Bài 42 : Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)

Kurumi Tokisaki

Tại Sao Rừng A-Ma-Dôn lại được coi là lá phổi xanh của Trái Đất ?

Mặc Chinh Vũ
26 tháng 2 2019 lúc 19:30

- Rừng Amazon được gọi là "lá phổi" của Trái Đất vì có diện tích lớn tới 5,5 triệu km² - rừng lớn nhất trên bề mặt hành tinh này, có chức năng hấp thụ khí thải (CO2). Nếu chức năng này bị suy giảm, khí thải không được hấp thụ sẽ thoát lên và làm dày thêm tấm màn CO2 đang bao phủ Trái Đất làm Trái Đất nóng nhanh, huỷ hoại môi trường sống của con người.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngô Minh Trí
26 tháng 2 2019 lúc 20:36

Như ta biết, thông qua quá trình quang hợp, cây cối hấp thụ khí CO2 có trong không khí, giữ lại carbon (C) để nuôi cây và nhả ra ôxy (O2). CO2 là loại khí mà con người thải ra với số lượng lớn. Khi cây cối ít đi, khí CO2 sẽ tăng lên trong bầu khí quyển và tạo nên tấm màn CO2 bao phủ trái đất, ngăn chặn nhiệt độ thoát khỏi Trái Đất, gây nên “hiệu ứng nhà kính” sinh hiện tượng “ấm nóng toàn cầu”.
Rừng Amazôn được gọi là "lá phổi" của Trái Đất vì có diện tích lớn tới 5,5 triệu km² - rừng lớn nhất trên bề mặt hành tinh này, có chức năng hấp thụ khí thải (CO2). Nếu chức năng này bị suy giảm, khí thải không được hấp thụ sẽ thoát lên và làm dày thêm tấm màn CO2 đang bao phủ Trái Đất làm Trái Đất nóng nhanh, huỷ hoại môi trường sống của con người. Theo tính toán thì Rừng Amazon có khả năng hấp thu tới 90 tỷ tấn carbon (C) mỗi năm, một lượng đủ để tăng tốc độ nóng của bầu khí quyển Trái Đất lên 50%.

Về Rừng Amazon cần nhấn mạnh rằng đó là rừng nguyên sinh nhiệt đới lớn nhất thế giới và là nơi cư ngụ của 30% động vật và thực vật trên trái đất.
Lưu vực Amazon rộng 7 triệu km², trong đó rừng chiếm 5,5 triệu km², nằm trong 9 quốc gia: Brazil, Colombia, Peru, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Suriname và Guiana thuộc Pháp. Rừng Amazon chiếm hơn 50% diện tích rừng thế giới, giàu tài nguyên thực vật và các loài động vật quý hiếm, được xem là khu bảo tồn thiên nhiên của thế giới.
Rừng và sông Amazon còn là một bảo tàng thiên nhiên nhiệt đới kỳ vĩ lớn nhất thế giới. Có rất nhiều động - thực vật kỳ lạ đến kinh ngạc tại Amazon mà loài người vẫn chưa khám phá hết. Mọi sinh vật ở đây sống đều phụ thuộc vào nhau, sự sống diễn ra rất khắc nghiệt.
Trong rừng có trên bốn vạn giống cây thuộc loại cao to, trong đó có trên 12.000 giống cây thuộc loại đặc hữu, nấm dại ở rừng cũng rất nhiều. Nhiệt độ Amazon rất nóng và ẩm nên các loại hạt dưới mặt đất nảy mầm bất cứ khi nào ánh nắng chiếu được xuống mặt đất rừng. Nổi bật và quyến rũ nhất ở đây có lẽ là loài lan tím sống trên những thân cây đại mộc của rừng. Kinh ngạc hơn khi rừng Amazon là nơi sinh sống của khoảng 1/3 các loài động vật trên trái đất. Sống trên mặt đất thì có báo đốm châu Mỹ, heo vòi, chuột túi, kiến cắt lá…; còn sống trên những tán rừng xanh tươi rậm rạp là khỉ hú, khỉ nhện, trăn, vẹt, ếch độc sọc vàng...; nhưng độc đáo nhất có lẽ là sự sống dưới nước với loài cá sấu mõm nhọn, rùa, rắn…và cả loài cá Piranha…chỉ dài 20-40cm nhưng…ăn thịt người rất nguy hiểm…

Việc bảo vệ rừng nói chung và Rừng Amazon nói riêng đã và đang là một thông điệp của thời đại gửi tới con người.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Ngọc Vũ Bảo
Xem chi tiết
Trần Thanh Nguyên
Xem chi tiết
Phạm Thị Ngọc Khuê
Xem chi tiết
Ken Handsome
Xem chi tiết
Hà Lê
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Huy
Xem chi tiết
Đpan Dương
Xem chi tiết
Seo Soojin
Xem chi tiết
Yến Ni
Xem chi tiết