Ngô Tất Tố sinh năm 1893, mất 1954, quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). Ông xuất thân là một nhà nho gốc nông dân, là một học giả với nhiều công trình triết học và văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với nhiều bài mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Sau cách mạng nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp, ông đã hy sinh trên đường công tác ở sau lưng địch. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị thuộc nhiều thể loại tiêu biểu như: Các tiểu thuyết: Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940)... ; các phóng sự: Tập án cái đình (1939); Việc làng (1940)...
"Tắt đèn" là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Ngô Tất Tố, cây bút truyện kí tiêu biểu của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Tác phẩm có 26 chương mà chương XVIII là chương xảy ra xung đột cơ bản nhất của người nông dân với bọn cường hào ác bá trong làng. Qua “Tức nước vỡ bờ" (một đoạn trích của chương XVIII), Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh xã hội đương thời, một xã hội thối nát tàn bạo và bẩn thỉu ghê tởm. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ người nông dân đến đường cùng mà biểu hiện trong "Tức nước vỡ bờ" chính là tên cai lệ hông hách, tàn ác; bọn người nhà lý trưởng hèn yếu mà cũng dã man không kém. Chúng như những con chuột ma ranh cố mà đục, mà khoét. Từ những của cải vật chất nhỏ nhoi của người nông dân đến những người sức lực điền mạnh mẽ nay chỉ còn là những hơi tàn sức kiệt chúng vẫn không buông tha, vẫn "dai như đỉa" mà hành hạ. Cũng qua vài trang ngắn ngủi mà đậm nét chân thực, sinh động của "Tức nước vỡ. bờ", Ngô Tất Tố đã lên án gay gắt, căm ghét tột cùng cái xã hội thực dân phong kiến tàn ác, dã man kia để cho một kết thúc chị Dậu quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng; đồng thời tác giả cũng bày tỏ một sự cảm thông sâu sắc chân thành với số phận cùng quẫn, bi thưởng của người nông dần mà cụ thể là chị Dậu. Ôi! Cái gia đình đầm ấm yên vui của chị đã bị chính sách sưu thuế ác nghiệt kia làm cho tan nát. Số phận và tiền đồ của chị thật tối tăm như bầu trời đêm 30 không trăng sao vậy. Không chỉ lên án gay gắt xã hội thực dân phong kiến, cảm thông sâu sắc với người nông dân, Ngô Tất Tố còn đề cao những nhân phẩm cao quý của họ với những nét đẹp truyền thống tiềm tăng: phẩm chất thương yêu chồng con tha thiết của chị Dậu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ người chồng ốm yếu; phẩm chất thanh cao "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" không hám danh lợi tiền tài của chị và đặc biệt là sức sống tiềm tàng đã ấp ủ bấy lâu trong lòng người phụ nữ nông dân đã bùng cháy đúng lúc để cứu chồng thoát khỏi nanh vuốt của lũ hùm sói cai lệ và người nhà lý trưởng. Và cuối cùng qua "Tức nước vỡ bờ" Ngô Tất Tố đã quan tâm đến vấn đề hết sức bức thiết trong cuộc sống đương thời, đó là nhu cầu được sống những ngay bình yên, được hưởng hạnh phúc trong mái ấm gia đình bình dị của người nông dân. Đặc sắc nghệ thuật trong "Tức nước vờ bờ" của Ngô Tất Tố thực sự làm chúng ta khâm phục. Nhà văn đã xây dựng một nhân vật chị Dậu điển hình, là tượng trưng cho tất cả những người phụ nữ nông dân với những phẩm chất cao đẹp, đáng quý nhất của loài người chúng ta. Và đặc biệt nhà văn đã sử dụng những lời lẽ hết sức dân dã, đời thường mà sinh động, chân thực, làm chúng ta như đang sống giữa cuộc sống bất công đương thời để chứng kiến những điều ngang trái. Và chính sự kết hợp tài tình giữa 3 phương thức: tự sự, miêu tả và biểu cảm để làm nổi bật tình huống máu thuần cơ bản của tác phẩm giữa hai giai cấp đối kháng đã thực sự thể hiện tài năng tiểu thuyết xuất chúng của Ngô Tất Tố. "Tức nước vỡ bờ" nói riêng và "Tắt đèn" nói chung sẽ mãi là một tác phẩm đặc sắc trong nền văn học hiện đại nước ta. Nó đã có những thành công vang dội và ảnh hưởng rõ rệt đến xã hội đương thời. Song vẫn còn có những hạn chế nho nhỏ. Nhưng "Tức nước vờ bờ", "Tắt đèn'' sẽ luôn là một tuyệt tác để chúng ta khâm phục và nhớ đến Ngô Tất Tố - nhà văn hiện thực xuất sắc.
