Câu 1: Tại sao lại có tiếng sấm rền?
Câu 2:Các trọng tài bóng đá thường dùng loại còi bên trong có 1 viên bi nhỏ, khi thổi tiếng còi phát ra rất to. Hãy giải thích vì sao lại có thể tạo ra được âm thanh như thế?
1. Đặt hai tờ giấy mỏng sát vào nhau,ghé mồm thổi vào giữa hai tờ giấy,nghe thấy âm thanh phát ra. Hãy giải thích vì sao?
2. Để ý thấy khi rót nước từ ấm vào phích ta thường nghe thấy âm thanh phát ra. Hãy giải thích vì sao?
3. Hãy kể một vài trường hợp vật phát âm do dao động
4. “ Sáo trúc” có cấu tạo là một ống trúc, trên đó có khoét các lỗ tròn nhỏ. Thổi vào một lỗ trên sáo, để không khí đi ra ở một lỗ khác thì thấy có âm thanh, mỗi lỗ khác nhau thì cho âm thanh khác nhau. Hãy giải thích hiện tượng trên
5. Trong thế giới của các côn trùng, chúng thương phát ra một thứ âm thanh để trao đổi tín hiệu với nhau, tại sao chúng ta ko nghe thấy bằng tai thường mà phải dùng một dụng cụ khuếch đại âm thanh mới nghe thấy được?
6. Đàn bầu , hay còn gọi là đàn độc huyền, chỉ có một dây. Làm thế nào mà người nghệ sĩ vẫn tạo ra âm thanh trầm bổng khác nhau
1 người đứng ở A và một người đứng tại B cùng đồng thời đánh một tiếng trống. Âm thanh truyền tới vách núi C dội lại B. B nói rằng:"Ngoài tiếng trống mình gõ còn nghe thấy ba tiếng trống nữa cách nhau 1 giây, 5 giây và t giây kể từ lúc bắt đầu đánh trống". Người đó quên mất thứ tự thời gian trước sau của ba khoảng thời gian trên. Hãy xác định AB và BC biết rằng lúc đó trời yên gió và tốc độ âm thanh là 340m/s
Đặt nguồn phát âm (đồng hồ có chuông reo) vào trong một cái cốc và bịt kín miệng cốc bằng một miếng nilông, rồi nhúng chìm vào trong một bình nước (không chạm đáy bình). Lắng tai nghe âm phát ra và chọn kết luận đúng.
A. Nước trong bình càng nhiều âm phát ra càng cao.
B Âm đã truyền qua môi trường nước rồi đến tai.
C Nắp bình đậy càng kín âm phát ra càng thấp.
D Âm đã truyền qua không khí trong cốc, thành cốc, môi trường nước, thành bình, qua không khí, rồi đến tai.
Hãy làm một nhạc cụ ( đàn ống nghiệm ) theo chỉ dẫn dưới đây :
- Đổ nước vào bảy ống nghiệm giống nhau đến các mực nước khác nhau .
- Dùng thìa gõ nhẹ lần lượt từng ống nghiệm sẽ nghe thấy các âm trầm , bổng khác nhau .
a) Bộ phận nào dao động phát ra âm ?
b) Ống nào phát âm trầm nhất , ống nào phát âm bổng nhất ?
- Lần lượt thổi mạnh vào miệng các ống nghiệm cũng sẽ nghe được các âm trầm , bổng khác nhau .
c) Cái gì dao động phát ra âm ?
d) Ống nào phát ra âm trầm nhất , ống nào phát ra âm bổng nhất
1. Hãy cho biết âm do mặt trống phát ra khi ta gõ mạnh, gõ nhẹ vào mặt trống có gì khác nhau. Hãy giải thích tại sao có sự khác biệt đó.
2. Vì sao đứng ở nơi có nhật thực toàn phần ta lại không nhìn thấy Mặt trời và thấy trời tối lại?
@phynit : thầy và các bạn giúp e 2 câu hỏi này ạ ^^
1. Âm có thể truyền được trong môi trường nào? Cho ví dụ ?
2. Khi gãy đàn với các nốt nhạc khác nhau , người đánh đàn đã thay đổi đại lượng nào của âm? Khi âm truyền đi càng xa thì tính chất nào của âm bị thay đổi , thay đổi như thế nào?
Please!!
Câu 1:Còi là một dụng cụ không thể thiếu với giáo viên thể dục.Em hãy cho biết tại sao khi ta thổi thật mạnh thì còi kêu to,còn thổi nhẹ thì còi kêu nhỏ?Câu 2:Trong cuộc sống,theo em tại sao các mái tôn dùng để làm mái nhà lại thường được gắn thêm một lớp xốp?Giúp mình với ,mai là mình phải nộp rồi
Tuấn đang chơi ghita.
a. Bộ phận nào của đàn ghita dao động phát ra âm?
b. Bạn ấy đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách nào?
c. Dao động và biên độ dao động của sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi bạn ấy gẩy mạnh và gảy nhẹ?
d. Dao động của các sợi dây đàn ghita khác nhau như thế nào khi bạn ấy chơi nốt cao và nốt thấp?