Không thể nói tổng quát đất ở vùng ôn đới tốt hơn đất ở vùng nhiệt đới được. Theo mình biết, ở vùng ôn đới có một loại đất tốt bậc nhất trên thế giới, đó là đất đen (thuộc vùng ôn đới lục địa nữa khô hạn). Vì sao loại đất này rất tốt? Bạn biết đấy, với loịa khí hậu ôn đới lục địa nữa khô hạn thì kiểu thảm thực vật thích hợp phát triển là thảo nguyên (hay những đồng cỏ khồng lồ_khi bạn xem phim thì biết). Ở đây, có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. Mùa mưa, cây cối phát triển xanh tốt, có những loại cỏ cao từ 1,5m đến 2m; rễ cắm sâu trong lòng đất từ 0,5m đến 1m. Người ta thường lấy về phơi khô và dự trữ thức ăn cho đàn gia súc trong mùa khô. Mùa khô, nước khan hiếm, cây cỏ trụi lá, chết hàng hoạt. Kết quả là rễ cây, lá cây lưu lại trong đất và bị phân hủy thành mùn có màu nâu đen. Đây chính là loại đất tốt như bạn nghe nói.
Độ phì của bất cứ loại đất nào đều chịu ảnh hưởng của 2 nhóm nhân tố chính là nhiệt, ẩm và sinh vật (diễn giải)
+ Nhiệt ẩm tác động đến sự hình thành đất thong qua các quá trình phong hóa lí hay hóa học, đồng thời nhiệt ẩm còn tá
động gián tiếp thông qua các yếu tố sinh vật.
+ Sinh vật tác động đến sự hình thành đất dưới 2 hình thức: Cung cấp vật chất hữu cơ và phân giải tổng hợp chất hữu cơ.
- Khu vực khí hậu ôn đới lục địa nửa khô hạn có điều kiện nhiệt ẩm đều rất thấp chính vì vậy quá trình phong hóa diễn ra
rất yếu, bên cạnh đó sinh vật chủ yếu của vùng này đặc trưng là các loại thực vật thân thảo. Xét về cơ bản thì đất ở đây
không có độ phì cao nhưng thực tế thì ngược lại mặc dù nhiệt ẩm thấp nhưng lại phân hóa đều trong năm nên cho dù quá
trình phong hóa diễn ra yếu nhưng hầu như quá trình rửa trôi không diễn ra nên ở đây độ phì được tích tụ qua nhiều năm (đất séc-nô-đi-om) nên đây là nơi có độ phì cao nhất thế giới.