Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
𝓓𝓾𝔂 𝓐𝓷𝓱

Suy nghĩ về triết lí đi đường trong bài thơ Đi Đường của Hồ Chí Minh

Nguyễn Thành Trương
5 tháng 3 2019 lúc 20:02

Người ta hay nói “Thơ chính là người” vì vậy, thơ Bác cũng như con người của Bác. Thơ Bác luôn nhẹ nhàng, uyển chuyển trong câu từ và giàu chất triết lí trong nội dung suy tưởng. Đến với bài thơ “Đi đường” trích trong tập “Nhật kí trong tù”, ta nhận ra triết lí sâu sa mà Người muốn truyền đạt trong một tâm thế thoải mái, xuyên thấm vô cùng.

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
(Đi đường mới biết gian lao)

Cụm từ: “Tẩu lộ” ở câu thơ chữ Hán được lập lại hai lần như để nhấn mạnh hình ảnh về con đường cùng hành động đi đường. Câu thơ đầu tiên, Bác đã gợi ra một triết lí không thể chối cãi đó là “Đi đường mới biết gian lao”. Đúng là chỉ có người đi đường, trực tiếp đối mặt với những nguy hiểm, chướng ngại vật trập rung trên con đường ấy thì mới cảm nhận hết được nỗi gian lao đích thực. Không có khó khăn nào có thể cảm nhận gián tiếp mà chỉ có thể cảm nhận trực tiếp bằng cách kinh qua trải nghiệm. Chỉ khi là người đi đường, ta mới thấu nỗi gian lao, mới biết con đường hiểm trở. Cũng như cuộc đời, phải lăn lộn trong đó ta mới thấy nó nhiều sóng gió, không phải là bầu trời màu hồng như ngày thơ bé. Trên con đường ấy:

Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
(Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng)

Bác viết bài thơ này trong hoàn cảnh đang là người tù bị áp giải nên con đường mà Người đang phải vượt không phải chỉ là một con đường xấu, gồ ghề mà là đường đồi núi cao, hiểm trở trập trùng không chỉ gian nan mà còn là nguy hiểm cận kề. Từ “trùng” được điệp lại nhiều lần gợi cho ta cảm giác về những dãy núi cao trập trùng, núi cứ hiện ra hết dãy này đến dãy khác, con người thì cứ đi mãi, đi mãi mà cảm giác không sao đi hết được vì cứ vượt qua được dãy núi này thì lại xuất hiện một dãy núi khác cao hơn mà ta lại phải vượt qua. Hình ảnh về những dãy núi lần lượt được mở ra theo chiều rộng và chiều cao. Những điều đó gợi cho ta liên tưởng về núi không chỉ nhiều, trùng điệp khắp nơi mà còn cao mãi, dựng đứng lên đến tận cùng vô cùng khó để vượt qua. Và những dãy núi hiểm trở ấy chính là biểu thị cho những thử thách trên con đường đờ, con đường cách mạng mà con người bắt buộc phải vượt qua để đến đươc tới đích. Và khi đã vượt đến đích rồi thì:

Vạn lý dư đồ cố miện gian.
(Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non)

Hình ảnh của một người tù bị áp giải mà lúc này như bị nhòa mờ đi mà chỉ còn lại một du khách phiêu diêu đang đứng giữa đất trời, sảng khoái, tận hưởng khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp sau khi đã vượt qua tất cả những dãy núi cao hiểm trở kia. Khi con người ta đã vượt qua hết những dãy núi cao hiểm trở kia thì khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp sẽ đón chào chúng ta. Cũng như vậy, đó là triết lí trên con đường đời, con đường cách mạng, khi ta đã mạnh mẽ vượt qua hết nhưng khó khăn thử thách thì nhất định sẽ đạt được thành quả như mong đợi, khi ta đã trả bằng nỗ lực và niềm tin thì cuộc đời sẽ trả ta quả ngọt nhưng nếu chán nả mà bỏ cuộc trước khó khăn ta sẽ mãi không bao giờ đạt thành công. Đó chính là triết lí sâu sắc mà bài thơ đem lại.

