Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ nghịch ngữ (tiếp theo)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các ngữ liệu sau:

a) Phải viết thôi! Viết để quên đi, viết để nhớ lại. [...] Cần phải viết về những người thân yêu cũng như về những con người xa lạ hằng ngày nườm nượp qua đường vô tình trở thành những chứng nhân của cuộc đời nhau. (Bảo Ninh)

b) Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy. (Nguyễn Khải)

c) Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!... Nghĩ thế thì thấy nghẹn ngào, thấy uất ức vô cùng! Không! Y sẽ không chịu về quê. Y sẽ đi bất cứ đâu, mặc rủi may, sống bất cứ thể nào và chết thế nào cũng được. Chết là thường. Chết ngay trong lúc sống mới thật là nhục nhã. (Nam Cao)

datcoder
22 tháng 8 lúc 16:36

a)

- Biện pháp tu từ nghịch ngữ: Viết để quên đi, viết để nhớ lại

- Tác dụng: Gây ấn tượng mạnh nhằm mang lại nhận thức đa chiều, mới mẻ về chiến tranh. Viết lại cũng chính là gợi lại những hồi ức đau thương của cuộc chiến nhưng cũng gợi về những tình cảm thiêng liêng. Viết để quên đi những đau thương nhưng để nhớ về những con người cao cả, đã hy sinh thầm lặng quên mình.

b)

- Biện pháp tu từ nghịch ngữ: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ”

- Tác dụng: Thể hiện sự giao hòa giữa những điều đối lập: sự sống - cái chết; hạnh phúc – gian khổ, đưa đến bài học lớn lao về cuộc sống. Trước những khó khăn, thử thách, chúng ta không nên từ bỏ, mà hãy dũng cảm bước qua và tiến lên trên con đường riêng của mình.

c)

- Biện pháp tu từ nghịch ngữ: “chết mà chưa sống

- Tác dụng: Nhấn mạnh vào nỗi bi kịch của nhân vật. Cả cuộc đời anh bị cái nghèo bám riết không thể làm gì được. Anh sợ rằng mình sẽ “chết mà chưa sống” tức sẽ chết mà chưa kịp làm gì cho cuộc đời của mình.