Về nội dung: Ca dao phản ánh nếp sống, phong tục, tập quán truyền thống, phản ánh đời sống tình cảm nhân dân; phản ánh đời sống xã hội trong lịch sử / Vè phản ánh hiện thực ở từng địa phương nhất định, bộc lộ rõ thái độ của người dân (khen, chê) trước những sự việc, sự kiện đó (mang tính thời sự)
- Về hình thức: Ca dao vốn có thể làm lời hát cho những làn điệu dân ca do tính nhạc của nó đặc biệt cao. Ca dao chỉ sử dụng một số thể thơ nhất định như thể lục bát, thể song thất lục bát, thể bốn hoặc năm chữ (rất đắc dụng trong đồng dao). Ngoài ra ca dao cũng sử dụng hợp thể là thể thơ gồm từ bốn, năm chữ thường kết hợp với lục bát biến thể / Vè cũng chỉ sử dụng một số thể thơ nhất định nhnưg nghèo nàn hơn thơ: vè câu ba chữ, bốn chữ, năm chữ, lục bát, hát giặm, nói lối...
- Về tác giả: Ca dao được lưu truyền trong dân gian không xác định được tác giả, mặc nhiên nó là sản phẩm tinh túy của nền văn hóa dân gian / Vè: Cũng lưu truyền không biết tên tác giả, nhưng những người đặt vè, bẻ vè, nói vè phần nhiều thuộc tầng lớp lao động, ít học trong xã hội, nên vè có tính nghệ thuật không cao, chỉ đơn giản, dễ nh
- Về nội dung: Ca dao phản ánh nếp sống, phong tục, tập quán truyền thống, phản ánh đời sống tình cảm nhân dân; phản ánh đời sống xã hội trong lịch sử / Vè phản ánh hiện thực ở từng địa phương nhất định, bộc lộ rõ thái độ của người dân (khen, chê) trước những sự việc, sự kiện đó (mang tính thời sự)
- Về hình thức: Ca dao vốn có thể làm lời hát cho những làn điệu dân ca do tính nhạc của nó đặc biệt cao. Ca dao chỉ sử dụng một số thể thơ nhất định như thể lục bát, thể song thất lục bát, thể bốn hoặc năm chữ (rất đắc dụng trong đồng dao). Ngoài ra ca dao cũng sử dụng hợp thể là thể thơ gồm từ bốn, năm chữ thường kết hợp với lục bát biến thể / Vè cũng chỉ sử dụng một số thể thơ nhất định nhnưg nghèo nàn hơn thơ: vè câu ba chữ, bốn chữ, năm chữ, lục bát, hát giặm, nói lối...
- Về tác giả: Ca dao được lưu truyền trong dân gian không xác định được tác giả, mặc nhiên nó là sản phẩm tinh túy của nền văn hóa dân gian / Vè: Cũng lưu truyền không biết tên tác giả, nhưng những người đặt vè, bẻ vè, nói vè phần nhiều thuộc tầng lớp lao động, ít học trong xã hội, nên vè có tính nghệ thuật không cao, chỉ đơn giản, dễ nhớ.
So sánh phân tích chi tiết một cách khoa học thì khó, cần trình độ chuyên môn cao. Nhưng một cách đơn giản, hầu như người VN chúng ta đều có thể cảm nhận được, bởi vì từ những năm tuổi thơ, chúng ta đã được sống trong ca dao, đồng dao, hò vè... và lớn lên, gặp thơ tràn ngập - nhất là thơ mới, người ta chẳng cần theo một niêm luật nào cả, các nhà thơ sáng tác dễ hơn viết văn xuôi, trúc trắc chẳng nhớ được, ý tứ nhiều khi tầm thường nhạt nhẽo...
Để xem xét, phải hiểu thế nào là thơ?
Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức cấu trúc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe.
Thơ trên thế giới có rất sớm, ít nhất người ta được biết từ những năm đầu công nguyên.
Quan trọng nhất trong thơ là tính nhạc, tính hội họa, tính súc tích và khái quát hóa do tu từ.
Nội dung của thơ: cho đến ngày nay, thơ mới viết đủ thứ, đa dạng như cuộc sống vậy.
Về hình thức, ngoài sự tổ hợp câu chữ sao cho có vần điệu, không kể 1 số thể loại có hình thức niêm luật chặt chẽ, bài thơ nói chung được cấu trúc rất tự do, thậm chí có thể giống như văn xuôi, hoặc có khi mỗi câu thơ chỉ có 1 chữ...
Về tác giả: Bài thơ nào cũng có tác giả xác định. Họ có khả năng cảm xúc, tư duy và ngôn ngữ phong phú để diễn tả bằng thơ do bẩm sinh (thiên phú) và do sự học tập, rèn luyện mà có.
Tuy ca dao, vè là những hình thức riêng biệt của thơ, là thơ ca dân gian, nhưng riêng của Việt Nam (ở nước ngoài có thể cũng có thơ ca dân gian, nhưng về tên gọi, "ca dao" và "vè" chỉ VN mới có, và cũng có từ đã lâu như thơ của thế giới).
So sánh trên mấy tiêu chí cơ bản ở trên về thơ nói chung, có thể thấy ngay sự khác nhau:
- Về nội dung: Ca dao phản ánh nếp sống, phong tục, tập quán truyền thống, phản ánh đời sống tình cảm nhân dân; phản ánh đời sống xã hội trong lịch sử / Vè phản ánh hiện thực ở từng địa phương nhất định, bộc lộ rõ thái độ của người dân (khen, chê) trước những sự việc, sự kiện đó (mang tính thời sự)
- Về hình thức: Ca dao vốn có thể làm lời hát cho những làn điệu dân ca do tính nhạc của nó đặc biệt cao. Ca dao chỉ sử dụng một số thể thơ nhất định như thể lục bát, thể song thất lục bát, thể bốn hoặc năm chữ (rất đắc dụng trong đồng dao). Ngoài ra ca dao cũng sử dụng hợp thể là thể thơ gồm từ bốn, năm chữ thường kết hợp với lục bát biến thể / Vè cũng chỉ sử dụng một số thể thơ nhất định nhnưg nghèo nàn hơn thơ: vè câu ba chữ, bốn chữ, năm chữ, lục bát, hát giặm, nói lối...
- Về tác giả: Ca dao được lưu truyền trong dân gian không xác định được tác giả, mặc nhiên nó là sản phẩm tinh túy của nền văn hóa dân gian / Vè: Cũng lưu truyền không biết tên tác giả, nhưng những người đặt vè, bẻ vè, nói vè phần nhiều thuộc tầng lớp lao động, ít học trong xã hội, nên vè có tính nghệ thuật không cao, chỉ đơn giản, dễ nhớ.