Bài 16. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tạ Nguyễn Huyền Giang

Tại sao Bác Hồ lại chọn Pháp ,Trung Quốc ,Liên Xô làm nơi hoạt động ???

NHANH NHÉ !!!

THANKS !!!

Sách Giáo Khoa
13 tháng 1 2020 lúc 19:38

Bác Hồ chọn Trung Quốc làm nơi hoạt động vì có 3 lý do:

Thứ nhất, tháng 6/1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp vào năm 1920, năm 1923 đến Matxcova. Đây là khoảng thời gian Người đã nhận thức về Chủ nghĩa Mac.

Sau khi đến Liên Xô, Người đã tham dự Đại hội Nông dân Quốc tế và Đại hội đại biểu Quốc tế Cộng sản lần thứ 5. Đặc biệt là Đại hội đại biểu quốc tế cộng sản diễn ra vào tháng 6/1924, xác định hình thức mới đối với đường hướng và nhiệm vụ cách mạng của người cộng sản trên toàn thế giới. Điều này là sự cổ vũ hết sức lớn lao đối với Hồ Chí Minh, khiến Người nhận ra rằng chỉ có thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, triển khai cách mạng giai cấp vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mới có thể giải phóng nhân dân Việt Nam ra khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.

Người cho rằng, phải nhanh chóng tìm đến một địa điểm gần Tổ quốc Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi, sớm thực hiện mục tiêu về nước lãnh đạo phong trào cách mạng.

Lý do thứ hai, trước và sau năm 1924, hình thức cách mạng Trung Quốc có nhiều thay đổi lớn, phong trào cách mạng với Quảng Châu làm trung tâm thu được nhiều thắng lợi.

Tại Quảng Châu, Tôn Trung Sơn đã thành lập Chính phủ cách mạng, mời được đoàn cố vấn do Liên Xô và Quốc tế Cộng sản cử tới. Tháng 1/1924, Quốc dân Đảng tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn, đã xác định chính sách "liên Nga, liên Cộng, phù trợ công nông". Những người cộng sản Trung Quốc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quen biết như Chu Ân Lai, Lí Phú Xuân, Trương Thái Lôi cũng đều tập trung tại Quảng Châu, tạo ra cục diện Quốc - Cộng hợp tác cùng thúc đẩy cách mạng Trung Quốc.

Thời điểm này Quảng Châu được mệnh danh là "Matxcova phương Đông", thu hút rất nhiều những nhà cách mạng đến từ những quốc gia bị áp bức. Chủ tịch Hồ Chí Minh tin rằng, Người ở Quảng Châu lúc này, kết hợp tham gia thực tiễn cách mạng Trung Quốc với thực hiện mục tiêu vận động cách mạng Việt Nam, nhất định sẽ có hiệu quả và vì thế Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Quảng Châu vào thời điểm này.

Lý do thứ 3, Quảng Châu khi đó là nơi tập trung một số nhà hoạt động cách mạng đến từ Việt Nam. Họ là những người đến Trung Quốc theo lời kêu gọi của bậc tiền bối - nhà cách mạng dân chủ Phan Bội Châu, tham gia tổ chức "Quang Phục Hội" ở Quảng Châu. Nhưng do khuynh hướng bảo thủ của nhà cách mạng tiền bối khiến họ thất vọng, và thế là những người thanh niên Việt Nam này liền thành lập tổ chức "Tâm tâm xã".

Khách vãng lai đã xóa
Trần Mai Quyên
13 tháng 1 2020 lúc 20:04

Bác Hồ chọn Trung Quốc làm nơi hoạt động vì có 3 lý do:

Thứ nhất, tháng 6/1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp vào năm 1920, năm 1923 đến Matxcova. Đây là khoảng thời gian Người đã nhận thức về Chủ nghĩa Mac.

Sau khi đến Liên Xô, Người đã tham dự Đại hội Nông dân Quốc tế và Đại hội đại biểu Quốc tế Cộng sản lần thứ 5. Đặc biệt là Đại hội đại biểu quốc tế cộng sản diễn ra vào tháng 6/1924, xác định hình thức mới đối với đường hướng và nhiệm vụ cách mạng của người cộng sản trên toàn thế giới. Điều này là sự cổ vũ hết sức lớn lao đối với Hồ Chí Minh, khiến Người nhận ra rằng chỉ có thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, triển khai cách mạng giai cấp vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mới có thể giải phóng nhân dân Việt Nam ra khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.