Nhắc đến truyện ký Việt Nam trước cách mạng tháng Tám có lẽ không ai là không nhớ đến Ngô Tất Tố, một cây bút lỗi lạc của văn học hiện thực đương thời: "Tắt đèn" là tác phẩm tiêu biểu của ông viết về người nông dân và hiện thực xã hội Việt Nam trong những ngày sưu thuế ở nông thôn mà chương XVIII của tác phẩm với đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng.
Ngô Tất Tố sinh năm 1893, mất 1954, quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). Ông xuất thân là một nhà nho gốc nông dân, là một học giả với nhiều công trình triết học và văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với nhiều bài mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Sau cách mạng nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp, ông đã hy sinh trên đường công tác ở sau lưng địch. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị thuộc nhiều thể loại tiêu biểu như: Các tiểu thuyết: Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940)... ; các phóng sự: Tập án cái đình (1939); Việc làng (1940)...
Với những đóng góp lớn lao của bản thân cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, Ngô Tất Tố đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật đợt 1 năm 1996.
Thuyết minh về tác giả Ngô Tất Tố:
Nhắc đến truyện ký Việt Nam trước cách mạng tháng Tám có lẽ không ai là không nhớ đến Ngô Tất Tố, một cây bút lỗi lạc của văn học hiện thực đương thời: "Tắt đèn" là tác phẩm tiêu biểu của ông viết về người nông dân và hiện thực xã hội Việt Nam trong những ngày sưu thuế ở nông thôn mà chương XVIII của tác phẩm với đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng.
Ngô Tất Tố sinh năm 1893, mất 1954, quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). Ông xuất thân là một nhà nho gốc nông dân, là một học giả với nhiều công trình triết học và văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với nhiều bài mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Sau cách mạng nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp, ông đã hy sinh trên đường công tác ở sau lưng địch. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị thuộc nhiều thể loại tiêu biểu như: Các tiểu thuyết: Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940)... ; các phóng sự: Tập án cái đình (1939); Việc làng (1940)...
Với những đóng góp lớn lao của bản thân cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, Ngô Tất Tố đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật đợt 1 năm 1996.
Cũng qua vài trang ngắn ngủi mà đậm nét chân thực, sinh động của "Tức nước vỡ bờ", Ngô Tất Tố đã lên án gay gắt, căm ghét tột cùng cái xã hội thực dân phong kiến tàn ác, dã man kia để cho một kết thúc chị Dậu quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng; đồng thời tác giả cũng bày tỏ một sự cảm thông sâu sắc chân thành với số phận cùng quẫn, bi thưởng của người nông dần mà cụ thể là chị Dậu. Ôi! Cái gia đình đầm ấm yên vui của chị đã bị chính sách sưu thuế ác nghiệt kia làm cho tan nát. Số phận và tiền đồ của chị thật tối tăm như bầu trời đêm 30 không trăng sao vậy.
Thuyết minh về đoạn trích tức nước vỡ bờ:
Không chỉ lên án gay gắt xã hội thực dân phong kiến, cảm thông sâu sắc với người nông dân, Ngô Tất Tố còn đề cao những nhân phẩm cao quý của họ với những nét đẹp truyền thống tiềm tăng: phẩm chất thương yêu chồng con tha thiết của chị Dậu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ người chồng ốm yếu; phẩm chất thanh cao "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" không hám danh lợi tiền tài của chị và đặc biệt là sức sống tiềm tàng đã ấp ủ bấy lâu trong lòng người phụ nữ nông dân đã bùng cháy đúng lúc để cứu chồng thoát khỏi nanh vuốt của lũ hùm sói cai lệ và người nhà lý trưởng. Và cuối cùng qua "Tức nước vỡ bờ" Ngô Tất Tố đã quan tâm đến vấn đề hết sức bức thiết trong cuộc sống đương thời, đó là nhu cầu được sống những ngay bình yên, được hưởng hạnh phúc trong mái ấm gia đình bình dị của người nông dân. Đặc sắc nghệ thuật trong "Tức nước vờ bờ" của Ngô Tất Tố thực sự làm chúng ta khâm phục. Nhà văn đã xây dựng một nhân vật chị Dậu điển hình, là tượng trưng cho tất cả những người phụ nữ nông dân với những phẩm chất cao đẹp, đáng quý nhất của loài người chúng ta. Và đặc biệt nhà văn đã sử dụng những lời lẽ hết sức dân dã, đời thường mà sinh động, chân thực, làm chúng ta như đang sống giữa cuộc sống bất công đương thời để chứng kiến những điều ngang trái. Và chính sự kết hợp tài tình giữa 3 phương thức: tự sự, miêu tả và biểu cảm để làm nổi bật tình huống máu thuần cơ bản của tác phẩm giữa hai giai cấp đối kháng đã thực sự thể hiện tài năng tiểu thuyết xuất chúng của Ngô Tất Tố.
