Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
tran thi mai anh

Tìm tính từ và nêu tác dụng trong khổ 6 bài Bếp Lửa của Bằng Việt

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
1 tháng 7 2019 lúc 18:50

Khổ 6 bài thơ Bếp Lửa :

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

Từ “ấp iu” là một sáng tạo mới mẻ của nhà thơ . Đó không phải là từ láy, từ ghép đơn thuần mà là sự kết hợp và biến thể của hai từ “ấp ủ” và “nâng niu”. “Ấp iu” gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm bếp, lại đúng với công việc nhóm lửa cụ thể.

Từ láy “ lận đận” đặt ở đầu câu cùng biện pháp đảo ngữ gợi lên bao nhọc nhằn, khó khăn và gian truân mà bà đã phải trải qua. Thói quen của bà in hình vào bếp lửa sớm hôm tần tảo để lo cho con, cho cháu.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
1 tháng 7 2019 lúc 18:50

Đoạn thơ trên trích từ bài thơ "Bếp Lửa" của nhà thơ Bằng Việt là dòng suy ngẫm của cháu về cuộc đời bà và bếp lửa. Đó là một cuộc đời vất vả sớm hôm, chịu thương chịu khó, lặng lẽ hi sinh cho gia đình và đất nước. Từ láy "lận đận" và hình ảnh ẩn dụ nắng mưa đã giúp ta cảm nhận được nỗi vất vả, lo toan của bà cho cuộc sống gia đình. Hình ảnh của bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa và hành động nhóm lửa. Điệp từ "nhóm" trong đoạn thơ vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa biểu tượng. Đó là nhóm bếp lửa có thực để sưởi ấm cho cả bà và cháu qua mùa giá rét, để luộc khoai, luộc sắn cho cháu ăn. Nhưng từ "nhóm" ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng: bà đã nhen nhóm khơi dậy những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn cháu để mai sau cháu khôn lớn, trưởng thành, cháu đi xa vẫn nhớ về gia đình, về quê hương, đất nước. Bếp lửa của bà không chỉ nhen lên bằng rơm, bằng củi mà nó được nhóm lên bằng ngọn lửa thiêng liêng luôn cháy trong lòng bà. Và như thế, bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho những thế hệ mai sau. Câu thơ cuối là một câu cảm thán, là một lời pháp hiện, một lời khẳng định về bếp lửa nơi quê nhà. Bếp lửa kì lạ bởi vì nó cháy sáng lên trong bất kì hoàn cảnh nào. Bếp lửa thiêng liêng bởi nơi ấy luôn ủ ấp và sáng mãi tình bà cháu. Chao ôi, bếp lửa của bà mới kì diệu làm sao! Tóm lại đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thương và niềm biết ơn vô hạn của người cháu đối với bà và cũng là đối với quê hương, đất nước.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
1 tháng 7 2019 lúc 18:51

Từ “ấp iu” là một sáng tạo mới mẻ của nhà thơ . Đó không phải là từ láy, từ ghép đơn thuần mà là sự kết hợp và biến thể của hai từ “ấp ủ” và “nâng niu”. “Ấp iu” gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm bếp, lại đúng với công việc nhóm lửa cụ thể.

Từ láy “ lận đận” đặt ở đầu câu cùng biện pháp đảo ngữ gợi lên bao nhọc nhằn, khó khăn và gian truân mà bà đã phải trải qua. Thói quen của bà in hình vào bếp lửa sớm hôm tần tảo để lo cho con, cho cháu.


Các câu hỏi tương tự
Nobita
Xem chi tiết
Phu Thuy Kieu Linh
Xem chi tiết
dangkhoi
Xem chi tiết
Lý văn cuẫn
Xem chi tiết
Dung Thùy
Xem chi tiết
Phụng Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Hoàng Minh Đức
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phụng
Xem chi tiết
Phụng Nguyễn Thị
Xem chi tiết