Câu 27: Việc làm nào dưới đây thể hiện con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội?
A. Tiêm vac xin miễn phí toàn dân B. Đàn áp bóc lột người dân.
C. Tham nhũng lãng phí của công. D. Xả chất thải ra môi trường.
Câu 28: Nội dung nào dưới đây không phản ánh nội dung con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội?
A. Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo. B. Hỗ trợ vay vốn sản xuất.
C. Xúi giục, kích động bạo lực. D. Miễn giảm học phí cho học sinh.
1.Với sự phát triển của khoa học, robot sẽ làm được mọi thứ. Tu nhiên, robot sẽ không bao giờ có được những thứ quý giá nhất của con người? Theo em, đó là gì
2.Em hiểu thế nào là "Tiên học lễ hậu học văn"?Bản thân em đã học và thực hiện điều đó như thế nào ?
3.Mạng xã hội đang ngày càng phát triển, giúp con người kết nối được rộng hơn và nhiều hơn, tuy nhiên mạng xã hội lại đang dần chi phối cuộc sống của con người, khi tất cả những vui, buồn, hỉ nộ, ái ố đều được người dùng chia sẻ lên mạng xã hội. Có người trên mạng xã hội có rất nhiều bạn bè, nhưng ngoài cuộc sống lại vô cùng cô đơn
Chúng ta nên làm thế nào để không bị ''chi phối'', để mạng xã hội trở thành ''một người'' bạn giúp ích cho chúng ta?
4.Đặc thù của lứa tuổi teen là sự phát triển vượt trội về mặt tâm sinh lý và tính cách, thường thích thể hiện, làm theo ý muốn của mình, nhưng bố mẹ lại muốn con theo khuôn khổ giáo dục do mình đặt ra.Nếu điều đó xảy ra với mình, em sẽ xử sự như thế nào?
5.Mẹ cha cho em sức vóc, thầy cô cho em kiến thức, còn bạn bè cho em điều gì? Theo em cần có thái độ và cách cư xử với các bạn như thế nào cho đúng ?
6. Trong bài hát "Mẹ tôi", nhạc sĩ Trần Tiến có viết những câu thật tha thiết
Mẹ ơi thế giới mênh mông
Mênh mông không bằng nhà mình
Dù cho phú quý vinh quang
Vinh quang không bằng có mẹ
Trong cuộc sống của em, mẹ đóng vai trò như thế nào? Chúng ta phải đối xử với mẹ như thế nào để không bao giờ phải ân hận?
Câu 9: Khi tiến hành hoạt động nhận thức, kết quả của quá trình phản ánh sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người là giúp con người có những
A. quyền lực và danh vọng. B. hiểu biết về chúng.
C. niềm tin vào bản thân. D. thế giới vô hình.
Câu 10: Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là
A. thực tiễn. B. tinh thần. C. nhận thức. D. nghệ thuật.
Câu 11: Luôn vận động và đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức là thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn?
A. Cơ sở của nhận thức B. Mục đích của nhận thức
C. Động lực của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí
Câu 12: Chỉ có đem những tri thức mà con người thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tế mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Điều này thể hiện, thực tiễn là
A. động lực của nhận thức B. tiêu chuẩn của chân lí
C. mục đích của nhận thức D. cơ sở của nhận thức
Câu 13: Tri thức của con người có thể đúng đắn hoặc sai lầm, do đó cần phải đem những tri thức đó kiểm nghiệm qua
A. thói quen B. tình cảm C. hành vi D. thực tiễn
Câu 14: Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn, điều này thể hiện, thực tiễn là
A. động lực của nhận thức B. tiêu chuẩn của chân lí
C. mục đích của nhận thức D. cơ sở của nhận thức
Câu 15: Một xã hội phát triển vì con người phải là một xã hội mà ở đó con người được tạo điều kiện để
A. học tập B. lao động
C. phát triển toàn diện D. có cuộc sống đầy đủ
Câu 16: Con người là chủ thể của lịch sử cho nên sự phát triển của xã hội phải vì con người, điều này khẳng định con người là
A. chủ thể của sự phát triển xã hội. B. mục tiêu của sự phát triển xã hội.
C. động lực của sự phát triển xã hội. D. cơ sở của sự phát triển xã hội.
Câu 17: “Người trong cung điện thì suy nghĩ khác người trong túp lều”. Nhận định của Phoi-ơ-bắc thể hiện lập trường thế giới quan nào dưới đây?