Bài thơ là triết lí nhẹ nhàng mà sâu sắc về con đường đời mà chúng ta cần ghi nhớ, tuy con đường gian nan đến mấy thì “phía cuối đường hầm là ánh sáng”

Thời Sênh
5 tháng 3 2019 lúc 19:44

Trong những thi phẩm của Bác Hồ có nhiều bài viết về việc Đi đường tức việc giải lao diễn ra rất nhiều. Đặc biệt trong Nhật kí trong tù là tập thơ tiêu biểu Bác viết khi bị giam cầm tại Trung Quốc.

Trên con đường đó bằng những xúc cảm của thi nhân Bác, những bài thơ từ đó mà ra đời. Và tiêu biểu trong tập thơ ấy là bài Đi đường.Nguyên tác:

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựutrùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian.

Dịch rằng:
Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

Mở đầu bài thơ là một lời nói như kể của Bác- người tù nói rằng:

"Đi đường mới biết gian lao"

Đó là một nhận thức rất sâu sắc về việc đi đường, tưởng rằng việc đi đường dễ dàng nhưng với một từ " mới" , người đọc coa thể dễ dàng liên tưởng đến thực tiễn haonf cảnh của Bác, việc đi đường không dễ dàng đến vậy. Câu thơ tiếp theo trở thành luận cứ chứng minh cho việc đường đi vô cùng gian khó:
"Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

Con đường chuyển lao khó khăn trải dài mãi bởi các ngọn núi nối tiếp nhau trập trùng, không biết bao giờ mới kết thúc, có lẽ đường đi đó cũng là con đường cách mạng Bác đang bước đi, con đường sự nghiệp vì đất nước, vì dân tộc của người lãnh tụ kính yêu. Bác đã trải qua con đường cách mạng dài lâu, gần 30 năm bôn ba gian khó, hết nước này đến nước khác, lênh đênh trẻn đại dương hàng tháng liền, Bác vẫn dành thời gian nghiệm lại nhận thức của mình. Nhận thức về con đường ấy biến thành ý chí và động lực giúp nhà lãnh tụ vững bước trên con đường đầy chông gai.

Mờ đầu, hai câu là suy ngẫm triết lí về gian lao trên con đường thì hai câu sau chính là kết quả của quá trình trải qua gian lao đó:

Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

Núi cao lên đến tận cùng giống như thành quả và quy luật tự nhiẻn của tạo hóa. Đỉnh của con đường Bác đi chính là đỉnh cao của những khó khăn gian lao vất vả mà Bác đã phài vượg qua. Đó cũng là lúc cảm xúc của Bâc dâng cao khi người đã vượt lên tất cả khó khăn. Câu thơ như là một kết luận của triết lí sâu sa, và trước nhất vẫn là một cảm giác thắng lợi sảng khoái, cảm giác thực của người đi đường đã vượt mọi gian lao, cảm giác của kẻ chinh phục đứng lại nhìn cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp trải rộng dưới chân và trọn vẹn hút vào tầm mắt. Triết lí cao xa của bài thơ thực ẩn chứa trong hai câu cuối. Đó là một bài học, một quy luật: Muốn có tầm cao về nhận thức và trí tuệ, ta ắt hẳn phải vượt qua rất nhiều thử thách. Càng khó khăn nhiều, thử thách càng cao thì tâm hồn ta cũng theo đó được bồi đắp thêm những điều tốt đẹp. Hết thảy được nâng cao và mở rộng đến tận cùng.

Bài thơ đi đường là một bài thơ không chỉ miêu tả thiên nhiên mà còn là một bài thơ mang tính triết lí sâu sắc của Bác muốn nhắn gửi với bản thân và với những kẻ đang trên con đường tìm kiếm và mở rộng tâm hồn.

B.Thị Anh Thơ
5 tháng 3 2019 lúc 20:01

Người ta hay nói “Thơ chính là người” vì vậy, thơ Bác cũng như con người của Bác. Thơ Bác luôn nhẹ nhàng, uyển chuyển trong câu từ và giàu chất triết lí trong nội dung suy tưởng. Đến với bài thơ “Đi đường” trích trong tập “Nhật kí trong tù”, ta nhận ra triết lí sâu sa mà Người muốn truyền đạt trong một tâm thế thoải mái, xuyên thấm vô cùng.

