em ko bít
nhưng em ko có ý gì đâu ạ
em ko bít
nhưng em ko có ý gì đâu ạ
quan niệm : " Nghệ thuật là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than". Anh/ chị có đồng ý với quan niệm đó hay không? Vì sao?
Nghẹn ngào hai tiếng trường da
Máu VN chảy trên da thịt mình
Sáu tư người lính hi sinh
Vòng tròn bất tử mang hình Gạc Ma
Đau thương hai tiếng Hoàng Sa
Máu VN đỏ thấm qua bao đời
Các anh nằm lại cuối trời
Câu 1 đoạn thơ trên đc viết theo thể thơ gì ?
Câu 2 : nêu nội dug chính của đoạn thơ
Câu 3 chỉ ra các biện pháp tu từ và nêu tác dụng
Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
(Trích Hai đứa trẻ – Thạch Lam, SGK Ngữ văn lớp 11 tập một, NXB Giáo dục, trang 95 )
1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? (1.0 điểm )
2. Từ gọi trong câu văn có tác dụng gì? Tìm và chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ miêu tả cảnh chiều buông ? (0,5 điểm )
3. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm )
4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương (1,0 điểm) (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
(1) Bill Gate (doanh nhân nổi tiếng người Mĩ) nói: “Thói quen ỷ lại là một hòn đá cản bước bạn đến với thành công, muốn làm nên nghiệp lớn, bạn phải đá chúng ra khỏi con đường của mình”.
(2) Đối với những người thành đạt trong sự nghiệp, từ chối ỷ lại vào người khác là một thử nghiệm lớn đối với năng lực bản thân. Điều đó có nghĩa là không thể dựa dẫm vào người khác, bởi vì như vậy là đã giao phó vận mệnh của mình vào tay người khác, mất đi quyền tự chủ trong công việc.
(3) Có một số người mỗi khi gặp phải chuyện gì, việc đầu tiên nghĩ đến là tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác, có người là bất luận là có việc hay không, đều thích đi theo người khác cho rằng người khác có thể giải quyết mọi khó khăn của mình. Trong cuộc sống, những người như vậy ở đâu cũng có. Đó là những người có tâm lí ỷ lại. […]
(4) Gặp phải vấn đề là nghĩ ngay đến người khác, đi theo người khác, cầu cứu sự giúp đỡ của người khác; người khác nói sao mình làm vậy, họ bảo mình kinh doanh mình cũng làm theo; không có lòng tự trọng, không dám tin tưởng vào bản thân, không dám làm theo chủ trương của mình, không dám tự mình quyết định; ở nhà thì ỷ lại bố mẹ, ở bên ngoài ỷ lại đồng sự, ỷ lại cấp trên, không dám tự mình sáng tạo, không dám thể hiện mình, sợ phải độc lập – những hành vi trên đều chứng tỏ bạn chưa chín chắn, nhân cách của bạn không kiện toàn, bạn chỉ là một bản sinh vật với một cơ thể và tâm lí lười nhác, được đặt tên là sự ỷ lại.
a.Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích
b.Theo tác giả, vì sao ta không thể dựa dẫm vào người khác
c.Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê trong đoạn 4
d.Theo em thông điệp nào có ý nghĩa nhất trong văn bản? Vì sao?
Thơ HXH là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ”. Qua cảm nhận về bài thơ Tự tình II, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Sử dụng thao tác lập luận Phân tích và so sánh viết 1 đoạn văn ngắn bà về phẩm chất của HS trong thời đại mới (trách nhiệm, yêu nước, đoàn kết, nhân ái...)
Sơ đồ tư duy bài Ngữ cảnh ( Tiếng Việt 11 - Ngữ văn 11 - trang 102 SGK Ngữ văn 11 tập một )
HELP ME !!!
LUYỆN TẬP BÀI TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI
CÁ NHÂN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng không được thể hiện ở phương diện nào dưới đây?
A. Những quy tắc nhất định trong việc kết hợp âm và thanh.
B. Quy tắc cấu tạo các kiểu câu.
C. Việc tạo ra các từ mới dựa trên những chất liệu có sẵn và các phương thức chung.
D. Các phương thức chuyển nghĩa từ.
Câu 2: Cho đoạn văn:
“Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là một nỗi ủ kín bực dọc bưng bít.”
(Nguyễn Tuân – Chùa đàn)
Biện pháp tu từ thể hiện rõ dấu ấn phong cách cá nhân của nhà văn trong đoạn trích trên là gì?
A. Hoán dụ C. Ẩn dụ
B. Câu hỏi tu từ D. Lặp cú pháp
Câu 3: Trong các cách kết hợp sau, cách kết hợp nào thể hiện rõ nhất dấu ấn riêng của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ ?
A. Vì trời mưa nên chúng tôi được nghỉ học.
B. Tôi muốn tắt nắng đi.
C. Công ti đã đầu tư hàng tỉ đồng cho công trình thế kỉ ấy.
D. Chúc anh lên đường thuận buồm xuôi gió.
Câu 4: Cho đoạn văn sau:
- Tiếng ngựa quan châu thì không kể mùa hồi hay mùa lúa. Quan đi bắt phu làm đường, xẻ núi hầm xe lửa. Quanh năm.
(Tô Hoài)
Dấu ấn cá nhân trong đoạn văn sau được thể hiện ở điểm nào ?
A. Sự chuyển đổi sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc.
B. Việc tạo ra các từ mới.
C. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những quy tắc chung, phương thức chung.
D. Gồm A và B.
Câu 5: Nguyên nhân trực tiếp nào góp phần hình thành và xác lập những yếu tố ngôn ngữ mới trong ngôn ngữ chung?
A. Do yêu cầu của xã hội.
B. Do sự thay đổi của thời đại.
C. Do trình độ của con người ngày càng tiến bộ hơn.
D. Những sự biến đổi và chuyển hoá trong ngôn ngữ cá nhân.
Câu 6: Điền lần lượt những cụm từ còn thiếu vào nhận định sau.
Thông qua..., những “hạt ngọc ngôn ngữ mới nhất” ra đời, góp phần làm phong phú thêm..., thúc đẩy.... phát triển.
A. lời nói cá nhân/ ngôn ngữ chung/ ngôn ngữ chung.
B. lời nói cá nhân/ lời nói cá nhân/ ngôn ngữ chung.
C. ngôn ngữ chung/ lời nói cá nhân/ lời nói cá nhân.
D. lời nói cá nhân/ ngôn ngữ chung/ lời nói cá nhân.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Phân tích cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh của từng tác giả trong những câu, đoạn trích sau đây.
a) Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
(Hồ Chí Minh - Cảnh khuya)
b) Tiếng hát trong như tiếng ngọc tuyền.
(Thế Lữ - Tiếng gọi bên sông)
c) Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ,
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa.
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa,
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Chế Lan Viên - Tiếng hát con tàu)
Mọi người giúp em sớm với ạ pls:(
anh chị hãy so sánh về vẻ đẹp của mùa thu trong hai bài Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư và đây mùa thu tới của Xuân Diệu.