt Trần
27 tháng 8 2017 lúc 21:38

A, Mở bài :Dẫn dắt vào vấn đề hợp lí.

- Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài và nhận xét về tính đúng đắn của nhận xét trên.Tinh thần nhân đạo là một trong những chủ đề xuyên suốt trong văn học và điều đó thật đúng, trong chương trình Ngữ Văn 7 đã thể hiện rất rõ vấn đề trên.

B, Thân bài

*Giải thích được thế nào là tinh thần nhân đạo trong văn học?

- Đó chính là tinh thần nhân ái, là sự xót thương, lòng đồng cảm, là thái độ chở che bênh vực cho những số phận con người bất hạnh, là tấm lòng “Thương người như thể thương thân” .

- Luận điểm: Tinh thần nhân đạo được thể hiện trên những khía cạnh: Đó là sự xót thương đồng cảm, sẻ chia với số phận đau khổ; là sự lên án tố cáo những thế lực bất công chà đạp lên quyền sống của con người; là những ước mơ khát vọng về một xã hội công bằng bác ái, tôn trọng phẩm giá của con người.

* Ca dao , dân ca đã nói lên tiếng nói đồng cảm, tiếng kêu than của người dân lao động, vất vả lam lũ nhưng lại có cuộc sống thật cơ cực, lầm than.

Đó là thân phận nhỏ bé qua hình ảnh ẩn dụ trong ca dao nhan dân đã gửi gắm tiếng kêu than như thân phận cái kiến, cái bống, con cuốc, con tằm…

“ Thương thay thân phận con tằm…Dầu kêu ra máu có người nào nghe.” Hình ảnh người lao động hiện lên thật vất vả, khổ cực, họ lại bị bóc lột, bị chèn ép .Đó là nỗi thương cảm, xót xa cho số phận của những người dân lao động quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, mà họ lại chẳng được hưởng bất kì chút thành quả nào.

- Tiếng nói thương cảm cho số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ còn chịu nhiều bất công, oan trái. Họ có số phận lênh đênh chìm nổi, không có quyền quyết định số phận cuộc đời của mình. Họ thật nhỏ bé, đáng thương trong xã hội phong kiến còn nhiều định kiến:

“ Thân em ….Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”. Hình ảnh trái bần vừa chua, chát giống như cuộc đời người phụ nữ xưa vậy họ luôn chịu tủi nhục trước xã hội, trước cuộc đời. Số phân của họ thật đáng thương luôn lênh đênh chìm nổi vô định, không biết hướng nào, không biết lưu lạc, tấp vào đâu bởi số phận của họ, cuộc đời họ không do họ quyết định mà do định kiến xã hội quyết định.Tác giả dân gian đã cảm thương cho số phận cuộc đời người phụ nữ để nói lên cuộc đời thân phân họ mà khi người đọc đọc lên đều thấy xót thương đồng cảm.

- Tiếng kêu , lên án , tố cáo xã hội bất công bằng “ Cho ao kia cạn cho gầy cò con” , đó là bản án cho giai cấp thống trị tàn ác, vơ vét, bóc lột dân lành.

*Thơ Nôm Trung đại Việt Nam và thơ Đường cũng phản ánh rất rõ điều này

- Bài thơ “ Bánh trôi nước” là hình ảnh, thân phận người phụ nữ. Những định kiến xã hội, và lễ giáo phong kiến đã tước đi quyền tự do hạnh phúc, buộc họ phải sống lệ thuộc vào người khác . Đó chính là nỗi thương cảm cho số phận người phụ nữ của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương.

- Tiếng nói đau thương khi chiến tranh phi nghĩa xảy ra làm tan nát hạnh phúc lứa đôi vợ phải xa chồng, nỗi buồn, sự chia li không đáng có.( Sau phút chia ly)

- Hay còn là ước mơ nhân ái cho những kẻ sĩ trên thế gian này có được ngôi nhà rộng muôn ngàn gian. Ước mơ thật giản dị và cao đẹp biết chừng nào: “ ước được nhà rộng muôn ngàn gian…..nắng mưa chẳng nũng, vững vàng như thạch bàn.

- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá lên án, tố cáo xã hội loạn lạc, chiến tranh đã gay lên sự thất học, hỗn láo của lũ trẻ đáng ra phải biết lễ nghĩa học hành.

* Truyện ngắn hiện đại “Sống chết mặc bay” cũng mang nội dung nhân đạo sâu sắc

- Đó là tiếng kêu thương cho số phận người dân lao động. Qua tác phẩm “ Sống chết mặc bay” Phạm Duy Tốn đã nói lên nỗi đau khổ, tình cảnh đáng thương của những người dân đang trong tình cảnh đê vỡ bằng những lời biểu cảm trực tiếp của tác giả . Đằng sau lời biểu cảm là tiếng nấc nghẹn ngào cùng với dòng nước mắt xót thương của nhà văn đối với số phận bi thảm của người dân thấp cổ bé họng.

- Sống chết mặc bay đã tố caó kẻ cầm quyền vô nhân tính , bỏ mặc sự sống chết của dân lành (dẫn chứng)

C, Kết bài

- Đánh giá khái quát vấn đề

- Bộc lộ suy nghĩ cảm nhận của người viết về vấn đề trên.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
28 tháng 8 2017 lúc 6:25

A, Mở bài : Dẫn dắt vào vấn đề hợp lí.
- Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài và nhận xét về tình đúng đắn của nhận xét trên.Tinh thần nhân đạo là một trong những chủ đề xuyên suốt trong văn học và điều đó thật đúng trong chương trình Ngữ Văn 7 đã thể hiện rất rõ vấn đề trên.
B, Thân bài
*Giải thích được thế nào là tinh thần nhân đạo trong văn học: Đó chính là tinh thần nhân ái, là sự xót thương, lòng đồng cảm, là thái độ chở che bênh vực cho những số phận con người bất hạnh, là tấm lòng “Thương người như thể thương thân” .
- Luận điểm: Tinh thần nhân đạo được thể hiện trên bốn khía cạnh: Đó là sự xót thương đồng cảm , sẻ chia với số phận đau khổ, là sự lên án tố cáo những thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người, là những ước mơ khát vọng về một xã hội công bằng bác ái, tôn trọng phẩm giá của con người, phản ánh số phận và hạnh phúc của con người.
* Ca dao , dân ca đã nói lên tiếng nói đồng cảm, tiếng kêu than của người dân lao động, vất vả lam lũ nhưng lại có cuộc sống thật cơ cực, lầm than. Đó là thân phận nhỏ bé qua hình ảnh ẩn dụ trong ca dao nhan dân đã gửi gắm tiếng kêu than như thân phận cái kiến, cái bống, con cuốc, con tằm…
“ Thương thay thân phận con tằm….
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.”
Hình ảnh người lao động hiện lên thật vất vả, khổ cực trong lao động nhưng họ lại bị bóc lột, bị chèn ép trong xã hội phong kiến xưa.Đó là nỗi thương cảm, xót xa cho số phận của những người dân lao động quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, mà họ lại chẳng được hưởng bất kì chút thành quả nào.
- Tiếng nói thương cảm cho số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ còn chịu nhiều bất công, oan trái. Họ có số phận lênh đênh chìm nổi, không có quyền

Tham khảo mạng nhe


Các câu hỏi tương tự
kate winslet
Xem chi tiết
Cải Dôn
Xem chi tiết
Ngây Ngô Ngân
Xem chi tiết
Ngây Ngô Ngân
Xem chi tiết
Hà Thu
Xem chi tiết
le tran nhat linh
Xem chi tiết
Trần Thị Ánh Nguyệt
Xem chi tiết
Trần Thị Ánh Nguyệt
Xem chi tiết
Trần Thị Ánh Nguyệt
Xem chi tiết