Người cho rằng, phải nhanh chóng tìm đến một địa điểm gần Tổ quốc Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi, sớm thực hiện mục tiêu về nước lãnh đạo phong trào cách mạng.

Lý do thứ hai, trước và sau năm 1924, hình thức cách mạng Trung Quốc có nhiều thay đổi lớn, phong trào cách mạng với Quảng Châu làm trung tâm thu được nhiều thắng lợi.

Tại Quảng Châu, Tôn Trung Sơn đã thành lập Chính phủ cách mạng, mời được đoàn cố vấn do Liên Xô và Quốc tế Cộng sản cử tới. Tháng 1/1924, Quốc dân Đảng tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn, đã xác định chính sách "liên Nga, liên Cộng, phù trợ công nông". Những người cộng sản Trung Quốc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quen biết như Chu Ân Lai, Lí Phú Xuân, Trương Thái Lôi cũng đều tập trung tại Quảng Châu, tạo ra cục diện Quốc - Cộng hợp tác cùng thúc đẩy cách mạng Trung Quốc.

Thời điểm này Quảng Châu được mệnh danh là "Matxcova phương Đông", thu hút rất nhiều những nhà cách mạng đến từ những quốc gia bị áp bức. Chủ tịch Hồ Chí Minh tin rằng, Người ở Quảng Châu lúc này, kết hợp tham gia thực tiễn cách mạng Trung Quốc với thực hiện mục tiêu vận động cách mạng Việt Nam, nhất định sẽ có hiệu quả và vì thế Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Quảng Châu vào thời điểm này.

Lý do thứ 3, Quảng Châu khi đó là nơi tập trung một số nhà hoạt động cách mạng đến từ Việt Nam. Họ là những người đến Trung Quốc theo lời kêu gọi của bậc tiền bối - nhà cách mạng dân chủ Phan Bội Châu, tham gia tổ chức "Quang Phục Hội" ở Quảng Châu. Nhưng do khuynh hướng bảo thủ của nhà cách mạng tiền bối khiến họ thất vọng, và thế là những người thanh niên Việt Nam này liền thành lập tổ chức "Tâm tâm xã".

______________________Bạn học tốt !!!!!___________________________

Khách vãng lai đã xóa
Trần Mai Quyên
13 tháng 1 2020 lúc 20:20

Trung Quốc: Đối với Quốc tế Cộng sản, những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng Châu trong giai đoạn 1924 - 1927 đã làm phong phú hơn về mặt lý luận và thực tiễn của Quốc tế Cộng sản trong việc lãnh đạo cách mạng giai cấp vô sản toàn thế giới.Trong vai trò là thành viên của Quốc tế Cộng sản khu vực phương Đông và đại diện của Hội Nông dân quốc tế, một mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh tích cực tham gia hoạt động của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Quảng Châu, liên lạc, tổ chức kết nối các nhà hoạt động cách mạng từ các quốc gia bị áp bức tại Quảng Châu cùng đấu tranh, đưa vào thực tiễn tôn chỉ Quốc tế Cộng sản trong việc liên kết cùng đấu tranh giai cấp vô sản trên toàn thế giới.Mặt khác, ở Quảng Châu, Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể tìm hiểu được tình hình phong trào cách mạng Trung Quốc, tình hình hoạt động của Người và các đồng chí của Người ở Quảng Châu, tình hình của các nhà hoạt động cách mạng đến từ các quốc gia, các dân tộc bị áp bức, tình hình thực tế của bản thân cũng như cách phân tích, đánh giá để báo cáo với Quốc tế Cộng sản hoặc viết thành các bài viết đăng trên tạp chí "Thông tin quốc tế" của Quốc tế Cộng sản.

Pháp:Những bậc sinh thành lúc đó đã khuyến khích để Nguyễn Tất Thành học tiếng Pháp. “Muốn đánh kẻ thù phải học tiếng kẻ thù để hiểu kẻ thù”. Được tiếp thu tư tưởng mới của các cuộc cách mạng đương thời, Nguyễn Tất Thành quyết chí đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Anh đã lựa chọn con đường đi sang Pháp. Như sau này Bác Hồ đã nói: Chỉ có dân ta mới cứu được ta. Muốn đánh Pháp thì phải hiểu lực lượng gốc rễ của Pháp và phải học cách tổ chức của những dân tộc mạnh hơn Pháp.