Ngô Tất Tố (1893-1954), quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh nay thuộc Đông Anh- hà Nội. ông xuất thân từ một nhà nho gốc nông dân. Từ nhỏ, ngô tất tố được hưởng nền giáo dục nho học, ông là một học giả với nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị. ông là một nhà báo, nhiều bài của ông mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu.Ông đã viết gần 1500 bài cho 27 tờ báo và tạp chí với 29 bút danh như: lộc hà, bắc hà, tân thôn dân…
Ông không những là một nhà báo mà còn là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. sau cách mạng, ông tận tụy trong công tác tuyên truyền,văn nghệ phục vụ kháng chiến chống pháp. Ngô Tất tố được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. các tác phẩm chính của ông: Tắt đèn (1939), lều chõng (1940), các phóng sự tập án cái đình (1939), việc làng (1940).
Đoạn trích “tức nước vỡ bờ” được trích trong tác phẩm Tắt đèn, in trong chương XVIII của tác phẩm. mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc anh Dậu khi anh vừa được trả về và đang “ốm rề ốm rệt”. tưởng đã chết đêm hôm qua giờ mới tỉnh, nếu mà bị chúng đánh trói lần nữa chác khó bảo toàn được tính mạng. chon nên đối với chị Dâu lúc này là làm Cách nào để bảo vệ chồng mình trước tình thế nguy ngập ấy.
Trong khi “chị Dậu vừ rón rén bưng bát cháo lên cho anh dậu”, đang hồi hộp chờ xem chồng
mình có ăn ngon miêng không thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào”. Ban đầu , chị dậu cố van xin tha thiết, nhưng tên cai lệ không nhe chị lấy nửa lời mà đáp lại chị bằng một cái bịnh vào ngực và cứ xông vào phía anh Dậu đánh thì chị Dậu đã liều mình cự lại. thoạt đầu chị cự lại bằng lí lẽ nhưng đén khi tên cai lệ tát chị một cái đánh bốp và cứ lao vào chồng chị đánh thì chị đã chuyển sang đấu lục với bọn chúng. Trong một khoảng thời gian ngắn chi đã quật ngã được hai tên tay sai.
Đoạn trích “tức nước vỡ bờ” là đoạn trích hay, tiêu biểu cho bút pháp tiểu thuyết của nhà văn Ngô Tất Tố, trước tiên là khắc họa thành công và rõ nét hai nhân vật là chị Dậu và tên cai lệ. đoạn trích có ngòi bút miêu tả sống động, linh hoạt cảnh chị dậu đánh nhau với hai tên tay sai. Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật rất đặc sắc, đó là lời ăn tiếng nói bình dị, sinh đọng của đời sống hằng ngày .
Ngô tất tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán tại việt nam với tác phẩm Tắt đèn đã dựng lên một bức tranh xã hội có giá trị hiện thự sâu sắc viết về nông thôn việt man đương thồi. đắc biệt,nhân vật chị Dậu là nhân vật điển hình của người phụ nữ nông thôn. Có thể nói đoạn trính ‘tức nước vở bờ’ là đoạng trích hay nhất trong tác phẩm.
Tức nước vỡ bờ là chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn. Nếu đặt vào mạch chung của cuốn tiểu thuyết thì đây là chương truyện có kịch tính rất cao. Mười bảy chương truyện trước đó đã thuật lại không biêt bao nhiêu là cảnh cùng cực, khốn đốn của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế.
Nhà đã nghèo "lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh", đến vụ thuế, anh Dậu lại ốm liệt giường. Cho nên, vì suất sưu của anh Dậu mà chị Dậu phải bán chó, bán con, phải chịu đựng những lời rủa sả cay độc của vợ chồng Nghị Quế và cũng từng phải "nếm" cả những "quả phật thủ'* của bọn lính tráng và người nhà lí trường. Cũng vì suất sưu ấy mà anh Dậu bị đánh, bị trói giữa lúc ốm đau. Chế độ thực dân, phong kiến chẳng những đánh thuế vào người sống, mà còn dựng cả người chết dậy mà đánh thuế. Cho nên, nộp xong suất sưu của anh Dậu, chị Dậu những tưởng đã trả được "món nợ nhà nước", nào ngờ, bọn hào lí cho biết chị còn phải nộp suất sưu của "chú Hợi" đã chết từ năm ngoái. Thế là chị Dậu bị đẩy tới chỗ cùng đường. Anh Dậu lại tiếp tục bị đánh, bị trói cho đến ngất xỉu đi như chết. Nửa đêm, người ta đem anh Dậu rũ rượi như một cái xác trả về cho chị Dậu. Nhờ có hàng xóm đổ đến giúp, chị Dậu đã cứu sống được chồng. Nhưng trời vừa sáng, cai iệ và người nhà lí trưởng "đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng", Tính mạng của anh Dậu bị đe dọa nghiêm trọng. Thế là "tức nước vỡ bờ", chị Dậu đã vùng lên chổng trả một cách quyết liệt. Đặt nhân vật vào tình huống đầy kịch tính ấy, chương truyện vừa phơi bày bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ sai của bọn thực dân, phong kiến, vừa làm nổi bật những phẩm chất, tính , cách tốt đẹp của người phụ nữ nông dân Việt Nam.
