Ở các thế kỉ XVI - XVII, Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế ở thế kỉ XV, nay lại được phục hồi. Trong nông thôn, nhân dân ta vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thông.
Hình thức sinh hoạt văn hoá qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết trong thôn xóm và bồi đắp tinh thần yêu quê hương, đất nước .
Tình hình nho giáo đạo giáo Phật giáo ở thế kỉ XVI-XVII
- Nho giáo từng bước suy thoái, tôn ti trật tự phong kiến không còn được tôn trọng như trước mặc dù chính quyền Lê- Trịnh, Nguyễn tìm mọi cách củng cố
- Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phục hồi lại vị trí của mình nhưng không được như thời Lý, Trần.
+ Chùa quán được xây dựng thêm
+ Nhiều vị chúa quan tâm xây dựng, sửa sang các ngôi chùa lớn
+ Nhân dân, quan chức cũng đóng góp tiền của, ruộng đất, sửa sang chùa chiền , đúc đồng, tô tượng
Biết đc tôn giáo giữ vị trí độc tôn thời Lê Sơ
- Từ cuối thế kỉ XIV, Phật giáo và Đạo giáo suy tàn dần.
- Đến thời Lê Sơ, Nho giáo được chính thức nâng lên địa vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước phong kiến và vị trí đó được duy trì đến cuối thế kỉ XIX.
- Số người theo đạo Phật, Đạo giáo giảm bớt .
- Nhà nước phong kiến ban hành nhiều điều lệnh nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo, thiết lập tôn ti trật tự xã hội của Nho giáo trong nhân dân.
- Sự phát triển của giáo dục cũng góp phần củng cố vị trí của Nho giáo