A. Văn hóa. B. Duy tâm. C. Duy vật. D. Lịch sử.
Câu 18: Câu nào dưới đây nói về sự phát triển?
A. Có chí thì nên. B. Tre già măng mọc
C. Rút dây động rừng D. Nước chảy đá mòn.
Câu 19: Sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội có đối kháng giai cấp. Triết học gọi là
A. khuynh hướng phát triển tất yếu của xã hội.
B. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
C. mối liên hệ giữa các giai cấp trong xã hội.
D. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Câu 20: Quan niệm nào sau đây phản ánh đúng quy luật lượng đổi chất đổi trong Triết học?
A. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. B. Khôn ba năm, dại một giờ.
C. Môi hở răng lạnh. D. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Bằng kiến thức đã học em hãy giải thích câu nói của Mác Le-nin: "Con người là tổng hoá các mối quan hệ xã hội"
Câu 1:Anh/chị hiểu ntn về nhà nước vô sản là nhà nước nửa nhà nước? Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, càn phải làm thế nào để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN?
Câu 2: Dựa trên quan điểm của CNMLN về mối quan hệ giữa cách mạng xã hội và cải cách xã hội?Nêu ý nghĩa mối quan hệ trong thời đại hiện nay?
Câu 7: Vận động là thuộc tính vốn có của sự vật hiện tượng, là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng là
A. vận động đối lập với đứng im.
B. thông qua vận động, sự vật hiện tượng thể hiện đặc tính.
C. sự vật, hiện tượng nào cũng luôn luôn vận động.
D. hình thức vận động rất đa dạng.
Câu 8: Trong những câu dưới đây, câu nào không thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?
A. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
C. Chẳng chua cũng thể là chanh, chẳng ngọt cũng thể cam sành chín cây.
D. Có công mài sắt có ngày nên kim.
Câu 9: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng là
A. mặt đối lập của mâu thuẫn. B. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
C. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. D. giải quyết mâu thuẫn.
Câu 10: Hiện tượng thanh sắt bị han gỉ thuộc hình thức vận động
A. cơ học. B. hoá học. C. vật lý. D. sinh học.
Câu 11: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động
A. hoá học. B. vật lý. C. cơ học. D. xã hội.
Câu 12: Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật và hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới là
A. giải quyết mâu thuẫn.
B. mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh.
C. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
D. mặt đối lập của mâu thuẫn.
Câu 13: Thành ngữ nào dưới đây thuộc phương pháp luận siêu hình?
A. Sông có khúc, người có lúc. B. Rút dây động rừng.
C. Thấy cây nhưng không thấy rừng. D. Tre già măng mọc.
Câu 14: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thuộc phương pháp luận siêu hình?
A. Nước lã mà vã nên hồ, tay không mà nổi cơ đồ mới hay.
B. Nén bạc đâm toạc tờ giấy.
C. Số giàu tay trắng cũng giàu, số nghèo chín đụn mười trâu cũng nghèo.
D. Có bột mới gột nên hồ.
Câu 15: Trong các ý sau, ý nào thể hiện yếu tố biện chứng?