Bộ mặt thất thần, tàn ác của lũ tôi tở tay sai dưới chế độ thực dân, phong kiến được thể hiện qua hình ảnh cailệ và tên người nhà lí trưởng. Cai lệ là một thứ chức tước hẳn hoi. Trong tay hắn cũng có lính tráng để sai bảo. Nhưng làm "cai" thì chưa phải là quan. Đó chỉ là thứ chức tước hạng bét của nhà binh dưới chế độ cũ. Thực chất, cai lệ cũng là một loại đầy tớ, chân tay của quan phủ, quan huyện ngày xưa. Người nhà lí trưởng thì tuyệt nhiên không có chức quyền gì. Y đúng là đầy tớ của bọn thôn xóm. Thậm chí y có thể là một người nghèo. Có lần chị Dậu từng năn nỉ hắn: "Bạn nghèo với nhau, bác nói khéo với ông Lí cho tôi". Nhưng hắn "hăm hăm vác gậy" bỏ đi mà không quên mát mẻ: "Tôi không dám làm bạn với nhà chị." Cai lệ và người nhà lí trưởng tuy thân phận, địa vị khác nhau, thái độ của chúng cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng sự bất nhân, tàn ác thì không đứa nào chịu thua kém đứa nào. Chỉ cần một ít chi tiết nghệ thuật, chân dung của chúng đã được nhà văn khắc họa hết sức sắc sảo.
Giữa nhà chị Dậu, đúng hơn là những túp lều giống như nơi chứa phân tro, trong đó chỉ có một người đàn ông vừa thoát chết, đang "ốm rề rề", một người đàn bà nuôi con mọn với ba đứa trẻ, cai lệ và người nhà lí trưởng hiện lên hệt một bọn đầu trâu, mặt ngựa đằng đằng sát khí. Chúng hùng hùng, hổ hổ "sầm sập tiến vào" nhà chị Dậu. Tay chúng cầm toàn những thứ dụng cụ đánh người để uy hiếp những người yếu bóng vía, nào "roi song", "tay thước", nào "dây thừng". Vừa vào đến nhà, cai lệ lập tức ra oai. Hắn "gõ đầu roi xuống đất". Trước chị Dậu và anh Dậu hắn tỏ ra rất hách dịch. Hắn gọi anh Dậu là "thằng", chị Dậu là "mày", xưng với họ là "ông", là "cha mày". Cai lệ động mở mồm là "thét", "quát". Hắn quát chị Dậu: "Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?". Và khi "quát", khi "thét", cai lệ lúc thì "trợn hai mắt", lúc thì "giọng hầm hè". Người nhà lí trưởng không hách dịch như thế, nhưng hắn mát mẻ, xúc xiểm cai lệ để tên này càng ngạo ngược hơn: "Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền giám cho chị khất một giờ nào nữa". Anh Dậu đang ốm đau, lại bị trói cho đến ngất xỉu đi, vừa thoát chết, vậy mà cả cai lệ và người nhà lí trưởng chẳng hề có một chút động tâm. Vào nhà, nhìn thấy anh Dậu "run rầy cất bát cháo... mới kề vào đến miệng", cai lệ liền buông lời rủa sả: "ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?". Thấy anh Dậu vì sợ quá mà ''lăn đùng ra đó, không nói được câu gì", người nhà lí trưởng "cười một cách mỉa mại: Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy", cả hai tên bất nhân ấy không cần biết đến gia cảnh của chị Dậu. Chúng không để lọt tai bất kì một lời van xin nào cùa người đàn bà ấy. "Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu...! Hắn chỉ một mực thúc giục: "Nộp tiền sưu! Mau!". Rồi hắn đe dọa "Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi". Thái độ của hắn ngày càng hung hãn. Hắn sai người nhà lí trưởng trói anh Dậu. Thấy tên này "hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì" hắn "đùng đùng" "giật phắt cáí thừng”, "chạy sầm sập" đến chỗ anh Dậu...
