Bài 47 : Châu Nam cực - châu lục lạnh nhất thế giới

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Hùng

Sự tăng nhiệt độ của trái đất có ảnh hưởng gì đến khí hậu của châu Nam Cực

Nguyen
19 tháng 4 2019 lúc 21:50

Làm khí hậu Nam Cực tăng ---> Băng tan, mực nước biển dâng

Sông băng mở rộng hơn và thu hẹp lại do sự thay đổi của tự nhiên lẫn sự tác động từ bên ngoài. Sự thay đổi về nhiệt độ, lượng tuyết rơi, lượng nước nằm giữa và dưới lớp băng có thể mang tính chất quyết định đến biến đổi của sông băng trong một khoảng thời gian đặc biệt. Do đó, một sông băng vốn hình thành từ nhiều sông băng nhỏ khác nhau phải tốn trung bình hàng thế kỉ hoặc thậm chí lâu hơn để tan ra bởi tác động của những biến đổi ngắn hạn của vùng. Chính vì vậy, lịch sử sông băng chứa đựng trong mình nó những thông tin có liên quan đến biến đổi khí hậu.

Việc thu thập tài liệu theo dõi và đánh giá sông băng trên thế giới đã được tiến hành từ những năm 1970, ban đầu chủ yếu dựa vào những bức ảnh trên không và bản đồ, nhưng ngày nay phụ thuộc vào các vệ tinh nhiều hơn. Việc đánh giá kết hợp này được thực hiện với hơn 100.000 sông băng bao phủ một diện tích khoảng 240.000 km2, và ước tính sơ bộ cho thấy lượng băng bao phủ còn lại là khoảng 445.000 km2. Tổ chức Giám sát Sông băng Thế giới (WGMS) thu thập dữ liệu hàng năm về mức độ lùi dần của sông băng và sự cân bằng lượng sông băng. Từ những dữ liệu này có thể nhận thấy sông băng trên toàn thế giới đã thu hẹp đáng kể, với sự lùi dần mạnh của những sông băng trong những năm 1940, có điều kiện ổn định hoặc phát triển trong những năm 1920 và 1970, và một lần nữa bắt đầu giảm từ giữa những năm 1980 đến nay.[23]

Những quá trình biến đổi khí hậu lớn nhất từ giữa sau thế Pliocen (khoảng 3 triệu năm trước) thuộc các chu kỳ băng hà và gian băng. Giai đoạn gian băng hiện nay (thế Holocen) đã kéo dài khoảng 11.700 năm.[24] Do băng lục địa và mực nước biển được định hình do thay đổi quỹ đạo, những phản ứng như tăng hoặc giảm các dải băng lục địa và thay đổi mực nước biển tạo nên khí hậu. Tuy nhiên, những thay đổi khác, bao gồm sự kiện Heinrich, sự kiện Dansgaard-Oeschger và Younger Dryas, là bằng chứng cho biết sự biến đổi băng cũng có thể ảnh hưởng đến khí hậu mà không liên quan gì đến ảnh hướng của quỹ đạo.

Sông băng để lại sau nó băng tích có chứa các chất giá trị - có thể truy ngược để xác định được tuổi, bao gồm chất hữu cơ, thạch anh, và Kali - đánh dấu những giai đoạn sông băng tiến triển và rút lui. Tương tự, bằng các kỹ thuật địa lý đặc biệt nghiên cứu tro núi lửa, người ta có thể xác định được sự giảm diện tích bao phủ của sông băng qua việc xác định thời gian lắng xuống của đất hoặc các lớp riêng biệt của tephra - một loại tro núi lửa phun ra từ một vụ nổ.


Các câu hỏi tương tự
Tiểu hạc
Xem chi tiết
Lynh
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
hà văn thế vỹ
Xem chi tiết
ONE PICE ĐẠT
Xem chi tiết
pampam
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Jinni Nguyễn
Xem chi tiết
Jinni Nguyễn
Xem chi tiết