Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khoá. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ khoa học, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi "Làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?".
Mặt khác, những học sinh kém than phiền rằng lý do học nhận kết quả thi kém là do họ không có thời gian. Tuy nhiên, những học sinh này thường không tích cực tham gia
hoạt động ngoại khoá như những học sinh giỏi.
Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là học sinh giỏi, một học sinh kém, Tổng thống nước Mỹ hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như Tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lý cả một quốc gia trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không thể kiếm ra thời gian để học? Sự khác biệt là những người thành công trong cuộc sống đều biết quản lý thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống
(tôi tài giỏi bạn cũng thế, adam khoo)
a) Nội dung chính của văn bản là gì?
b) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản
c) vì sao tác giả cho rằng: Thời gian là thứ duy nhất không thể mua đuwowcj
Các bạn làm giúp mình nha, mình đang cần gấp lắm. Đề bài: Ở đời này không có con đường cùng,chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có đủ sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy. Anh chị hãy bình luận về ý kiến trên.
(1) Điều gì phải, thì cố làm cho kỳ được, dù là một việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.
(2) Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỉ luật. Phải bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế giới, vì ta là một bộ phận quan trọng của thế giới, mọi việc trong thế giới đều có quan hệ với nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thế giới…
(3) Thanh niên cần phải có tinh thần và gan dạ sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực.
(Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập, in trong Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia)
Câu 1: Đối tượng hướng đến của chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích trên là gì?
Câu 2: Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên và các phép liên kết mà tác giả sử dụng.
Câu 3: Người gửi gắm lời dạy nào thông qua đoạn trích trên?
Câu 4: Trong khoảng 5 – 7 dòng, trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về việc thế nào là nếp sống có đạo đức?
Em hiểu thế nào về câu văn: “Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó.”
''Cảnh ngày hè''-Nguyễn Trãi và ''Nhàn''-Nguyễn Bỉnh Khiêm đều viết về thứ thanh nhàn trong cuộc sống ẩn dật. Bằng những hiểu biết về thời đại và cuộc đời của hai nhà thơ,hãy phân tích để làm rõ quan điểm sống thể hiễn trong hai tác phẩm
Anh chị hãy kể 1 câu chuyện ứng xử trong cuộc sống mà bản thân cảm phục( theo ngôi thứ 3)
mn giúp mk vs mai mk phải nộp bài r (tự làm đừng copy mạng ạ em sợ cô giáo em k cho)
Đọc và trả lời câu hỏi
Đất nước ở trong tim
Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.
Với người láng giềng đang lúc lâm nguy
Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế
Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể
Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.
Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan
Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại
Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi
Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.
Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương
Mình mở cửa đón họ vào bến cảng
Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn
Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.
Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa
“Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.
Từ mái trường này em sẽ lớn lên
Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước
Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước
Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.
Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm
Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả
Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa
Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!
(Cô giáo Chu Ngọc Thanh)
1. Bài thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
2. Anh/chị hiểu gì về bệnh dịch Covid – 19 ?
3. Hình ảnh đất nước và con người Việt Nam hiện lên như thế nào trong bài thơ ?
4. Anh/ chị sẽ vẽ gì về hình ảnh Tổ quốc trong trái tim mình ?
“Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước
Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.”
Giúp mik ik mn!!!
Ở giữa cánh đồng của mẹ
trong chiếc nôi màu thiên thanh
Mơ mơ cánh đồng thơ ấu
không không không cả bóng người
không bước chân ngày ngây dại
cậu bé bây giờ về nơi?
Em đây, em cười, thôn nữ
chào ta như thể quen rồi
chốn này đâu là ta nữa
cánh đồng cậu bé ấy thôi!
Kia đôi mắt nhân tình gần khuất
kia chiếc cầu cong thảnh thơi
kia những hàng cây thân trắng
kia tòa nhà cổ im lời…
(Cánh đồng thơ ấu, Dương Kiều Minh
Theo Thơ Dương Kiều Minh – NXB Hội nhà văn, 2011)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Câu 2: Xác định 02 biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ từ câu Ở giữa cánh đồng của mẹ đến cậu bé bây giờ về nơi?
Câu 3: Nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 4: Từ cảm nhận về bài thơ, anh/chị hãy nêu nhận xét của mình về vai trò của kí ức tuổi thơ đối với nỗi con người.