"Sầm sập tiến vào", "sầm sập đến", "sấn đến", "nhảy vào"; "gõ đầu roi xuống đất", "thét", "quát", "mỉa mai", "hằm hè", "đùng đùng" "bịch luôn vào cái ngực chị Dậu mấy bịch", "tát cả vào mặt chị một cái đánh đốp", chân dung của cai lệ vả người nhà lí trường được khắc họa bằng những chi tiết điệu bộ, giọng nói và hành vi như vậy. Ngô Tất Tố không dùng bất kì một chi tiết nào để miêu tả suy nghĩ của chúng. Đó chính là sự sắc sảo, tinh tế của ngòi bút nhà văn. Bởi vì, lũ đầu trâu, mặt ngựa, xem việc đánh người như là việc tự nhiên, chẳng bao giờ thấy động lòng trắc ần, thì làm gì biết suỵ nqhĩ. Bỏ đi những chi tiết miêu tả nội tâm, Ngô Tất Tố vừa làm nổi bật bản chât bất nhân, thất đức, bản chất cầm thú của bọn đầy tớ, tay sai, vừa tạo ra kịch tính căng thẳng cho mạch truyện.
Trong tiểu thuyết Tắt đèn, chị Dậu được miêu tả như một người phụ nữ rất mực dịu dàng. Vì bị áp bức bóc lột, chị Dậu đành chịu đựng, nhẫn nhục, và trong nhiều trường hợp, chị là người có thể nhẫn nhục, chịu đựng. Nhưng chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối, chỉ biết than khóc. Thông minh, sắc sảo, đảm đang, tháo vát, chị Dậu còn tiềm tàng một khả năng phản kháng. Chả thế mà ngay giữa đình làng, trước mặt bọn hào lí, chị đã dám "tru tréo", kêu to lên sự bất nhân của chế độ sưu thuế thực dân, phong kiến: "Khốn nạn thân tôi! Trời ơi! Em tôi chết rồi còn phải đóng sưu, hở trời". Bị quăng từ đình làng về, rồi được cứu sống, anh Dậu chỉ còn biết khóc em, khóc cái Tí, khóc cho số phận của anh. Trái lại, chị Dậu tỏ thái độ bất cần.Chị bình tĩnh khuyên giải chồng: " Còn như mấy đồng tiền sưu, tuy nó nóng thật, nhưng nó chưa kịp thì khất. Thịt người tanh, chả ai ăn được.Thầy em cứ yên tâm nằm nghỉ, không phải lo lắng gì cả."
Cảnh ''tức nước vỡ bờ" miêu tả tinh tế diễn biến tâm lí cúa một tính cách nhất quan. Chị Dậu có thể nhẫn nhục, chịu đựng, nhưng khi bị đẩy tớị chân tường, thì cũng biết chống trả quyết liệt thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.
Trước thái độ hung hăng, những lời hách dịch cùa cai lệ, chị Dậu “run run". Chị sợ thì ít, má lo cho chồng thi nhiều. Chị gọi cai lệ "ông", tự xưng là cháu. Chị van xin, cầu khẩn bẳng giọng "cố tha thiết": "Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất...", "Khốn nạn! Nhả cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng thế thôi. Xin ông trông lại!". Đến khi thấy tính mạng cùa chồng bị đe dọa, thái độ của chị Dậu thay đổi hoàn toàn. Chị vẫn cố van xin, nhưng vội vàng đặt đứa con đang bế xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay cai lệ, không đe hắn đụng tới anh Dậu. Đang xưng hô "ông - cháu", chị Dậu chuyển qua "ông - tôi" với cai lệ. Người đàn bà uất ức đã liều mình đứng dậy tự đặt ngang hàng với cai lệ để cảnh báo hắn: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!". Thái của chị Dậu ngày càng quyết liệt. Người đàn bà dịu dàng bỗng trờ nên đáo để. Chị hạ cai lệ xuống thứ "mày" vả ngang nhiên thách thức: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Chị Dậu quật ngã bọn tay sai hung ác trong ngang hàng, bất khuất với sức mạnh kì lạ - Chị "túm lấy cổ" cai lệ "ấn dúi ra cửa." Cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn lảm nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu". Tên người nhả lí trưởng cũng bị chị Dậu "túm tóc lằng сho một cái, ngã nhào ra thềm". Giọng văn cùa Ngô Tất Tố trờ nên hả hê. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh chị Dậu trờ nên khỏe khoắn, quyết liệt bao nhiêu, thì hình ảnh bọn tay sai hung ác trờ nên nhỏ bé, hèn hạ, nực cười và hài hước bấy nhiêu. Thấy chị Dậu quá quyết liệt, anh Dậu vừa run vừa kêu: "U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, minh đánh người ta thì minh phải tù, phải tội". Nhưng "tức nước" thì tất yếu "vỡ bờ". Nghe anh Dậu can, chị Dậu càng phẫn uất: "Thà ngồi tù. Để cho chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...". Câu nói mộc mạc đầy phẫn uất ấy giống như lời tuyên ngôn hùng hồn cho quy luật: có áp bức, dứt khoát có đấu tranh.