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
(Đi đường mới biết gian lao)

Cụm từ: “Tẩu lộ” ở câu thơ chữ Hán được lập lại hai lần như để nhấn mạnh hình ảnh về con đường cùng hành động đi đường. Câu thơ đầu tiên, Bác đã gợi ra một triết lí không thể chối cãi đó là “Đi đường mới biết gian lao”. Đúng là chỉ có người đi đường, trực tiếp đối mặt với những nguy hiểm, chướng ngại vật trập rung trên con đường ấy thì mới cảm nhận hết được nỗi gian lao đích thực. Không có khó khăn nào có thể cảm nhận gián tiếp mà chỉ có thể cảm nhận trực tiếp bằng cách kinh qua trải nghiệm. Chỉ khi là người đi đường, ta mới thấu nỗi gian lao, mới biết con đường hiểm trở. Cũng như cuộc đời, phải lăn lộn trong đó ta mới thấy nó nhiều sóng gió, không phải là bầu trời màu hồng như ngày thơ bé. Trên con đường ấy:

Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
(Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng)

Bác viết bài thơ này trong hoàn cảnh đang là người tù bị áp giải nên con đường mà Người đang phải vượt không phải chỉ là một con đường xấu, gồ ghề mà là đường đồi núi cao, hiểm trở trập trùng không chỉ gian nan mà còn là nguy hiểm cận kề. Từ “trùng” được điệp lại nhiều lần gợi cho ta cảm giác về những dãy núi cao trập trùng, núi cứ hiện ra hết dãy này đến dãy khác, con người thì cứ đi mãi, đi mãi mà cảm giác không sao đi hết được vì cứ vượt qua được dãy núi này thì lại xuất hiện một dãy núi khác cao hơn mà ta lại phải vượt qua. Hình ảnh về những dãy núi lần lượt được mở ra theo chiều rộng và chiều cao. Những điều đó gợi cho ta liên tưởng về núi không chỉ nhiều, trùng điệp khắp nơi mà còn cao mãi, dựng đứng lên đến tận cùng vô cùng khó để vượt qua. Và những dãy núi hiểm trở ấy chính là biểu thị cho những thử thách trên con đường đờ, con đường cách mạng mà con người bắt buộc phải vượt qua để đến đươc tới đích. Và khi đã vượt đến đích rồi thì:

Vạn lý dư đồ cố miện gian.
(Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non)

Hình ảnh của một người tù bị áp giải mà lúc này như bị nhòa mờ đi mà chỉ còn lại một du khách phiêu diêu đang đứng giữa đất trời, sảng khoái, tận hưởng khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp sau khi đã vượt qua tất cả những dãy núi cao hiểm trở kia. Khi con người ta đã vượt qua hết những dãy núi cao hiểm trở kia thì khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp sẽ đón chào chúng ta. Cũng như vậy, đó là triết lí trên con đường đời, con đường cách mạng, khi ta đã mạnh mẽ vượt qua hết nhưng khó khăn thử thách thì nhất định sẽ đạt được thành quả như mong đợi, khi ta đã trả bằng nỗ lực và niềm tin thì cuộc đời sẽ trả ta quả ngọt nhưng nếu chán nả mà bỏ cuộc trước khó khăn ta sẽ mãi không bao giờ đạt thành công. Đó chính là triết lí sâu sắc mà bài thơ đem lại.

Bài thơ là triết lí nhẹ nhàng mà sâu sắc về con đường đời mà chúng ta cần ghi nhớ, tuy con đường gian nan đến mấy thì “phía cuối đường hầm là ánh sáng”


Các câu hỏi tương tự
박효진
Xem chi tiết
no name
Xem chi tiết
Nguyễn Hoài Thu
Xem chi tiết
Hà Linh
Xem chi tiết
KiEu TiEu ThU
Xem chi tiết
Đang Trương
Xem chi tiết
Như Phạm
Xem chi tiết
Tạ Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hằng
Xem chi tiết