Liên Xô:Tại đây Nguyễn Ái Quốc đã dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân (họp từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 10 năm 1923), ông được bầu vào Ban Chấp hành và Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Tại Đại hội lần thứ 5 Đệ Tam Quốc tế (họp từ ngày17 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7 năm 1924), ông được cử làm Ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam.Năm 1924, tại thành phố Moskva, Nguyễn Ái Quốc viết và nộp cho tổ chức Đệ Tam Quốc tế một bản Báo cáo về tình hình Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Nhận thấy phong trào đấu tranh giai cấp tại Việt Nam có sự khác biệt với phong trào đấu tranh giai cấp bên Tây phương đương thời, ông có nhận xét về các tầng lớp địa chủ, tăng lữ,... do bất đồng giữa Nguyễn Ái Quốc và một số đồng chí của ông về các lực lượng tham gia, cần tranh thủ trong hoạt động cách mạng, dẫn đến suy nghĩ cho rằng Nguyễn Ái Quốc ưu tiên giải phóng dân tộc hơn là đấu tranh giai cấp. Vào thời điểm đó, Quốc tế Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Stalin, đặt đấu tranh giải phóng dân tộc đi cùng với đấu tranh giai cấp nên trong giai đoạn này, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập lần lượt làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương còn Hồ Chí Minh chỉ đảm nhiệm công tác liên lạc giữa Quốc tế Cộng sản và các đảng cộng sản tại Đông Nam Á.

Khách vãng lai đã xóa
Tạ Nguyễn Huyền Giang
13 tháng 1 2020 lúc 20:08

Ngắn gọn thôi nhé !!!

Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Minh Hằng
14 tháng 1 2020 lúc 10:04

Bác Hồ chọ Pháp vì

- Pháp là nước trực tiếp cai trị nước ta.

- Pháp luôn nêu cao tư tưởng tự do-bình đẳng-bác ái nên Bác muốn biết ở nước Pháp, nhân dân Pháp được hưởng các quyền đó như thế nào.

- Pháp là nơi diễn ra cuộc cách mạng tư sản triệt để hơn so với các nước khác.

- Pháp có nhiều đảng phái hoạt động vì lợi ích của nhân dân lao động.

- Tư tưởng triết học, tư tưởng xã hội ở Pháp phát triển rất mạnh có tác động đến nhiều nhà yêu nước, trong đó có Bác.

* Lựa chọn Liên Xô:

- Liên Xô diễn ra cuộc cách mạng tháng Mười vang dội, ảnh hưởng đến rất nhiều nhà yêu nước, trong đó có Bác.

- Bác đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin, nên Bác muốn tìm và đi theo con đường cách mạng vô sản.

- Liên Xô (trước đây là Nga xô viết) đã chủ động rút ra khỏi Thế chiến I, kêu gọi các nước chấm dứt chiến tranh, một hành động nhận được rất nhiều tình cảm của nhiều nhà yêu nước trên thế giới.

- Liên Xô áp dụng mô hình nhà nước của dân, do dân, vì dân, để nhân dân làm chủ, một mô hình mà tất cả các nhà yêu nước, các nhà đấu tranh cho quyền lợi của nhân dân lao động đều muốn học theo.

- Liên Xô là nước đứng đầu trong Quốc tế 3, có nhiều hoạt động thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.

* Bác Hồ chọn Trung Quốc vì:

- Cách mạng bên Trung Quốc có nhiều biến đổi có lợi cho Việt Nam.

- Trung Quốc là nơi có nhiều nhà yêu nước Việt Nam hoạt động.

- Trung Quốc giáp Việt Nam, Bác có thể truyền tải tài liệu, lấy tin tức, truyền bá về nước một cách dễ dàng.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Thanh Mạnh Trần
Xem chi tiết
Võ Ngọc Minh Tú
Xem chi tiết
Võ Nhật Quyên
Xem chi tiết
Thái Thái Sơn 9/2
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Bảo Trân
Xem chi tiết
Trường Sơn
Xem chi tiết
Vi Vi
Xem chi tiết
Habara Abe
Xem chi tiết
Dũng Hoàng
Xem chi tiết