Sức mạnh kì diệu của chị Dậu là sức mạnh lòng căm hờn, uất hận bị dồn nén đến mức không thể chịu đựng được nữa. Đó còn là sức mạnh của tình thương yêu chồng con vô bờ bến. Một người đàn bà lúc nào cũng chỉ nghĩ tới chồng, tới con, nhiều lần lấy thân của mình để che chở đòn roi cho chồng, vì chồng con, người đàn bà ấy sẵn sàng "thà ngồi tù".
Nguyễn Tuân gọi chân dung chị Dậu trong "Tắt đèn" là "bức chân dung lạc quan". Nguyễn Tuân quả quyết rằng ông đã gặp chị Dậu trong "một đám đông phá thóc của Nhật trong những ngày huyện kì Tổng khởi nghĩa". Dưới ngòi bút của Ngô Tât Tố đã khẳng định tài năng miêu tả nhân vật chị Dậu vừa hiện lên sống động giống như người có thật, vừa thể hiện quy luật tất yếu cùa đời sống hiện thực. Cho nên, chị Dậu trong tiểu thuyết "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố có khả năng bước ra khỏi trang văn để đến với cuộc đời và sống mãi trong đời sống tinh thần của chúng ta.
Ngô Tất Tố sinh năm 1894 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông là con thứ hai, nhưng là trưởng nam trong một gia đình có bảy anh chị em, ba trai, bốn gái. Lúc còn nhỏ Ngô Tất Tố được thụ hưởng một nền giáo dục Nho học. Từ năm 1898, Ngô Tất Tố được ông nội dạy vỡ lòng chữ Hán ở quê, sau đó ông theo học ở nhiều làng quê trong vùng. Năm 1912, Ngô Tất Tố học tư chữ Pháp một thời gian ngắn và bắt đầu tham dự các kỳ thi truyền thống lúc bấy giờ vẫn còn được triều đình nhà Nguyễn tổ chức. Ông đỗ kỳ sát hạch, nhưng thi hương bị hỏng ở kỳ đệ nhất. Đến năm 1915, ông đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh, nên được gọi là đầu xứ Tố, rồi thi hương lần thứ hai, khoa Ất Mão, cũng là khoa thi hương cuối cùng ở Bắc Kì. Ông qua được kỳ đệ nhất, nhưng bị hỏng ở kỳ đệ nhị.
Viết văn, làm báo
Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo. Ông viết cho tờ An Nam tạp chí. Nhưng vì thiếu tiền, tờ báo này phải tự đình bản, Ngô Tất Tố cùng với Tản Đà đã vào Sài Gòn. Mặc dù không thật sự thành công trong cuộc thử sức ở Nam Kì, nhưng tại đây, Ngô Tất Tố đã có cơ hội tiếp cận với tri thức và văn hóa thế giới ở vùng đất khi đó là thuộc địa chính thức của Pháp cũng như theo đuổi nghề báo để chuẩn bị sau này trở thành một nhà báo chuyên nghiệp. Trong thời kỳ này, ông viết với các bút danh Bắc Hà, Thiết Khẩu Nhi, Lộc Hà, Tân Thôn Dân...
Sau gần ba năm ở Sài Gòn, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội. Ông tiếp tục sinh sống bằng cách viết bài cho các báo: An Nam tạp chí, Thần chung, Phổ thông, Đông Dương, Hải Phòng tuần báo, Thực nghiệp, Con ong, Việt nữ, Tiểu thuyết thứ ba, Tương lai, Công dân, Đông Pháp thời báo, Thời vụ, Hà Nội tân văn... với 29 bút danh khác nhau như : Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ... Trong thời gian những năm 1936-1939, Ngô Tất Tố viết nhiều tác phẩm chỉ trích quan lại tham nhũng phong kiến. Hà Văn Đức, trong bài viết Ngô Tất Tố - Nhà văn tin cậy của nông dân (báo Nhân dân, ngày 10 tháng 6 năm 1997), cho biết năm 1935, Ngô Tất Tố từng bị chánh sở mật thám Hà Nội gọi lên "để mua chuộc", nhưng ông từ chối. Ngoài ra, nhiều lần Ngô Tất Tố bị cấm viết báo và bị trục xuất khỏi Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Năm 1939, chính quyền thuộc địa ra lệnh cấm tác phẩm Tắt đèn. Nhà Ngô Tất Tố ở Bắc Ninh bị nhà chức trách khám xét và ông bị bắt giam ở Hà Nội vài tháng.
