Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bùi Sao Bạch Tuyết

Suy nghĩ về tâm trạng người tù - chiến sĩ đc thể hiện trong đoạn thơ :

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu.

(Khi con tu hú - Tố Hữu)

nguyen thi vang
2 tháng 6 2017 lúc 12:30

* Bài viết

Bài thơ Khi con tu hú cửa nhà thơ Tố hữu được viết vào năm 1939 khi tác giả đang bị bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ - Huế. Bài thơ được sáng tác vào lúc thời tiết đang vào mùa hè và thời gian đó là lúc cả nước ta đang sục sôi chiến đấu đi theo cách mạng.

Mở đầu bài thơ hiện lên hình ảnh con chim tu hú đang gọi bầý - báo hiệu một mùa hè sang. Đoạn đầu của bài thơ tác giả đã vẽ lên một bức tranh sinh động, tươi tắn về khung cảnh của mùa hè. Tác gia đã tưởng nhớ lại những hình ảnh quen thuộc đó và gợi lên trong lòng một cảm xúc nhớ thương những người đồng đội của mình. Ở đoạn thứ hai của bài thơ không còn là một bức tranh sinh động mà là tình cảm, cảm xúc của tác giả. Tác giả sử dụng một loạt những động từ mạnh như " đạp tan, ngột, chết" thể hiện sự căm giận, tức tối, rạo rực của tác giả. Từ tâm trạng đó, tavs giả đã viết lên khát vọng muốn phá tan xiềng xích, nhà tù để giải thoát mình và được cùng chiến đấu với các đồng đội ngoài chiến trường. Và đằng sau những khát khao đó chính là lòng yêu nuóc sâu nặng, nỗi nhớ thương bạn bè, người thân, tinh thần dũng cảm. Ở cuối bài thơ, hình ảnh con tu hú đang kêu lại xuất hiện nhưng không còn là hình ảnh báo hiệu một mùa hè đã đến mà như một lời thôi thúc tác giả cần phải đứng lên, thoát khỏi tù ngục để cùng mọi người đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Bài thơ Khi con tu hú được gọi là một cuộc vượt ngục về tinh thần, tuy thể xác vẫn ở trong tù nhưng tâm hồn đã thoát khỏi ngục tù đẻ ra ngoài cùng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

tick mk nh banok

Trần My
2 tháng 6 2017 lúc 13:50

- Tâm trạng của người tù khao khát cuộc sống mùa hè ở bên ngoài: Thể hiện qua bức tranh mùa hè. Tiếng chim tu hú đã mở ra cả một bức tranh mùa hè tươi đẹp trong tâm tưởng người tù cách mạng. Sáu câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên mùa hè (âm thanh: tiếng chim tu hú, tiếng ve, tiếng sáo diều,... những âm thanh đặc trưng cho mùa hè báo hiệu một sự sống tưng bừng, rộn rã; sản vật: lúa chiêm chín, trái cây ngọt, bắp vàng hạt,... sản vật đang ở thời kì sinh sôi nảy nở; không gian: trời xanh cao rộng, sân đầy nắng,...). Những hình ảnh tiêu biểu của mùa hè đã được khắc họa. Tiếng chim tu hú đã thức dậy, nở ra và bắt nhíp cho sự sống: mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, không gian bao la khoáng đạt,... trong cảm nhận người tù. Tất cả thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống, sự nhạy cảm với những biến động của đất trời trong tâm hồn người tù. Người tù ở đây khao khát cuộc sống mùa hè ở bên ngoài, muốn được hòa nhập với thế giới tự do ấy.

- Tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt, khao khát tự do của người tù: Bốn câu thơ cuối, tâm trạng người tù được thể hiện trực tiếp. Tác giả sử dụng những từ ngữ gây ấn tượng mạnh để miêu tả (đạp tan phòng, chết uất), nhiều từ ngữ cảm thán (ổi, thôi, làm sao). Nhịp điệu câu thơ ngắt bất thường: nhịp 6/2 (Mà chân muốn đạp tan phòng / hè ôi), nhịp 3/3 (Ngột làm sao / chết uất thôi). Người tù cảm thấy ngột ngạt đến cao độ muốn hành động: chân muốn đạp tan phòng. Tâm trạng ấy thể hiện sự khao khát đến tột cùng cuộc sống tự do, muốn thoát khỏi căn phòng giam tù ngục của người tù.

