Sinh học 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vũ Thị Quỳnh Liên
STT Tên loài Nguy cơ giảm số lượng Nguyên nhân Cách khắc phục
Có/ Không
1
2
3
4
5
6
7
8

Đề bài:

Điều tra các sinh vật ở địa phương

Nguyễn Đinh Huyền Mai
23 tháng 2 2017 lúc 20:04
TÊN LOÀI NGUY CƠ GIẢM SỐ LƯỢNG
Hổ
Sư Tử
Đại Bàng
Khủng Long
Mèo Không
Chó Không
Không
Khỉ

Mình đang bận lắm nến làm được mỗi thế thôi!!!

Xin Lỗi

Magic Kid
23 tháng 2 2017 lúc 20:13

Mk bổ sung nè:

nguyên nhân chung

- Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư. Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư có thể do các hoạt động của con người như sự chặt phá rừng (kể cả rừng ngập mặn), đốt rừng làm rẫy, chuyển đổi đất sử dụng, khai thác huỷ diệt thuỷ sản..., các yếu tố tự nhiên như động đất, cháy rừng tự nhiên, bão, lốc, dịch bệnh, sâu bệnh. - Sự khai thác quá mức. Do áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã thúc đẩy sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm ĐDSH. Đáng kể là tài nguyên thuỷ sản ven bờ bị suy kiệt nhanh chóng. Mặt khác, một số phương thức khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản như nổ mìn, hoá chất đang được sử dụng, đặc biệt các vùng ven biển. - Ô nhiễm môi trường. Một số HST ĐNN bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp, thậm chí chất thải đô thị. Trong đó đáng lưu ý là tình trạng ô nhiễm dầu đang diễn ra tại các vùng nước cửa sông ven bờ, nơi có hoạt động tầu thuyền lớn. - Ô nhiễm sinh học. Sự nhập các loài ngoại lai không kiểm soát được, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua ký sinh trùng, xói mòn nguồn gen bản địa và thay đổi nơi sinh cư với các loài bản địa. cách khắc phục

Nâng cao nhận thức. Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo từ cấp tỉnh đến các cấp chính quyền địa phương thông qua hội thảo bảo tồn và phát triển. Đối với người dân tổ chức các hội thảo chuyên đề về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và bảo tồn có sự tham gia của người dân cho từng nhóm đối tượng, để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, phổ biến pháp luật, giáo dục môi trường... Tổ chức các nhóm tuyên truyền do lực lượng thanh niên làm nòng cốt có sự tham gia của cộng đồng. Để làm được điều này cần thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như sách báo, áp phích, pa nô, phim ảnh... Xây dựng các điểm văn hóa, các tủ sách phổ biến kiến thức tại trung tâm cộng đồng thôn, bản, đặc biệt là ở nhà của trưởng bản, nhà văn hóa cộng đồng. Khuyến khích người dân xây dựng tủ sách kiến thức gia đình, mua sắm các phương tiện thông tin như đài, báo, ti vi.

Nâng cao đời sống cộng đồng. Quy hoạch vùng dân cư có sự tham gia của cộng đồng sẽ đảm bảo đất ở, đất sản xuất cho cộng đồng theo chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào thiểu số tại chỗ Tây Nguyên với diện tích đất ở 400m2, rẫy là 1.000m2, ruộng một vụ là 500m2 ruộng 2 vụ 300m2. Thực tế từ ngàn đời nay cộng đồng phải sống dựa vào rừng. Do vậy không thể cấm triệt để người dân vào rừng thu hái lâm sản phụ theo phong tục tập quán. Ngoài việc quy hoạch đất đai cần cho phép họ sử dụng nguồn tài nguyên theo một số nguyên tắc nhất định do Vườn quốc gia Yok Đôn và cộng đồng thỏa thuận trên cơ sở quy định của pháp luật. Hạn chế việc khai thác quá mức làm suy giảm nguồn tài nguyên, tạo các sản phẩm thay thế tương ứng. Thu hút cộng đồng đặc biệt lớp trẻ có trình độ tham gia công tác bảo vệ rừng. Chuyển giao khoa học kỹ thuật, giống, vật nuôi, cây trồng có năng suất cao cho cộng đồng trong sản xuất, chăn nuôi. Xây dựng mô hình trang trại rừng, thúc đẩy phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong buôn, thôn cộng đồng dân cư vùng đệm 7 xã, 3 huyện, 2 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông thông qua việc thành lập các nhóm hộ gia đình thực hiện các chương trình khuyến nông, khuyến lâm trên địa bàn.

Tăng cường phổ biến thể chế pháp luật cho cộng đồng. Cùng với các cấp, các ngành chức năng đề xuất thay đổi một số chính sách phù hợp với lòng dân. Có những chính sách hỗ trợ đối với người dân thông qua kế hoạch hoạt động trên nguyên tắc có sự quản lý, giám sát thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật (hệ thống mở). Đề xuất xây dựng, hoàn thiện khung thể chế, tăng cường năng lực quản lý, bảo tồn cho các đơn vị, ngành liên quan. Đặc biệt chú trọng xây dựng quy chế phối kết hợp trong công tác bảo vệ rừng với buôn, làng, chính quyền địa phương (ban lâm nghiệp xã) và các đơn vị trên địa bàn tham gia công tác bảo tồn. Tiến hành xây dựng hương ước quản lý bảo vệ rừng cho cộng đồng nhằm chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Thi hành luật pháp một cách nghiêm túc triệt để trong công tác bảo tồn.

Kiểm soát nhu cầu thị trường. Tăng cường lực lượng kiểm lâm cả số lượng và chất lượng cũng như trang thiết bị, phương tiện cho công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng một cách hiệu quả các vùng, mùa trọng điểm tác động. Xây dựng các tổ, đội tuần rừng theo buôn, xã theo các chương trình trồng rừng. Xây dựng đội cơ động với nhiều thành phần cùng tham gia của các ban, ngành chức năng trong công tác bảo vệ rừng. Căn cứ vào hiện trạng nguồn tài nguyên hiện có của địa phương, hạn chế khai thác đối với các nguồn đang trong giai đoạn phục hồi, nghiêm cấm khai thác các nguồn đã bị cạn kiệt, song song với việc khai thác, tiến hành thuần hóa và áp dụng khoa học, công nghệ để nhân giống, phát triển nguồn tài nguyên ở bên ngoài rừng (bằng các mô hình kinh tế vườn rừng, trang trại, bảo tồn chuyển vị...), đó là biện pháp hữu ích của sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên. Dựa vào nhu cầu thị trường để tiến hành sản xuất, xây dựng một số mô hình sản phẩm thay thế nhằm hạn chế sử dụng tài nguyên từ rừng tự nhiên (gỗ, lâm sản ngoài gỗ, chất đốt...).

sorry bạn mk đang bận


Các câu hỏi tương tự
Trần Lưu Gia Ngân
Xem chi tiết
Phạm Thu Huyền
Xem chi tiết
Tran My Quyen
Xem chi tiết
Phạm Thu Huyền
Xem chi tiết
nguyen thi huong giang
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Lộc
Xem chi tiết
Ngô Anh Dũng
Xem chi tiết
Yeyeyeye...... Neul đâu...
Xem chi tiết
Lịnh
Xem chi tiết