Sau Cách mạng tháng Tám
Năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, Ngô Tất Tố tham gia vào ủy ban giải phóng ở xã Lộc Hà quê ông. Ngô Tất Tố là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng chưa rõ ông gia nhập đảng năm nào. Năm 1946, Ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến p. Thời gian này, Ngô Tất Tố đảm nhiệm cương vị Chi hội trưởng chi hội văn nghệ Việt Bắc, hoạt động ở Sở thông tin khu XII, tham gia viết các báo Cứu quốc khu XII, Thông tin khu XII, tạp chí Văn nghệ, báo Cứu quốc trung ương... Ngoài ra, ông còn viết văn. Ngô Tất Tố được bầu vào vị trí ủy viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam tại đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất (1948).
Ông qua đời ngày 20 tháng 4 năm 1954 tại Yên Thế, Bắc Giang. Không rõ Ngô Tất Tố có bao nhiêu người con, nhưng ông có bốn con trai đã trưởng thành là Ngô Mạnh Duẩn, Ngô Thúc Liêu (liệt sĩ), Ngô Hoành Trù (kĩ sư chế tạo máy), Ngô Hải Cao (liệt sĩ) và ba ngươi con gái là Ngô Thị Khiết, Ngô Thị Miễn và Ngô Thanh Lịch (đại biểu quốc hội). Chồng bà Lịch, tiến sĩ Cao Đắc Điểm là một nhà nghiên cứu khá tích cực về Ngô Tất Tố.
Văn nghiệp
Nhà văn
Nhà báo
Ngô Tất Tố không chỉ là nhà văn mà còn là một nhà báo nổi tiếng. Các tác giả nghiên cứu Di sản báo chí Ngô Tất Tố - ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp phát triển báo chí thủ đô do Hội nhà báo thành phố Hà Nội thực hiện năm 2004 với người đứng đầu là giáo sư, nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ cho biết họ tìm thấy 1.350 tác phẩm (gần 4.500 trang) đã đăng báo của Ngô Tất Tố với 26 bút danh khác nhau. Năm 2005, tại hội thảo Những phát hiện mới về thân thế và tư cách nhà văn hóa của Ngô Tất Tố, một thống kê khác được công bố cho biết trong 28 năm làm báo, Ngô Tất Tố đã viết gần 1.500 bài (mới tìm thấy 1.360 bài) cho 27 tờ báo và tạp chí với 29 bút danh.
Ngô Tất Tố viết nhiều thể loại báo chí, trong đó tiểu phẩm và phóng sự là hai thể loại đã giúp ông thành danh. Ông còn phụ trách nhiều chuyên mục của nhiều tờ báo hàng ngày và hàng tuần. Nhà văn, nhà báo kỳ cựu Vũ Bằng, trong Mười bốn gương mặt nhà văn đồng nghiệp (Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2004), từng khẳng định "Ngô Tất Tố là một huấn luyện viên của tôi trong nghề báo". Di sản báo chí của Ngô Tất Tố trở thành những tư liệu phong phú, chi tiết, phản ánh toán diện và trung thực xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Các tác giả trong đề tài nghiên cứu nói trên kết luận rằng tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố đạt được năm thành tựu cơ bản: thuyết phục, truyền cảm, điển hình hóa mà không hư cấu; nghệ thuật trào lộng, đả kích và phong cách đậm đà bản sắc dân tộc. Về thái độ làm báo, Ngô Tất Tố được đánh giá là một nhà báo có dũng khí, trung thực, thẳng thắn, nhạy bén và cập nhật tình hình.
Nhà nghiên cứu
Phong cách
Chủ nghĩa hiện thực về người nông dân
Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như Tắt đèn, Việc làng, Tập án cái đình.
Nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912-1939) từng khen ngợi Tắt đèn là "một tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tùng lai chưa từng thấy". Phong Lê, trên Tạp chí Sông Hương tháng 12 năm 2003, gọi những tác phẩm viết về nông thôn của Ngô Tất Tố là "một nhận thức toàn diện và sâu sắc, đầy trăn trở và xúc động về cảnh ngộ và số phận người nông dân Việt Nam" đạt đến "sự xúc động sâu xa và bền vững"
Ấn tượng bao trùm về Tắt đèn là một bức tranh đời sống sắc sảo, góc cạnh và chi tiết trên tất cả mọi chân dung và đối thoại, không trừ ai, trong số mấy chục nhân vật có tên hoặc không tên, xoay quanh một hình tượng trung tâm là chị Dậu. Nhịp điệu của Tắt đèn là một hơi văn mạnh mẽ và rắn rỏi từ đầu đến cuối.