A. Giỏ nhà ai, quai nhà nấy.
B. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
C. Việc của ai, người ấy làm, chẳng có ai liên quan đến ai cả.
D. Đèn nhà ai, nhà ấy rạng.
Câu 16: Các Mác nói “Hạnh phúc là đấu tranh”. Câu nói ấy đã nêu được ý nghĩa tích cực của việc vận dụng một quan điểm Triết học duy vật biện chứng vào đời sống xã hội là
A. vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
B. mọi sự vật, hiện tượng thường xuyên vận động.
C. sự chuyển hóa giữa các chất tạo ra cái mới.
D. giải quyết mâu thuẫn tạo nên nguồn gốc phát triển.
Câu 17: Cây ra hoa kết trái thuộc hình thức vận động
A. vật lý. B. cơ học. C. hoá học. D. sinh học
Câu 18: Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái cô lập, tĩnh tại không liên hệ, không phát triển là
A. phương pháp thống kê. B. phương pháp luận biện chứng.
C. phương pháp luận logic. D. phương pháp luận siêu hình.
1. Sự biến đổi về lượng chỉ dẫn tới sự biến đổi về chất khi :
A. Lượng biến đổi trong giới hạn của độ
B. Lượng biến đổi đến điểm nút thì dừng lại
C. Xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng
D. Cả 3 phương án trên đều sai
2. C.Mác viết "Những thay đổi đơn thuần về lượng đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành sự khác biệt về chất". Trong câu này, Mác bàn về :
A. Nguồn gốc và vận động của sự phát triển của sự vật, hiện tượng
B. Cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
C. Xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng
D. Cả 3 phương án trên
3. V.I Lê-nin viết : "Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn." Ở câu này, Lê-nin bàn về:
A. Nội dung của sự phát triển
B. Điều kiện của sự phát triển
C. Cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
D. Khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
4. V.I Lê-nin viết: "Lịch sử phát triển đều đặn không va vấp, không đôi khi nhảy lùi những bước lớn là không biện chứng, không khoa học". Hiểu câu nói đó như thế nào là đúng ?
A. Sự phát triển diễn ra theo đường thẳng
B. Sự phát triển diễn ra theo đường vòng
C. Sự phát triển ra theo đường xoáy trôn lốc
D. Phát triển là quá trình phức tạp, quanh co, đôi khi cái lạc hậu lấn át cái tiến bộ
5. Nhận thức là quá trình:
A. Phản xạ tự nhiên vào sự vật, hiện tượng
B. Phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan
C. Là sự tiếp xúc với sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan
D. Là sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người
6. Nếu dùng các khái niệm " trung bình", " khá", "giỏi",... để chỉ chất của quá trình học tập của học sinh thì lượng của nó là gì ?( chọn phương án đúng nhất )
A. Điểm số kiểm tra hàng ngày
B. Điểm kiểm tra cuối các học kỳ
C. Điểm tổng kết cuối học kỳ
D. Khối lượng kiến thức, mức độ thuần thục về kĩ năng mà học sinh đã tích lũy, rèn luyện được
* Đây là những câu hỏi khó trong đề cương cô mình giao mà mình không giải được, các bạn ai biết chỉ mình với ạ. Mai thi học kì rồi :(
Vì sao phải kết hợp nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Vì sao bảo vệ an ninh quốc gia phải phối hợp chặt chẽ với giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Thanh hỏi Huy và Cường: “Theo các cậu thì loài người có thể biết được bản chất của thế giới này hay không ?” Huy lắc đầu: “Theo tớ thì loài người sẽ không bao giờ biết được bản chất thực sự của thế giới. Thế giới này do thần thánh tạo ra, do đó chỉ có thần thành mới biết rõ về nó” Cường quả quyết: “Theo tớ thì trong thế giới này không có cái gì là không thể biết mà chỉ có những cái con người chưa biết về chúng. Trong tương lai, cùng với sự phát triển của KH-KT, sự phát triển về năng lực và trình độ của mình, dần dần loại người sẽ biến những cái chưa biết thành cái sẽ biết” Em không đồng ý với ý kiến của ai? Tại sao?