Ôn tập lịch sử lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
tram duong

thiết kế 1 bảng tổng hợp những sự kiện tiêu biểu thể hiện phong trào kháng Pháp của nhân dân ta diễn ra quyết liệt từ năm 1873-1884

Thảo Phương
3 tháng 5 2020 lúc 19:44

1873 - 1884 : Pháp hai lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh chống giặc.

- Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc kì.

- Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội.

+ Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương (Tổng đốc thành Hà Nội) yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành.

+ Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.

- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và anh dũng hi sinh tại ô Quan Chưởng.

- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Nguyễn Tri Phương hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, con trai ông là Nguyễn Lâm cũng hi sinh.

- Quân triều đình nhanh chóng tan rã nhưng nhân dân tiếp tục chiến đấu quyết liệt, buộc Pháp phải rút về các tỉnh lị cố thủ.

- Trận đánh gây tiếng vang lớn là trận Cầu Giấy (21/12/1873), Gác-ni-ê tử trận.

- Pháp hoang mang tìm cách thương lượng với triều Huế kí Hiệp ước 1874 (Hiệp ước Giáp Tuất). Theo đó, quân Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kì nhưng triều Huế nhượng hẳn sáu tỉnh Nam kì cho Pháp, Pháp được tự do buôn bán và được đóng quân tại những vị trí then chốt ở Bắc kì.

- Hiệp ước 1874 gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân, phong trào đấu tranh phản đối Hiệp ước dâng cao trong cả nước.

- Năm 1882, Pháp vu cáo triều đình vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra Bắc.

- Ngày 3/4/1882, Đại tá Ri-vi-e đổ bộ lên Hà Nội gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, yêu cầu giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết hạn, quân Pháp đã nổ súng chiếm thành, sau đó chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.

- Quan quân triều đình và Tổng đốc Hoàng Diệu anh dũng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội. Khi thành mất, Hoàng Diệu tự vẫn. - Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu chống Pháp: + Các sĩ phu không tuân lệnh triều đình, tiếp tục tổ chức kháng chiến. + Quân dân ta tích cực chiến đấu, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần hai (19/5/1883), giết chết Ri-vi-e.

=> Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy.

- Lợi dụng cơ hội vua Tự Đức qua đời (17/7/1883), Pháp đánh thẳng vào Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng.

- Sáng 18/8/1883, Đô đốc Cuốc-bê chỉ huy chiếm các pháo đài ở cửa Thuận An. Đến tối 20/8/1883, toàn bộ cửa biển Thuận An lọt vào tay giặc.

-Nghe tin Pháp tấn công Thuận An, triều Huế xin đình chiến.

- Ngày 25/8/1883, triều đình Huế kí Hiệp ước Hácmăng

- Sau hiệp ước Hácmăng, triều đình ra lệnh giải tán các phong trào kháng chiến nhưng những hoạt động chống Pháp ở Bắc kì vẫn không chấm dứt.

- Ngày 6/6/1884, Pháp kí với triều Nguyễn hiệp ước Patơnốt, căn bản dựa trên Hiệp ước Hácmăng nhưng sửa chữa một số điều nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng.


Các câu hỏi tương tự
Hiếu Đỗ
Xem chi tiết
Minhduc
Xem chi tiết
Nhii Yoonaddict
Xem chi tiết
Lam Nèe
Xem chi tiết
【 V I O 】 《 G A C H A...
Xem chi tiết
Đặng Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hiếu
Xem chi tiết
Lê Phương Anh
Xem chi tiết
đoàn giang
Xem chi tiết