- Văn bản có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là: “Bảo tồn nghệ thuật múa rối và vấn đề xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật”
- Văn bản có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là: “Bảo tồn nghệ thuật múa rối và vấn đề xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật”
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
a. Loại phương tiện phi ngôn ngữ nào được sử dụng trong văn bản?
b. Nhận xét về hiệu quả của việc sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản.
Quan sát những phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một, Đồ gốm gia dụng của người Việt và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Xác định loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản trên.
b. Cách trình bày các phương tiện ấy trong văn bản có gì đáng lưu ý?
c. Chỉ ra tác dụng của từng loại phương tiện trong mỗi văn bản.
Xác định những phần trích dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là kiểu trích dẫn nào:
Theo Nguyễn Thị Phương Châm (2013), nhìn vào hầu hết các khía cạnh của văn hoá Việt Nam trong hai thập kỉ qua, có thể dễ dàng nhận ra màu sắc toàn cầu trong đó, nhất là trong đời sống văn hoá thường ngày. “Có lẽ chỉ trong bối cảnh hiện tại, khi toàn cầu hoá đã “phủ sóng” rộng khắp thì ngay tại Việt Nam, dân chúng mới có thể ngắm hoa anh đào, thưởng thức su-si (sushi), đọc truyện tranh Nhật Bản, nghe nhạc, xem phim Hàn Quốc, thưởng thức quốc hoạ Trung Hoa, lễ hội hoa trang Bra-xin (Brazil), rồi hip-hop, truyện Ha-ri Pot to (Harry Potter), phim Hô li út (Hollywood), các thần tượng bóng đá, ca nhạc, điện ảnh quốc tế của giới trẻ...” (Nguyễn Thị Phương Châm, 2013). Rõ ràng, toàn cầu hoá có những tác động mạnh mẽ đến văn hoá giới trẻ, mà một trong những khía cạnh tiêu biểu là văn hoá giải trí của họ.
(Đinh Việt Hà, Văn hoá giải trí của giới trẻ Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá, tạp chí Văn hoá dân gian, số 5/2017)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) để xuất một giải pháp phát triển tình yêu văn hoá dân tộc cho học sinh trong trường.