Từ một góc nhìn khác, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, trong bài Ngô Tất Tố và một cách thích ứng trước thời cuộc trích từ cuốn Nhà v******* chiến và quá trình hiện đại hóa (Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2005), viết Tắt đèn là một thiên tiểu thuyết "rất xúc động" khiến người đọc có thể "nhiều phen ứa nước mắt".
Còn thiên phóng sự Việc làng được coi là một trong những tác phẩm báo chí toàn diện và chi tiết nhất về bộ mặt nông thôn Việt Nam trước năm 1945. Phong Lê, trong bài đã dẫn, cho rằng Việc làng phản ánh "tận chiều sâu những cội rễ của cả hai mặt phong tục và hủ tục, nó tồn tại dai dẳng đến thế, không chỉ đến thời Ngô Tất Tố viết Việc làng, mà cả cho đến hôm nay".
Nhà văn giao thời
Ngô Tất Tố là một nhà nho lão thành, thấm sâu nền văn hóa cũ, từng mang lều chõng đi thi, từng đỗ đạt. Trong hồi ký Bốn mươi năm nói láo, nhà văn Vũ Bằng (1913-1984), có thời gian cùng làm việc với Ngô Tất Tố, từng kể lại là ở ông có chất thầy đồ cổ lỗ đến như thế nào. Tuy nhiên, Ngô Tất Tố không hoàn toàn là một người lạc hậu, nhất là trong những tác phẩm của ông. Nhà phê bình Vương Trí Nhàn nhận xét: "Trong khi về mặt tính cách, người ta thấy Ngô Tất Tố gắn liền với lớp người trưởng thành từ đầu thế kỷ (thế kỷ 20) (những Phan Kế Bính, Nguyễn Trọng Thuật, Phạm Duy Tốn...) thì tác phẩm của ông lại thường được xếp cạnh tác phẩm Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng nghĩa là thuộc về một giai đoạn chín đẹp của thế kỷ này, những năm 30 huy hoàng".
Tính chất giao thời trong ngòi bút của Ngô Tất Tố thể hiện rõ nét trong tác phẩm Lều chõng. Tiểu thuyết này được đăng tải dần trên báo Thời vụ từ năm 1939 và sau đó được xuất bản thành sách năm 1941. Lều chõng ra đời trong bối cảnh đang dấy lên phong trào phục cổ, kêu gọi trở lại với nền văn hóa giáo dục cũ, những giá trị tinh thần và tôn ti trật tự của giáo lý Khổng Mạnh, những tập tục cũ ở nông thôn, trên quan trường và ở các gia đình phong kiến.
Lều chõng ghi lại một thiên phóng sự tiểu thuyết về chế độ giáo dục và khoa cử phong kiến trong những ngày cuối cùng, dưới triều Nguyễn, miêu tả tấn bi kịch của những nhà nho có tài trong xã hội phong kiến và được coi là lời chỉ trích sâu sắc những tồn tại của nền văn hóa cũ. Trong lời giới thiệu Lều chõng (nhà xuất bản Văn học, 2002), có đoạn: "Tác phẩm của Ngô tất Tố như một lời cải chính, hơn thế, một bản tố cáo chế độ khoa cử lỗi thời và thấp thoáng sau mỗi chương, mỗi hàng chữ là một nụ cười chế giễu, có khi là tiếng cười ra nước mắt".
Tuy nhiên, Lều chõng không chỉ mang ý nghĩa phê phán. Vương Trí Nhàn nhận xét: "Mặc dù sự khuôn phép trong thi cử được miêu tả trong Lều chõng như một cái gì cực kỳ vô lý, song trong cái khung tưởng rất chật hẹp đó, nhân vật Đào Vân Hạc... vẫn thanh thoát tự do trong cách sống", cho thấy "cái nhìn lưu luyến với quá khứ" của chính Ngô Tất Tố. Hơn thế, đó không phải chì là sự tiếc thương xoàng xĩnh, nó cho thấy "sự cắt đứt của Ngô Tất Tố, mà cũng là của nhiều người đương thời, với quá khứ, sự thích ứng với hoàn cảnh mới, nền văn hoá mới, là quyết liệt, song cũng là có tình có lý đến như thế nào".
Sự thích ứng của Ngô Tất Tố đã mang đến những kết quả rõ rệt trên con đường văn nghiệp của ông. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét về sự thay đổi ở Ngô Tất Tố: "ông vào số những nhà Hán học đã chịu ảnh hưởng văn học Âu Tây và được người ta kể vào hạng nhà nho có óc phê bình, có trí xét đoán có tư tưởng mới" (Nhà văn hiện đại). Tóm lại, qua những trang viết của mình, Ngô Tất Tố cho thấy ông là đại diện tiêu biểu cho những thay đổi của một lớp người trí thức trong giai đoạn giao thời, sự dung hòa tương thích giữa nền văn hóa mới và cũ.