- Tâm trạng xuyên suôt cả bài thơ là sự khát khao tự do, tiếng tu hú chinh là tiếng gọi tha thiết của tự do đối với người tù trẻ tuổi. Tiếng tu hú kêu ở đầu bài thơ đã gợi ra cho người tù sự sống tưng bừng của mùa hè, khao khát hòa nhập với mùa hè và cuộc sống bên ngoài, đến kết thúc bài thơ tiếng chim ấy khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cảm thấy đau khổ, bực bội vì mất tự do.

- Thể thơ lục bát uyển chuyển, mềm mại, linh hoạt đã thành công trong việc thể hiện cảm xúc người chiến sĩ. Giọng điệu thơ liền mạch, tự nhiên, nhất quán khi tươi sáng, khi dằn vặt phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình...

pham thi hoai thanh
6 tháng 6 2017 lúc 20:47

- Tâm trạng của người tù khao khát cuộc sống mùa hè ở bên ngoài: Thể hiện qua bức tranh mùa hè. Tiếng chim tu hú đã mở ra cả một bức tranh mùa hè tươi đẹp trong tâm tưởng người tù cách mạng. Sáu câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên mùa hè (âm thanh: tiếng chim tu hú, tiếng ve, tiếng sáo diều,... những âm thanh đặc trưng cho mùa hè báo hiệu một sự sống tưng bừng, rộn rã; sản vật: lúa chiêm chín, trái cây ngọt, bắp vàng hạt,... sản vật đang ở thời kì sinh sôi nảy nở; không gian: trời xanh cao rộng, sân đầy nắng,...). Những hình ảnh tiêu biểu của mùa hè đã được khắc họa. Tiếng chim tu hú đã thức dậy, nở ra và bắt nhíp cho sự sống: mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, không gian bao la khoáng đạt,... trong cảm nhận người tù. Tất cả thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống, sự nhạy cảm với những biến động của đất trời trong tâm hồn người tù. Người tù ở đây khao khát cuộc sống mùa hè ở bên ngoài, muốn được hòa nhập với thế giới tự do ấy. - Tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt, khao khát tự do của người tù: Bốn câu thơ cuối, tâm trạng người tù được thể hiện trực tiếp. Tác giả sử dụng những từ ngữ gây ấn tượng mạnh để miêu tả (đạp tan phòng, chết uất), nhiều từ ngữ cảm thán (ổi, thôi, làm sao). Nhịp điệu câu thơ ngắt bất thường: nhịp 6/2 (Mà chân muốn đạp tan phòng / hè ôi), nhịp 3/3 (Ngột làm sao / chết uất thôi). Người tù cảm thấy ngột ngạt đến cao độ muốn hành động: chân muốn đạp tan phòng. Tâm trạng ấy thể hiện sự khao khát đến tột cùng cuộc sống tự do, muốn thoát khỏi căn phòng giam tù ngục của người tù. - Tâm trạng xuyên suôt cả bài thơ là sự khát khao tự do, tiếng tu hú chinh là tiếng gọi tha thiết của tự do đối với người tù trẻ tuổi. Tiếng tu hú kêu ở đầu bài thơ đã gợi ra cho người tù sự sống tưng bừng của mùa hè, khao khát hòa nhập với mùa hè và cuộc sống bên ngoài, đến kết thúc bài thơ tiếng chim ấy khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cảm thấy đau khổ, bực bội vì mất tự do. - Thể thơ lục bát uyển chuyển, mềm mại, linh hoạt đã thành công trong việc thể hiện cảm xúc người chiến sĩ. Giọng điệu thơ liền mạch, tự nhiên, nhất quán khi tươi sáng, khi dằn vặt phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Hoàng Hải My
5 tháng 6 2017 lúc 9:33

mk ghì cả nghệ thuật nhà tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ là kết cấu đầu cưới tương ứng nếu như tiếng chim tu hú mơ đầu bài thơ là mở ra trong tâm hồn người đọc một mùa hè sống động thì tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ da diết khắc khoải khiến người tù cách mạng muốn đạp tan phòng tù ngục để đến với tự do với thện nhiên.trong đoạn có sử dụng hàng loạt động từ mạnh 'ngột chết uất' và câu cảm thán khiến đoạn thơ như xoáy sâu vào tâm trạng của người đọc.tiếng chim tu hú càng da diets khắc khoải càng khiến người tù khao khát tự do mãnh liệt hơn nữa.


Các câu hỏi tương tự
vuongnhatbac
Xem chi tiết
Maki
Xem chi tiết
Hằng Nguyễn
Xem chi tiết
Tuấn Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Gia Minh
Xem chi tiết
Zintou Sano
Xem chi tiết
Phan Tru Trường
Xem chi tiết
Thảo Mun
Xem chi tiết
hoàng thị thảo vân
Xem chi tiết