Văn bản ngữ văn 11

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thảo Bích

LUYỆN TẬP BÀI TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI
CÁ NHÂN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng không được thể hiện ở phương diện nào dưới đây?
A. Những quy tắc nhất định trong việc kết hợp âm và thanh.
B. Quy tắc cấu tạo các kiểu câu.
C. Việc tạo ra các từ mới dựa trên những chất liệu có sẵn và các phương thức chung.
D. Các phương thức chuyển nghĩa từ.
Câu 2: Cho đoạn văn:
“Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là một nỗi ủ kín bực dọc bưng bít.”
(Nguyễn Tuân – Chùa đàn)
Biện pháp tu từ thể hiện rõ dấu ấn phong cách cá nhân của nhà văn trong đoạn trích trên là gì?
A. Hoán dụ C. Ẩn dụ
B. Câu hỏi tu từ D. Lặp cú pháp
Câu 3: Trong các cách kết hợp sau, cách kết hợp nào thể hiện rõ nhất dấu ấn riêng của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ ?
A. Vì trời mưa nên chúng tôi được nghỉ học.
B. Tôi muốn tắt nắng đi.
C. Công ti đã đầu tư hàng tỉ đồng cho công trình thế kỉ ấy.
D. Chúc anh lên đường thuận buồm xuôi gió.
Câu 4: Cho đoạn văn sau:
- Tiếng ngựa quan châu thì không kể mùa hồi hay mùa lúa. Quan đi bắt phu làm đường, xẻ núi hầm xe lửa. Quanh năm.
(Tô Hoài)
Dấu ấn cá nhân trong đoạn văn sau được thể hiện ở điểm nào ?
A. Sự chuyển đổi sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc.
B. Việc tạo ra các từ mới.
C. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những quy tắc chung, phương thức chung.
D. Gồm A và B.
Câu 5: Nguyên nhân trực tiếp nào góp phần hình thành và xác lập những yếu tố ngôn ngữ mới trong ngôn ngữ chung?
A. Do yêu cầu của xã hội.
B. Do sự thay đổi của thời đại.
C. Do trình độ của con người ngày càng tiến bộ hơn.
D. Những sự biến đổi và chuyển hoá trong ngôn ngữ cá nhân.
Câu 6: Điền lần lượt những cụm từ còn thiếu vào nhận định sau.
Thông qua..., những “hạt ngọc ngôn ngữ mới nhất” ra đời, góp phần làm phong phú thêm..., thúc đẩy.... phát triển.
A. lời nói cá nhân/ ngôn ngữ chung/ ngôn ngữ chung.
B. lời nói cá nhân/ lời nói cá nhân/ ngôn ngữ chung.
C. ngôn ngữ chung/ lời nói cá nhân/ lời nói cá nhân.
D. lời nói cá nhân/ ngôn ngữ chung/ lời nói cá nhân.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Phân tích cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh của từng tác giả trong những câu, đoạn trích sau đây.
a) Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
(Hồ Chí Minh - Cảnh khuya)
b) Tiếng hát trong như tiếng ngọc tuyền.
(Thế Lữ - Tiếng gọi bên sông)
c) Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ,
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa.
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa,
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Chế Lan Viên - Tiếng hát con tàu)

Mọi người giúp em sớm với ạ pls:(


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Lam
Xem chi tiết
Cảnh
Xem chi tiết
Ngọc LÊ
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Duy Khánh
Xem chi tiết
Cảnh
Xem chi tiết
Đường Thị Liu Ly
Xem chi tiết
Đinh Xuân Đạt
Xem chi tiết
kăhfkhasfkhadfhdshf
Xem chi tiết
Trang Bảo
Xem chi tiết