Nỗi nhớ thương của người chinh phụ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Tâm trạng của người chinh phụ từ dòng 141 đến dòng 152 có gì khác so với đoạn trước đó? Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả tâm trạng trong đoạn này.

datcoder
23 giờ trước (9:16)

- Tâm trạng của người chinh phụ từ dòng 141 đến dòng 152 khác so với đoạn trước đó:

+ Trước đó: lòng buồn man mác, hi vọng trông ngóng người chồng trở về.

+ Từ dòng 141 đến dòng 152: vẫn mong ngóng một ngày nào đó chồng mình sẽ về nhưng chấp nhận việc người chồng có thể không trở về nữa.

- Nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả tâm trạng trong đoạn này:

+ Về thời gian: thời gian mang tính ước lệ tượng trưng thông qua các hình ảnh tiêu biểu của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông các tác giả đã gợi lên trong lòng người đọc sự chuyển động tuần hoàn của thời gian cùng với sự ngóng trông, chờ đợi được gặp lại người chinh phu của người chinh phụ như những lời đã hẹn với nhau.

+ Không gian: là không gian mang tính ước lệ, tượng trưng. Không gian này được nhìn qua lăng kính chủ quan của nhân vật, giúp cho nhân vật trữ tình bộc lộ được những nỗi niềm tâm trạng.

+ Điển tích chỉ vị trí mà người chinh phu hẹn đón người chinh phụ: núi Lũng Tây và cầu Hán Dương. Hai nơi cách xa nhau đến hàng ngàn dặm: Lũng Tây nham ở tỉnh Thiểm Tây, cầu Hàm Dương ở tỉnh Hồ Bắc. Nhà thơ đã mượn điển tích để tái hiện người chinh phụ đã sớm, chiều lên núi Lũng Tây hay xuống cầu Hàm Dương đón chàng chinh chiến trở về nhưng đều không gặp. Người chinh phu lại lỗi hẹn về nơi gặp. Lời hẹn của chàng từng gieo hy vọng cho nàng bao nhiêu thì nay đã tan thành hư ảo và trở thành vô vọng bấy nhiêu.

→ Với bút pháp tả cảnh ngụ tình, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ta thấy khối sầu của người chinh phụ dường như không còn là nỗi nhớ thương nữa mà đã tích tụ lại thành một khối oán hận. Hận cho kiếp chàng, hận cho phận thiếp. Và hơn thế nữa là hận những kẻ đã gây nên cảnh đôi lứa bị rơi tình trạng đôi ngả nước mây cách vời.