Sau khi lên ngôi, Lý Thái Tổ bàn việc dời đô. Do thấy Hoa Lư chật hẹp, đường sá đi lại không thuận tiện, không xứng là kinh đô của nước Việt Nam đang lớn lên nhanh chóng. Vua chọn đất Long Đổ vì đất này ở giữa vùng đồng bằng phì nhiêu, sản vật giàu có, đường bộ đường sông thông với cả nước, cho nên dân cư tụ hội đông đảo làm ăn. Ngoài ra, theo lời vua thì : Chọn đất này đóng đô để dễ dàng coi sóc cả nước, có thế mới làm cho non sông ta giàu có mãi mãi.
Năm 1010, Lý Thái Tổ ra chiếu dời đô về Long Đổ nhằm : Chọn đóng nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu đời sau.
Tục truyền khi thuyền vua đến nơi, may gấm bay đầy trời, có con rồng vàng hiện ra rồi bay lên không trung. Lý Thái Tổ bèn đặt tên cho đô mới là Thăng Long.
Tại sao Lí Công Uẩn lại chọn Đại La làm đất đóng đô?
Trả lời:
Thành Đại La được chọn làm đất đóng đô vì:
-Về vị trí địa lí:ở vào nơi trung tâm của trời đất.
-Về thế đất:thế rồng cuộn hổ ngồi,nhìn sông dựa núi
-Về địa hình:địa thế rộng mà bằng,đất đai cao mà thoáng.
-Về phong cảnh tự nhiên:muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.
=>Bằng những lời bình luận, đánh giá toàn diện về mọi mặt của Đại La, Lí Công Uẩn đã khẳng định rõ những ưu điểm thuận lợi của mảnh đất này để chọn làm kinh đô mới.